Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/526
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Phạm Đức Huấn | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN AN KHANG | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:23:01Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:23:01Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-10 | - |
dc.identifier.citation | Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới với 988.602 ca mắc mới chiếm 7,8% của tất cả các trường hợp ung thư phát hiện trong năm 2008 và là nguyên nhân chết do ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới với 737.419 người chết mỗi năm [1], [2]. Bệnh có tiên lượng rất xấu nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong chiếm tới 30% tổng số tử vong của các bệnh có khối u ác tính [3]. Năm 1938, Saeki (Nhật Bản) lần đầu tiên chứng minh mối liên quan giữa tỉ lệ sống với mức độ xâm lấn của UTDD, theo đó, hơn 90% sống thêm trên 5 năm sau điều trị phẫu thuật ở những bệnh nhân UTDD giai đoạn sớm. Khái niệm UTDD sớm (early gastric carcinoma) là những khối u phát triển tại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc chưa xâm lấn lớp cơ, có thể có hoặc không di căn hạch bạch huyết vùng [4], [5]. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân UTDD chủ yếu dựa vào việc phát hiện sớm và phẫu thuật triệt để [6], [7]. Điều này đã được coi trọng và thực hiện có hiệu quả tại Nhật Bản, tuy nhiên, dữ liệu từ các nước châu Á khác còn rất nghèo nàn [2]. Việt Nam nằm trong vùng có tỉ lệ mắc UTDD cao, theo ghi nhận tình hình ung thư tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày năm 2000 là 23,7/100.000 dân ở nam, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi, còn nữ giới tỷ lệ này là 10,8/100.000 dân, đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [8], [9]. Thực tế lâm sàng cho thấy, UTDD nói chung đặc biệt là UTDD sớm thường không có dấu hiệu lâm sàng báo hiệu, tổn thương trên nội soi dễ bị bỏ sót do việc bấm sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học chỉ được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa [10]; vì những nguyên nhân này, chẩn đoán và điều trị UTDD sớm ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong những năm gần đây, UTDD sớm đã được quan tâm chú ý nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện còn rất thấp, chỉ xấp xỉ 10% [10]. Những nghiên cứu ở nước ta về chẩn đoán và điều trị UTDD sớm bằng PTNS còn chưa nhiều. Về điều trị, các nghiên cứu về PTNS đã công bố cho thấy PTNS điều trị UTDD sớm là khả thi, cho kết quả tốt cả về kết quả sớm và kết quả xa. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về PTNS điều trị UTDD, PTNS điều trị UTDD được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2004 nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nói về kết quả của PTNS điều trị UTDD sớm. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô dạ dày sớm” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng những bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày sớm được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt dạ dày tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2018. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt dạ dày điều trị ung thư biểu mô dạ dày sớm tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2018. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/526 | - |
dc.description.abstract | Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới với 988.602 ca mắc mới chiếm 7,8% của tất cả các trường hợp ung thư phát hiện trong năm 2008 và là nguyên nhân chết do ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới với 737.419 người chết mỗi năm [1], [2]. Bệnh có tiên lượng rất xấu nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong chiếm tới 30% tổng số tử vong của các bệnh có khối u ác tính [3]. Năm 1938, Saeki (Nhật Bản) lần đầu tiên chứng minh mối liên quan giữa tỉ lệ sống với mức độ xâm lấn của UTDD, theo đó, hơn 90% sống thêm trên 5 năm sau điều trị phẫu thuật ở những bệnh nhân UTDD giai đoạn sớm. Khái niệm UTDD sớm (early gastric carcinoma) là những khối u phát triển tại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc chưa xâm lấn lớp cơ, có thể có hoặc không di căn hạch bạch huyết vùng [4], [5]. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân UTDD chủ yếu dựa vào việc phát hiện sớm và phẫu thuật triệt để [6], [7]. Điều này đã được coi trọng và thực hiện có hiệu quả tại Nhật Bản, tuy nhiên, dữ liệu từ các nước châu Á khác còn rất nghèo nàn [2]. Việt Nam nằm trong vùng có tỉ lệ mắc UTDD cao, theo ghi nhận tình hình ung thư tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày năm 2000 là 23,7/100.000 dân ở nam, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi, còn nữ giới tỷ lệ này là 10,8/100.000 dân, đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung [8], [9]. Thực tế lâm sàng cho thấy, UTDD nói chung đặc biệt là UTDD sớm thường không có dấu hiệu lâm sàng báo hiệu, tổn thương trên nội soi dễ bị bỏ sót do việc bấm sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học chỉ được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa [10]; vì những nguyên nhân này, chẩn đoán và điều trị UTDD sớm ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong những năm gần đây, UTDD sớm đã được quan tâm chú ý nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện còn rất thấp, chỉ xấp xỉ 10% [10]. Những nghiên cứu ở nước ta về chẩn đoán và điều trị UTDD sớm bằng PTNS còn chưa nhiều. Về điều trị, các nghiên cứu về PTNS đã công bố cho thấy PTNS điều trị UTDD sớm là khả thi, cho kết quả tốt cả về kết quả sớm và kết quả xa. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về PTNS điều trị UTDD, PTNS điều trị UTDD được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2004 nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nói về kết quả của PTNS điều trị UTDD sớm. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô dạ dày sớm” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng những bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày sớm được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt dạ dày tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2018. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt dạ dày điều trị ung thư biểu mô dạ dày sớm tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2018. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày sớm 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 4 1.2. Giải phẫu và mô học 4 1.2.1 Hình thể dạ dày 4 1.2.2. Mô học 5 1.2.3. Liên quan của dạ dày với các cơ quan xung quanh 6 1.2.4. Mạch máu 7 1.2.5. Thần kinh 8 1.2.6. Hệ bạch huyết 8 1.3. Dịch tễ học 10 1.4. Sự lan tràn của ung thư dạ dày 11 1.5. Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm 12 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng 12 1.5.2. Chụp Xquang dạ dày 13 1.5.3. Nội soi dạ dày ống mềm và bấm sinh thiết 14 1.5.4. Nội soi ổ bụng 15 1.5.5. Siêu âm nội soi 16 1.5.6. Chụp cắt lớp vi tính 16 1.5.7. Chụp PET 16 1.5.8. Chẩn đoán mô bệnh học 16 1.5.9. Chẩn đoán tế bào học 19 1.5.10. Siêu âm ổ bụng 20 1.5.11. Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u 20 1.5.12. Chẩn đoán giai đoạn ung thư dạ dày 21 1.6. Điều trị 24 1.6.1. Các phương pháp phẫu thuật UTDD 25 1.6.2. Điều trị UTDD sớm 25 1.6.3. Phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư dạ dày 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.2. Thời gian 30 2.3. Địa điểm 30 2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu 30 2.5. Thiết kế nghiên cứu 31 2.6. Các nội dung nghiên cứu 31 2.6.1. Đặc điểm chung 31 2.6.2. Đặc điểm lâm sàng 31 2.6.3. Các đặc điểm cận lâm sàng 32 2.6.4. Kết quả điều trị 33 2.6.5. Cách thu thập và xử lý số liệu 36 2.7. Vấn đề đạo đức 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung 38 3.1.1. Giới 38 3.1.2. Tuổi 38 3.2. Đặc điểm lâm sàng 39 3.2.1. Lý do vào viện 39 3.2.2. Thời gian khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện 39 3.2.3. Tiền sử bản thân và gia đình 40 3.2.4. Triệu chứng cơ năng và thực thể 41 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 41 3.3.1. Đặc điểm tổn thương qua nội soi 41 3.3.2. Kết quả sinh thiết qua nội soi 42 3.3.3. Kết quả siêu âm nội soi 43 3.3.4. Kết quả mô bệnh học sau mổ 43 3.3.5. Nồng độ các chất chỉ điểm khối u 44 3.3.6. Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM của UICC 2010 44 3.4. Kết quả điều trị 45 3.4.1. Đặc điểm phẫu thuật 45 3.4.2. Các đặc điểm sau mổ 47 3.4.3. Kết quả phẫu thuật về mặt ung thư học 48 3.4.4. Kết quả điều trị xa 49 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.1. Giới tính 52 4.1.2. Tuổi 52 4.2. Đặc điểm lâm sàng 53 4.2.1. Lý do vào viện 53 4.2.2. Thời gian khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện 53 4.2.3. Tiền sử bản thân và gia đình 53 4.2.4. Triệu chứng cơ năng và thực thể 54 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 56 4.3.1. Đặc điểm tổn thương qua nội soi 56 4.3.2. Kết quả sinh thiết qua nội soi 57 4.3.3. Kết quả siêu âm nội soi 57 4.3.4. Kết quả mô bệnh học sau mổ 58 4.3.5. Nồng độ các chất chỉ điểm khối u 59 4.4. Kết quả điều trị 60 4.4.1. Các đặc điểm phẫu thuật 60 4.4.2. Các đặc điểm sau mổ 63 4.4.3. Kết quả phẫu thuật về mặt ung thư học 64 4.4.4. Kết quả điều trị xa 64 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY SỚM | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyen An Khang_ Ngoai Khoa.pdf Restricted Access | 2.41 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.