Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/540
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | TS. Phạm Hồng Đức | - |
dc.contributor.author | TRẦN VĂN KIÊN | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:50:16Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:50:16Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-10 | - |
dc.identifier.citation | Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là một bệnh lý chỉnh hình phổ biến. Đồng thời là nguyên nhân ngày càng tăng của chứng rối loạn cơ xương, gây ra thách thức lớn về chẩn đoán và điều trị [1]. Bệnh đặc trưng bởi sự hủy hoại tế bào xương do nghẽn mạch, tổn thương lớp nội mạc, rối loạn chuyển hoá mỡ [2]. Ban đầu bệnh nhân thường không có triệu chứng. Sau đó, xuất hiện các vùng thưa xương, ổ khuyết xương khu trú chỏm xương đùi, tiếp theo là gãy xương dưới sụn. Cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hoá thứ phát và phá huỷ khớp háng, đòi hỏi phải thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp háng, thường là trước 50 tuổi [3]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, theo Jeanne (2006) tỷ lệ nam/nữ là 8/1, theo Michael A (2008) là 4/1, lứa tuổi thường gặp là 30 đến 50 tuổi [4], [2]. Hiện nay, HTVKCXĐ có xu hướng ngày càng tăng. Tại Mỹ có khoảng 10000 đến 20000 ca được phát hiện hằng năm và chiếm khoảng 5-18% trong 5000 ca thay khớp háng mỗi năm [2],[5]. Tại Việt Nam, theo tổng kết tình hình bệnh tật tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) của Trần Ngọc Ân, Nguyễn Vĩnh Ngọc và cộng sự, thì bệnh này đứng thứ 14 trong 15 bệnh khớp hay gặp (chiếm 2,24%), và bệnh có xu hướng ngày càng tăng lên [6],[7]. HTVKCXĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong số các trường hợp thay khớp háng tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội: tại Bệnh viện Xanh Pôn theo Nguyễn Đắc Nghĩa là 80% [8], BV học viện quân y 103 là 14,5% (theo Trần Đình Chiến) [9], BV 108 là 18% (theo Nguyễn Tiến Bình) [10]. Thay khớp háng nhân tạo là can thiệp ngoại khoa được lựa chọn cuối cùng nhưng cũng là biện pháp điều trị triệt để nhất đối với HTVKCXĐ. Hiện nay, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên giá thành khớp giả còn cao, phẫu thuật thay khớp háng khá tốn kém, đặc biệt nếu sử dụng robot định vị. Vì vậy để giảm bớt chi phí phẫu thuật đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho phẫu thuật viên, cũng như hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều đó chúng tôi đã tiến hành đo đạc trước mổ các kích thước và góc của ổ cối, cổ chỏm xương đùi gọi chung là các chỉ số khớp háng trên phim CLVT đa dãy tái tạo đa mặt phẳng. Thực tế có thể đo được một số chỉ số khớp háng trên phim chụp X-quang hoặc trên phim cộng hưởng từ (CHT). Tuy nhiên chúng tôi lựa chọn CLVT do có nhiều ưu điểm hơn, như thời gian chụp nhanh, độ chính xác cao, đơn giản, rẻ tiền và phổ biến hơn. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính khớp háng ở bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng do hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi”, nhằm hai mục tiêu: 1. Phân tích đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi trên bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng. 2. Đánh giá các chỉ số khớp háng trên cắt lớp vi tính của bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/540 | - |
