Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/529
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nguyễn Quảng Bắc-
dc.contributor.authorNGUYỄN VĂN DIỆU-
dc.date.accessioned2019-02-21T10:29:04Z-
dc.date.available2019-02-21T10:29:04Z-
dc.date.issued2018-09-25-
dc.identifier.citationNhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một biến chứng thường gặp sau mổ tại các bệnh viện, theo tính toán hàng năm tại Mỹ có khoảng 2 - 5% nhiễm khuẩn vết mổ trong số 16 triệu ca phẫu thuật, chiếm hàng thứ hai trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Mổ lấy thai tuy là một cuộc mổ sạch nhưng vẫn có một tỷ lệ bị nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ, theo Bagratee và Moodley [1], nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 13,3% trong các nhiễm khuẩn sau mổ đẻ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo [2], thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (BVPSTW) năm 2016 là 14,15%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn, toác thành bụng sau mổ lấy thai ngày càng tăng do tỷ lệ mổ tăng. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 1993 là 23,45% [3], đến năm 1998 đã tăng lên 34,9% [4] năm 2000 là 35,1% [5], thậm chí là 39,1% trong năm 2005 [6]. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ sản phụ khoa bao gồm: béo phì, có tăng độ dày lớp mỡ dưới da, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, các bệnh lý toàn thân trước phẫu thuật, nhiễm trùng trước phẫu thuật ở bộ phận khác, thời gian mổ kéo dài, không có kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật, mất máu trong quá trình phẫu thuật hay sự phát triển của khối máu tụ dưới da [7],[8]. Nhiễm khuẩn vết mổ do nhiều nguồn gốc khác nhau: có thể từ các vi khuẩn cư trú trên da bệnh nhân, từ môi trường chung quanh, từ các dụng cụ y tế, từ môi trường bệnh viện [1], [9],[10]. Vết mổ với mô thương tổn, protein biến tính, dịch tiết là môi trường cho vi khuẩn (VK) sinh trưởng. Hoại tử gây tắc nghẽn mạch, làm các thành phần bảo vệ (bạch cầu, kháng thể...) và kháng sinh không ngấm vào được càng tạo điều kiện cho VK phát triển [2],[3], VK phát triển làm vết mổ chậm liền, khi xâm lấn vào sâu phần mô lành gây trạng thái nhiễm khuẩn tại chỗ, nếu không được kiểm soát có thể gây nhiễm trùng lan ra toàn thân, gây nhiễm độc do các độc tố của VK. Hậu quả gây đáp ứng viêm hệ thống, hình thành các chất trung gian viêm, các men, sản phẩm chuyển hoá gây rối loạn toàn thân. Rối loạn chuyển hoá, suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân tạo một vòng xoắn bệnh lý [4],[5]. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng gây ra mối quan ngại về điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai. Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền [11],[12]. Trước tình trạng kháng kháng sinh của vi sinh vật ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị, bên cạnh việc đào tạo, tuyên truyền sử dụng kháng sinh đúng cách, phát triển thuốc mới, việc nghiên cứu những ứng dụng có khả năng diệt vi sinh vật để hỗ trợ hay thay thế một phần cho điều trị kháng sinh là rất quan trọng. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng plasma trong diệt khuẩn rất đáng được quan tâm, ứng dụng này đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây ở các nước phát triển trên thế giới [13]. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng phối hợp của PLASMA lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018. 2. Đánh giá hiệu quả phối hợp của plasma lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/529-
dc.description.abstractNhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một biến chứng thường gặp sau mổ tại các bệnh viện, theo tính toán hàng năm tại Mỹ có khoảng 2 - 5% nhiễm khuẩn vết mổ trong số 16 triệu ca phẫu thuật, chiếm hàng thứ hai trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Mổ lấy thai tuy là một cuộc mổ sạch nhưng vẫn có một tỷ lệ bị nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ, theo Bagratee và Moodley [1], nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 13,3% trong các nhiễm khuẩn sau mổ đẻ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo [2], thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (BVPSTW) năm 2016 là 14,15%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn, toác thành bụng sau mổ lấy thai ngày càng tăng do tỷ lệ mổ tăng. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 1993 là 23,45% [3], đến năm 1998 đã tăng lên 34,9% [4] năm 2000 là 35,1% [5], thậm chí là 39,1% trong năm 2005 [6]. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ sản phụ khoa bao gồm: béo phì, có tăng độ dày lớp mỡ dưới da, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường, các bệnh lý toàn thân trước phẫu thuật, nhiễm trùng trước phẫu thuật ở bộ phận khác, thời gian mổ kéo dài, không có kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật, mất máu trong quá trình phẫu thuật hay sự phát triển của khối máu tụ dưới da [7],[8]. Nhiễm khuẩn vết mổ do nhiều nguồn gốc khác nhau: có thể từ các vi khuẩn cư trú trên da bệnh nhân, từ môi trường chung quanh, từ các dụng cụ y tế, từ môi trường bệnh viện [1], [9],[10]. Vết mổ với mô thương tổn, protein biến tính, dịch tiết là môi trường cho vi khuẩn (VK) sinh trưởng. Hoại tử gây tắc nghẽn mạch, làm các thành phần bảo vệ (bạch cầu, kháng thể...) và kháng sinh không ngấm vào được càng tạo điều kiện cho VK phát triển [2],[3], VK phát triển làm vết mổ chậm liền, khi xâm lấn vào sâu phần mô lành gây trạng thái nhiễm khuẩn tại chỗ, nếu không được kiểm soát có thể gây nhiễm trùng lan ra toàn thân, gây nhiễm độc do các độc tố của VK. Hậu quả gây đáp ứng viêm hệ thống, hình thành các chất trung gian viêm, các men, sản phẩm chuyển hoá gây rối loạn toàn thân. Rối loạn chuyển hoá, suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân tạo một vòng xoắn bệnh lý [4],[5]. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng gây ra mối quan ngại về điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai. Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, vấn đề kháng thuốc đã trở nên báo động. Gánh nặng về chi phí điều trị do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra khá lớn do việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền [11],[12]. Trước tình trạng kháng kháng sinh của vi sinh vật ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị, bên cạnh việc đào tạo, tuyên truyền sử dụng kháng sinh đúng cách, phát triển thuốc mới, việc nghiên cứu những ứng dụng có khả năng diệt vi sinh vật để hỗ trợ hay thay thế một phần cho điều trị kháng sinh là rất quan trọng. Trong đó, nghiên cứu ứng dụng plasma trong diệt khuẩn rất đáng được quan tâm, ứng dụng này đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây ở các nước phát triển trên thế giới [13]. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng phối hợp của PLASMA lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018. 2. Đánh giá hiệu quả phối hợp của plasma lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ 3 1.1.1. Định nghĩa và phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 3 1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên Thế giới 4 1.1.3. Tình hình nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ ở Việt Nam 5 1.2. Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ 6 1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 6 1.2.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn vết mổ 8 1.2.3. Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ 9 1.3. Plasma và tác dụng diệt khuẩn của Plasma 13 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về ứng dụng Plasma trong điều trị 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng nghiên cứu 18 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 19 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 19 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 19 2.3.4. Phương tiện và kỹ thuật nghiên cứu 21 2.4. Biến số nghiên cứu 23 2.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 23 2.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của NKVM 25 2.4.3. Phương pháp điều trị 26 2.4.4. Kết quả điều trị 26 2.4.5. Tác dụng phụ khi chiếu tia Plasma lạnh 27 2.5. Xử lý số liệu 27 2.5.1. Làm sạch số liệu 27 2.5.2. Cách mã hóa 27 2.5.3. Xử lý số liệu nghiên cứu 27 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 29 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 29 3.1.2. Cận lâm sàng 38 3.2. Phương pháp điều trị, kết quả điều trị, 40 3.2.1. Phương pháp điều trị 40 3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị 42 3.2.3. Tác dụng phụ của Plasma lạnh 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 47 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 47 4.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng 55 4.2. Phương pháp điều trị và kết quả điều trị 59 4.2.1 Phương pháp điều trị 59 4.2.2. Kết quả điều trị 62 4.2.3. Tác dụng phụ của Plasma lạnh 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNGHIÊN CỨU TÁC DỤNG PHỐI HỢP CỦA PLASMA LẠNH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ NÔNG THÀNH BỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNGvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyen Van Dieu_San phu khoa.pdf
  Restricted Access
1.68 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.