Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5300
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐăng, Thị Loan-
dc.contributor.authorNguyễn, Thúy Hiền-
dc.date.accessioned2024-07-01T16:06:49Z-
dc.date.available2024-07-01T16:06:49Z-
dc.date.issued2024-06-28-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5300-
dc.description.abstractTổng quan: Học thực hành lâm sàng là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo điều dưỡng. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, quan điểm và quá trình học tập của sinh viên điều dưỡng trong môi trường học lâm sàng là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: (1) Khảo sát nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 207 sinh viên Điều dưỡng năm 3 và 4, Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ công cụ đánh giá môi trường thực hành lâm sàng phiên bản tiếng việt (Vietnamese - Clinical Learning Environment Inventory - V-CLEI) được sử dụng để đánh giá nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng của sinh viên điều dưỡng. Thống kê mô tả (trung bình, độ lệch chuẩn) được sử dụng để mô tả điểm nhận thức về môi trường học thực lâm sàng của sinh viên điều dưỡng. Sử dụng kiểm định Pearson, Independent samples T-test, Anova để so sánh điểm trung bình nhận thức giữa các nhóm sinh viên. Kết quả nghiên cứu: Điểm trung bình nhận thức chung về môi trường thực hành lâm sàng là 133,2 ± 11,7, số điểm thấp nhất là 102 điểm, cao nhất là 163 điểm. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu này cho thấy những điểm tích cực cũng như hạn chế trong nhận thức của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Hà Nội về môi trường thực hành lâm sàng. Nghiên cứu này đã tìm thấy những khó khăn mà sinh viên điều dưỡng gặp phải trong môi trường thực hành lâm sàng, bao gồm: ít có cơ hội tham gia vào quá trình bàn giao giữa các ca trực của nhân viên; sinh viên không được xem là trung tâm; khối lượng công việc nhiều khiến nhân viên không thể dành nhiều thời gian cho sinh viên; sinh viên chưa thể hiện được hết khả năng làm chủ của mình qua quá trình thực tập tại môi trường lâm sàng, chưa thực sự có thể làm được chính xác những gì họ muốn; sinh viên ít được phép trao đổi với giảng viên lâm sàng và điều dưỡng của khoa về khối lượng công việc mà sinh viên phải làm ở khoa, ít nhận được sự quan tâm và động viên từ điều dưỡng tại khoa trong quá trình học tập tại môi trường lâm sàng. Ngoài ra sự sáng tạo trong công việc ở môi trường lâm sàng này là rất hiếm. Năm học của sinh viên điều dưỡng có mối liên quan đến nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng, năm học càng cao thì nhận thức của sinh viên điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng càng cao. Kết luận: Sinh viên điều dưỡng còn gặp nhiều khó khăn khi đi thực hành lâm sàng. Cần có những giải pháp phù hợp giúp khắc phục những khó khăn đó để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC TÓM TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm 3 1.1.1. Điều dưỡng 3 1.1.2. Giảng viên điều dưỡng…………………………………………………4 1.1.3. Môi trường thực hành lâm sàng (CLE) 4 1.2. Đào tạo Điều dưỡng 5 1.2.1. Đào tạo Điều dưỡng trên thế giới 5 1.2.2. Đào tạo Điều dưỡng tại Việt Nam 6 1.2.3. Đào tạo Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội 8 1.2.4. Vai trò của môi trường học lâm sàng trong chương trình đào tạo Điều dưỡng 9 1.3. Một số nghiên cứu về nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng 10 1.3.1. Trên Thế giới 10 1.3.2. Tại Việt Nam 10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13 2.3. Thiết kế nghiên cứu 13 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 13 2.5. Bộ công cụ nghiên cứu 13 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 16 2.6.1. Quy trình nghiên cứu……………………..……………………..................16 2.6.2. Quy trình thu thập số liệu………………………………………...………...17 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 17 2.8. Sai số và cách khống chế sai số 17 2.8.1. Sai số có thể gặp trong nghiên cứu này……………………….....................17 2.8.2. Cách khống chế sai số……………………………………………………...18 2.9. Đạo đức nghiên cứu 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 19 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng..21 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 30 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30 4.2. Nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng trên sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội 30 4.2.1. Khả năng chi trả và sự tham gia (AEE) 31 4.2.2. Sinh viên làm trung tâm (SC) 32 4.2.3. Cho phép cá nhân tham gia (EIE) 33 4.2.4. Giá trị công việc điều dưỡng (VNW) 34 4.2.5. Bồi dưỡng tại nơi học tập làm việc (FWL) 35 4.2.6. Thiếu sự sáng tạo (LOI) 35 4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhận thức về môi trường thực hành lâm sàng trên sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội. 36 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 39 KHUYẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNhận thức, môi trường thực hành lâm sàng, sinh viên điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.titleNhận thức của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội về môi trường thực hành lâm sàng năm 2024vi_VN
dc.typeWorking Papervi_VN
Appears in Collections:Khóa luận tốt nghiệp đại học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN THÚY HIỀN-2053010026-Y4-CNĐD-2020-2024.pdf
  Restricted Access
1.24 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
NGUYỄN THÚY HIỀN-2053010026-Y4-CNĐD-2020-2024.docx
  Restricted Access
214.18 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.