dc.description.abstract | Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là một bệnh lý chỉnh hình phổ biến. Đồng thời là nguyên nhân ngày càng tăng của chứng rối loạn cơ xương, gây ra thách thức lớn về chẩn đoán và điều trị [1]. Bệnh đặc trưng bởi sự hủy hoại tế bào xương do nghẽn mạch, tổn thương lớp nội mạc, rối loạn chuyển hoá mỡ [2]. Ban đầu bệnh nhân thường không có triệu chứng. Sau đó, xuất hiện các vùng thưa xương, ổ khuyết xương khu trú chỏm xương đùi, tiếp theo là gãy xương dưới sụn. Cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hoá thứ phát và phá huỷ khớp háng, đòi hỏi phải thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp háng, thường là trước 50 tuổi [3]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, theo Jeanne (2006) tỷ lệ nam/nữ là 8/1, theo Michael A (2008) là 4/1, lứa tuổi thường gặp là 30 đến 50 tuổi [4], [2]. Hiện nay, HTVKCXĐ có xu hướng ngày càng tăng. Tại Mỹ có khoảng 10000 đến 20000 ca được phát hiện hằng năm và chiếm khoảng 5-18% trong 5000 ca thay khớp háng mỗi năm [2],[5]. Tại Việt Nam, theo tổng kết tình hình bệnh tật tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) của Trần Ngọc Ân, Nguyễn Vĩnh Ngọc và cộng sự, thì bệnh này đứng thứ 14 trong 15 bệnh khớp hay gặp (chiếm 2,24%), và bệnh có xu hướng ngày càng tăng lên [6],[7]. HTVKCXĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong số các trường hợp thay khớp háng tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội: tại Bệnh viện Xanh Pôn theo Nguyễn Đắc Nghĩa là 80% [8], BV học viện quân y 103 là 14,5% (theo Trần Đình Chiến) [9], BV 108 là 18% (theo Nguyễn Tiến Bình) [10]. Thay khớp háng nhân tạo là can thiệp ngoại khoa được lựa chọn cuối cùng nhưng cũng là biện pháp điều trị triệt để nhất đối với HTVKCXĐ. Hiện nay, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên giá thành khớp giả còn cao, phẫu thuật thay khớp háng khá tốn kém, đặc biệt nếu sử dụng robot định vị. Vì vậy để giảm bớt chi phí phẫu thuật đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho phẫu thuật viên, cũng như hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều đó chúng tôi đã tiến hành đo đạc trước mổ các kích thước và góc của ổ cối, cổ chỏm xương đùi gọi chung là các chỉ số khớp háng trên phim CLVT đa dãy tái tạo đa mặt phẳng. Thực tế có thể đo được một số chỉ số khớp háng trên phim chụp X-quang hoặc trên phim cộng hưởng từ (CHT). Tuy nhiên chúng tôi lựa chọn CLVT do có nhiều ưu điểm hơn, như thời gian chụp nhanh, độ chính xác cao, đơn giản, rẻ tiền và phổ biến hơn. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính khớp háng ở bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng do hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi”, nhằm hai mục tiêu: 1. Phân tích đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi trên bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng. 2. Đánh giá các chỉ số khớp háng trên cắt lớp vi tính của bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược về giải phẫu khớp háng 3 1.1.1. Ổ cối 3 1.1.2. Đầu trên xương đùi 4 1.1.3. Hệ thống động mạch cấp máu cho cổ chỏm xương đùi 5 1.1.4. Cấu trúc đầu trên xương đùi 6 1.2. Nguyên nhân của HTVKCXĐ 8 1.3. Cơ chế sinh bệnh của HTVKCXĐ không do chấn thương 8 1.4. Đặc điểm lâm sàng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 10 1.5. Đặc điểm hình ảnh HTVKCXĐ 11 1.5.1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của hoại từ vô khuẩn chỏm xương đùi 11 1.5.2. Dấu hiệu HTVKCXĐ trên Xquang 12 1.5.3. Chụp xạ hình xương 14 1.5.4. Chụp cắt lớp vi tính bằng đơn quang tử 14 1.5.5. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 15 1.6. Chẩn đoán xác định hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 16 1.7. Chẩn đoán giai đoạn bệnh 17 1.8. Chẩn đoán phân biệt 20 1.9. Định nghĩa và cách xác định chỉ số khớp háng của người bình thường và bệnh nhân HTVKCXĐ. 21 1.9.1. Protocol chụp và đo chỉ số khớp háng. 21 1.9.2. Định nghĩa và cách xác định các chỉ số khớp háng trên phim CLVT. 21 1.10. Điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. 