Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/544
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | TS. Phan Đình Phong | - |
dc.contributor.author | TRỊNH THỊ HUYỀN TRANG | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:58:07Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:58:07Z | - |
dc.date.issued | 2018-09-19 | - |
dc.identifier.citation | Hiện nay suy tim vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chủ yếu, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, cùng với đó là sự gia tăng gánh nặng về chi phí điều trị [1]. Tại Châu Âu, tần suất suy tim có triệu chứng ước tính khoảng 0,4 – 2,0% [2]. Tại châu Á, theo ước tính của Nhật Bản, số bệnh nhân suy tim sẽ tăng 90.000 trong mỗi 5 năm và đạt 1,3 triệu vào năm 2030 [3]. Suy tim là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi các triệu chứng (khó thở, sưng mắt cá chân, mệt mỏi), có thể đi kèm với các dấu hiệu (tĩnh mạch cổ nổi, rale ẩm ở phổi, phù ngoại vi) gây ra bởi những bất thường về cấu trúc và chức năng của tim, kết quả làm giảm thể tích tống máu và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ hoặc khi gắng sức [4] . Suy tim là hậu quả của các bệnh tim mạch bệnh lý thường gặp như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh khác có ảnh hưởng đến tim [5]. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây suy tim hàng đầu là bệnh tim thiếu máu cục bộ. Suy tim cấp là tình trạng khởi phát nhanh chóng, trầm trọng của các triệu chứng và các dấu hiệu của suy tim. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng thường dẫn đến nhập viện, đòi hỏi phải được đánh giá và điều trị cấp cứu [4]. Ở các nước phương Tây, suy tim cấp còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở những người cao tuổi. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1 triệu trường hợp suy tim cấp mỗi năm và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở những người trên 65 tuổi [6]. Suy tim cấp có thể khởi phát lần đầu tiên, thường gặp hơn xảy ra trên nền suy tim mạn từ trước. Suy tim cấp thường liên quan đến các yếu tố thúc đẩy (YTTĐ), bao gồm: hội chứng động mạch vành cấp, tăng huyết áp không được kiểm soát, nhiễm trùng hoặc kém tuân thủ với chế độ điều trị cũng như chế độ ăn uống…Việc xác định được các YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho lựa chọn tiếp cận điều trị điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, ngăn ngừa YTTĐ cũng có vai trò trong công tác quản lý bệnh nhân suy tim ngoại trú để giảm thiểu tỷ lệ nhập viện và tử vong. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề YTTĐ các đợt suy tim mất bù cấp, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ” với các mục tiêu: 1. Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn (cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30 ngày, tái nhập viện trong vòng 30 ngày). | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/544 | - |
dc.description.abstract | Hiện nay suy tim vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chủ yếu, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, cùng với đó là sự gia tăng gánh nặng về chi phí điều trị [1]. Tại Châu Âu, tần suất suy tim có triệu chứng ước tính khoảng 0,4 – 2,0% [2]. Tại châu Á, theo ước tính của Nhật Bản, số bệnh nhân suy tim sẽ tăng 90.000 trong mỗi 5 năm và đạt 1,3 triệu vào năm 2030 [3]. Suy tim là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi các triệu chứng (khó thở, sưng mắt cá chân, mệt mỏi), có thể đi kèm với các dấu hiệu (tĩnh mạch cổ nổi, rale ẩm ở phổi, phù ngoại vi) gây ra bởi những bất thường về cấu trúc và chức năng của tim, kết quả làm giảm thể tích tống máu và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ hoặc khi gắng sức [4] . Suy tim là hậu quả của các bệnh tim mạch bệnh lý thường gặp như các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh khác có ảnh hưởng đến tim [5]. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây suy tim hàng đầu là bệnh tim thiếu máu cục bộ. Suy tim cấp là tình trạng khởi phát nhanh chóng, trầm trọng của các triệu chứng và các dấu hiệu của suy tim. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng thường dẫn đến nhập viện, đòi hỏi phải được đánh giá và điều trị cấp cứu [4]. Ở các nước phương Tây, suy tim cấp còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện ở những người cao tuổi. