Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/525
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Đỗ Trường Thành | - |
dc.contributor.author | LƯƠNG VĂN QUÂN | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:19:18Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:19:18Z | - |
dc.date.issued | 2018-09-26 | - |
dc.identifier.citation | Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả, mang lại chất lượng cuộc sống cao cho người bệnh[1]. Trên thế giới ghép thận trên người đã được thực hiện thành công vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XX. Qui trình ghép thận bao gồm: lấy thận (nguồn thận có thể lấy từ người cho sống, người cho chết não), rửa, bảo quản thận và ghép thận. Đối với những trường hợp lấy thận từ người sống vấn đề lựa chọn thận lấy, đánh giá sức khỏe người cho, mức độ an toàn của cuộc mổ cũng như sự thành công của thận ghép là rất quan trọng. Về kỹ thuật mổ lấy thận trên người cho sống, trước đây các phẫu thuật viên ghép tạng sử dụng đường mổ qua ổ bụng, sau đó chuyển sang đường hông lưng sau phúc mạc. Mổ mở lấy thận đã được sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên kỹ thuật này có một số hạn chế: đường mổ dài, xâm lấn nhiều, vấn đề đau sau mổ,vấn đề thẩm mỹ, thời gian nằm viện dài và chi phí điều trị cao…[2],[3],[4],[5]. Với sự tiến bộ của khoa học vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, phẫu thuật nội soi ra đời là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực ngoại khoa nói chung và trong ngành ghép tạng nói riêng. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm như: đường mổ nhỏ, ít xâm lấn, ít tai biến- biến chứng, ít đau hơn, tăng khả năng hồi phục và có tính thẩm mỹ cao… đó là lý do giải thích tại sao những năm gần đây người cho thận sống trên thế giới có khuynh hướng gia tăng[6]. Phẫu thuật nội soi ổ bụng (NSOB- laparoscopy) cắt thận thực nghiệm được thực hiện bởi Clayman RV và cộng sự vào tháng 6 năm 1990[7]. Một năm sau đó (1991) cũng tác giả này báo cáo trường hợp cắt thận đầu tiên trên một bệnh nhân u thận[8]. Cắt thận để ghép qua nội soi ổ bụng được thực hiện đầu tiên vào năm 1995 bởi Ratner LE và Kavoussi LR[9],[10]. Cho đến nay kỹ thuật này đã trở thành thường qui tại các trung tâm ghép thận lớn trên thế giới[11],[12]. Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép trên người cho sống ngày càng được khẳng định qua trường hợp thứ 1000 của Hoa Kỳ, báo cáo tại Hội nghị Ghép Tạng Thế giới 2006 ở Boston[13]. Tại Việt Nam ghép thận đầu tiên được thực hiện vào năm 1992. Nhu cầu ghép thận là rất lớn, nguồn thận ghép chủ yếu vẫn là từ người cho sống (các nguồn thận khác từ người cho chết não hay tim ngừng đập còn gặp phải rào cản về pháp lý hoặc tập tục duy tâm). Phẫu thuật lấy thận để ghép phần lớn vẫn áp dụng kỹ thuật mổ mở. Việc ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy thận ghép trên người cho sống theo xu hướng phát triển của y học thế giới và phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết giúp giảm sang chấn với người cho thận. Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có hỗ trợ bằng tay được thực hiện trên cơ sở phẫu thuật nội soi kết hợp đưa bàn tay phẫu thuật viên vào ổ bụng trong quá trình mổ. Kỹ thuật này như là một giải pháp thay thế mổ nội soi thông thường để giảm thời gian mổ, giảm thời gian thiếu máu nóng do nhanh chóng đưa thận ra khỏi ổ bụng, giảm thiểu các nguy cơ phẫu thuật đặc biệt là nguy cơ chảy máu. Tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bắt đầu tiến hành phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận ghép từ người sống cho thận từ tháng 12/2015. Tuy nhiên để đánh giá nội soi qua phúc mạc cón bàn tay hỗ trợ lấy thận để ghép có thật sự an toàn đối với người cho thận. Chất lượng quả thận lấy qua nội soi ra sao? Đó là những vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu này. Trong khi đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận ghép trên người cho sống tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người sống hiến thận được phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận ghép trên người cho sống tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2016- 2018. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/525 | - |