25 1.10.1. Điều trị bảo tồn 25 1.10.2. Phẫu thuật thay chỏm xương đùi/Khớp háng nhân tạo. 26 1.10.3. Các phương pháp điều trị ngoại khoa khác 26 1.11. Tình hình nghiên cứu về hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 28 2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 29 2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29 2.4.2. Các đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính khớp háng. 30 2.5. Kỹ thuật phân tích số liệu 31 2.6. Đạo đức nghiên cứu 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 32 3.1.1. Đặc điểm về tuổi. 32 3.1.2. Đặc điểm về giới. 33 3.1.3. Đặc điểm phân bố HTVKCXĐ một bên, hai bên. 33 3.1.4. Phân bố số khớp háng HTVKCXĐ theo giai đoạn bệnh ARCO 1993. 34 3.1.5. Phân bố theo giới tính nam, nữ. 34 3.1.6. Phân bố theo bên phải, trái. 35 3.2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính HTVKCXĐ có chỉ định thay khớp háng. 35 3.2.1. Phân bố theo giai đoạn bệnh ARCO 1993 bên có chỉ định thay khớp háng. 35 3.2.2. Đặc điểm tổn thương khớp háng giai đoạn III, IV bên có chỉ định thay khớp. 36 3.2.3. Mức độ tổn thương chỏm xương đùi giai đoạn III, IV bên có chỉ định thay khớp. 37 3.2.4. Tổn thương thoái hóa khớp háng thứ phát giai đoạn IV bên có chỉ định thay khớp 38 3.3. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính khớp háng bên đối diện. 38 3.3.1. Phân bố theo giai đoạn bệnh ARCO 1993 bên khớp đối diện. 38 3.3.2. Đặc điểm tổn thương khớp háng đối diện. 39 3.3.3. Diện tổn thương trên chỏm xương đùi ở giai đoạn II bên đối diện. 40 3.3.4. Mức độ tổn thương chỏm xương đùi giai đoạn muộn III, IV bên đối diện. 40 3.4. Các chỉ số khớp háng trên CLVT ở bệnh nhân HTVKCXĐ có chỉ định thay khớp. 41 3.4.1. Chỉ số khớp háng trung bình nhóm giai đoạn muộn có chỉ định thay khớp và nhóm giai đoạn sớm. 41 3.4.2. Chỉ số nhân trắc theo giới của nhóm giai đoạn sớm. 42 3.4.3. Chỉ số nhân trắc theo giới của nhóm giai đoạn muộn. 43 3.4.4. Chỉ số nhân trắc theo bên phải, trái của nhóm giai đoạn sớm. 44 3.4.5. Chỉ số nhân trắc theo bên phải, trái của nhóm giai đoạn muộn. 45 3.4.6. Tương quan chỉ số nhân trắc với tuổi của hai nhóm GĐ sớm và GĐ muộn. 46 3.4.7. Tương quan giữa các chỉ số trong nhóm giai đoạn sớm. 47 3.4.8. Tương quan giữa các chỉ số trong nhóm giai đoạn muộn. 48 Chương 4: BÀN LUẬN 49 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 49 4.1.1. Đặc điểm về tuổi. 49 4.1.2. Đặc điểm về giới. 50 4.1.3. Sự phân bố số chỏm xương đùi bị bệnh và giai đoạn bệnh 50 4.2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính HTVKCXĐ bên có chỉ định thay khớp. 51 4.2.1. Phân bố theo giai đoạn bệnh ARCO 1993 bên có chỉ định thay khớp háng. 51 4.2.2. Đặc điểm tổn thương trên CLVT ở bên khớp háng có chỉ định thay khớp. 52 4.2.3. Mức độ tổn thương chỏm xương đùi giai đoạn III, IV. 52 4.2.4. Các tổn thương thoái hoá khớp háng thứ phát giai đoạn IV. 53 4.3. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính khớp háng bên đối diện. 53 4.3.1. Phân bố theo giai đoạn bệnh ARCO 1993 bên khớp đối diện. 53 4.3.2. Các đặc điểm tổn thương trên CLVT khớp háng đối diện. 54 4.3.3. Diện tổn thương chỏm xương đùi giai đoạn II bên khớp đối diện. 55 4.3.4. Mức độ tổn thương chỏm xương đùi giai đoạn muộn III, IV bên đối diện. 56 4.4. Đánh giá một số chỉ số nhân trắc khớp háng ở bệnh nhân HTVKCXĐ. 57 4.4.1. Về giá trị trung bình của các chỉ số khớp háng. 57 4.4.2. Về sự khác biệt giữa hai giới nam, nữ. 60 4.4.3. Về sự khác biệt phải, trái. 61 4.4.4. Về mối tương quan chỉ số khớp háng với tuổi. 61 4.4.5. Về mối tương quan giữa các chỉ số khớp háng. 62 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH KHỚP HÁNG Ở BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH THAY KHỚP HÁNG DO HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Tran Van Kien_ Chan doan hinh anh.pdf Restricted Access | 2.67 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.