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1 triệu trường hợp suy tim cấp mỗi năm và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở những người trên 65 tuổi [6]. Suy tim cấp có thể khởi phát lần đầu tiên, thường gặp hơn xảy ra trên nền suy tim mạn từ trước. Suy tim cấp thường liên quan đến các yếu tố thúc đẩy (YTTĐ), bao gồm: hội chứng động mạch vành cấp, tăng huyết áp không được kiểm soát, nhiễm trùng hoặc kém tuân thủ với chế độ điều trị cũng như chế độ ăn uống…Việc xác định được các YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho lựa chọn tiếp cận điều trị điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, ngăn ngừa YTTĐ cũng có vai trò trong công tác quản lý bệnh nhân suy tim ngoại trú để giảm thiểu tỷ lệ nhập viện và tử vong. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề YTTĐ các đợt suy tim mất bù cấp, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ” với các mục tiêu: 1. Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và biến cố ngắn hạn (cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30 ngày, tái nhập viện trong vòng 30 ngày). | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về suy tim 3 1.1.1. Định nghĩa về suy tim 3 1.1.2. Dịch tễ suy tim 3 1.1.3. Nguyên nhân 4 1.1.4. Phân loại suy tim 5 1.1.5. Sinh lý bệnh suy tim 6 1.1.6. Phân độ suy tim 9 1.1.7. Triệu chứng lâm sàng suy tim 10 1.1.8. Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán suy tim 11 1.1.9. Chẩn đoán suy tim 12 1.2. Đại cương suy tim cấp 13 1.2.1. Định nghĩa 13 1.2.2. Phân loại 13 1.2.3. Lâm sàng 14 1.3. Tổng quan về suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ 16 1.4. Tổng quan các YTTĐ đợt cấp suy tim 17 1.4.1. Hội chứng động mạch vành cấp 17 1.4.2. Tăng huyết áp quá mức 18 1.4.3. Rối loạn nhịp tim 18 1.4.4. Nhiễm trùng 19 1.4.5. Đợt cấp suy thận 20 1.4.6. Không tuân thủ với chế độ thuốc 20 1.4.7. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 21 1.4.8. Thuốc NSAIDs, cortcoid, hóa trị các thuốc độc cho tim 22 1.4.9. Tai biến mạch máu não 22 1.4.10. Nguyên nhân cơ học cấp 23 1.5. Một số nghiên cứu về các YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim mạn 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Mẫu nghiên cứu 25 2.2.3. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu 25 2.2.4. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu 29 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 29 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 30 2.4. Đạo đức nghiên cứu 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32 3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, ngày nằm viện 32 3.1.2. Tiền sử bệnh lý 33 3.2. Đặc điểm lâm sàng 35 3.2.1.Triệu chứng cơ năng, thực thể khi nhập viện 35 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng nhập viện 36 3.3. Một số YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim TMCB 42 3.4. Mối liên quan giữa các YTTĐ đợt cấp với tỷ lệ tử vong trong viện và 30 ngày sau xuất viện 51 3.4.1. Tỷ lệ tử vong ở các nhóm YTTĐ đợt cấp suy tim 51 3.4.2. Tỷ lệ tái nhập viện ở các nhóm YTTĐ 51 3.4.3. Mối liên quan giữa các YTTĐ đợt cấp suy tim và tỷ lệ tử vong ngắn hạn 52 3.4.4. Mối liên quan giữa các YTTĐ đợt cấp suy tim với tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của NĐTNC 63 4.1.1. Đặc điểm nhân trắc học và các yếu tố nguy cơ 63 4.1.2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng của NĐTNC khi nhập viện 64 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng khi nhập viện của NĐTNC 65 4.1.4. Đặc điểm siêu âm tim và XQ ngực của NĐTNC 66 4.1.5. Đặc điểm trên điện tâm đồ của NĐTNC 67 4.1.6. Đặc điểm về điều trị ở NĐTNC 67 4.2. Bàn luận về một số YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim do BTTMCB và tỷ lệ tử vong ngắn hạn tái nhập viện ngắn hạn. 68 4.2.1. Các YTTĐ đợt cấp ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ 68 4.2.2. Hội chứng ĐMV cấp và tỷ lệ tử vong, tái nhập viện 30 ngày 69 4.2.3. Rối loạn nhịp tim và tỷ lệ tử vong, tái nhập viện 30 ngày 71 4.2.4. Tăng huyết áp quá mức và tỷ lệ tử vong(tại viện và 30 ngày sau xuất viện), tái nhập viện 30 ngày 73 4.2.5. Nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong tái nhập viện 30 ngày 74 4.2.6. Đợt cấp suy thận và tỷ lệ tử vong, tái nhập viện 30 ngày 76 4.2.7. Không tuân thủ điều trị và tỷ lệ tử vong, tái nhập viện 30 ngày 78 4.3. Giới hạn của nghiên cứu. 80 KẾT LUẬN 81 KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | MỘT SỐ YẾU TỐ THÚC ĐẨY ĐỢT CẤP VÀ BIẾN CỐ NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH DO BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Trinh Thi Huyen Trang_Tim Mach.pdf Restricted Access | 1.36 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.