dc.description.abstract | Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả, mang lại chất lượng cuộc sống cao cho người bệnh[1]. Trên thế giới ghép thận trên người đã được thực hiện thành công vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XX. Qui trình ghép thận bao gồm: lấy thận (nguồn thận có thể lấy từ người cho sống, người cho chết não), rửa, bảo quản thận và ghép thận. Đối với những trường hợp lấy thận từ người sống vấn đề lựa chọn thận lấy, đánh giá sức khỏe người cho, mức độ an toàn của cuộc mổ cũng như sự thành công của thận ghép là rất quan trọng. Về kỹ thuật mổ lấy thận trên người cho sống, trước đây các phẫu thuật viên ghép tạng sử dụng đường mổ qua ổ bụng, sau đó chuyển sang đường hông lưng sau phúc mạc. Mổ mở lấy thận đã được sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên kỹ thuật này có một số hạn chế: đường mổ dài, xâm lấn nhiều, vấn đề đau sau mổ,vấn đề thẩm mỹ, thời gian nằm viện dài và chi phí điều trị cao…[2],[3],[4],[5]. Với sự tiến bộ của khoa học vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, phẫu thuật nội soi ra đời là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực ngoại khoa nói chung và trong ngành ghép tạng nói riêng. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm như: đường mổ nhỏ, ít xâm lấn, ít tai biến- biến chứng, ít đau hơn, tăng khả năng hồi phục và có tính thẩm mỹ cao… đó là lý do giải thích tại sao những năm gần đây người cho thận sống trên thế giới có khuynh hướng gia tăng[6]. Phẫu thuật nội soi ổ bụng (NSOB- laparoscopy) cắt thận thực nghiệm được thực hiện bởi Clayman RV và cộng sự vào tháng 6 năm 1990[7]. Một năm sau đó (1991) cũng tác giả này báo cáo trường hợp cắt thận đầu tiên trên một bệnh nhân u thận[8]. Cắt thận để ghép qua nội soi ổ bụng được thực hiện đầu tiên vào năm 1995 bởi Ratner LE và Kavoussi LR[9],[10]. Cho đến nay kỹ thuật này đã trở thành thường qui tại các trung tâm ghép thận lớn trên thế giới[11],[12]. Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép trên người cho sống ngày càng được khẳng định qua trường hợp thứ 1000 của Hoa Kỳ, báo cáo tại Hội nghị Ghép Tạng Thế giới 2006 ở Boston[13]. Tại Việt Nam ghép thận đầu tiên được thực hiện vào năm 1992. Nhu cầu ghép thận là rất lớn, nguồn thận ghép chủ yếu vẫn là từ người cho sống (các nguồn thận khác từ người cho chết não hay tim ngừng đập còn gặp phải rào cản về pháp lý hoặc tập tục duy tâm). Phẫu thuật lấy thận để ghép phần lớn vẫn áp dụng kỹ thuật mổ mở. Việc ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy thận ghép trên người cho sống theo xu hướng phát triển của y học thế giới và phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết giúp giảm sang chấn với người cho thận. Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có hỗ trợ bằng tay được thực hiện trên cơ sở phẫu thuật nội soi kết hợp đưa bàn tay phẫu thuật viên vào ổ bụng trong quá trình mổ. Kỹ thuật này như là một giải pháp thay thế mổ nội soi thông thường để giảm thời gian mổ, giảm thời gian thiếu máu nóng do nhanh chóng đưa thận ra khỏi ổ bụng, giảm thiểu các nguy cơ phẫu thuật đặc biệt là nguy cơ chảy máu. Tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bắt đầu tiến hành phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận ghép từ người sống cho thận từ tháng 12/2015. Tuy nhiên để đánh giá nội soi qua phúc mạc cón bàn tay hỗ trợ lấy thận để ghép có thật sự an toàn đối với người cho thận. Chất lượng quả thận lấy qua nội soi ra sao? Đó là những vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu này. Trong khi đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận ghép trên người cho sống tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người sống hiến thận được phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận ghép trên người cho sống tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2016- 2018. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. GIẢI PHẪU HỌC THẬN - NIỆU QUẢN 3 1.1.1. Giải phẫu học thận 3 1.1.2. Giải phẫu học niệu quản 11 1.2. TÓM TẮT LỊCH SỬ GHÉP THẬN 11 1.2.1. Lịch sử ghép thận thế giới 11 1.2.2. Lịch sử ghép thận Việt Nam 12 1.3. MỘT VÀI THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG LỰA CHỌN THẬN GHÉP 13 1.3.1. Siêu âm thận 13 1.3.2. Chụp động mạch thận 14 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP MỔ CẮT THẬN ĐỂ GHÉP 16 1.4.1. Phẫu thuật mở cắt thận từ người cho sống để ghép 16 1.4.2. Phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép 19 1.5. BIẾN CHỨNG SAU MỔ LẤY THẬN GHÉP Ở NGƯỜI SỐNG HIẾN THẬN 24 1.6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG LẤY THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 30 2.3. TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ MỔ 30 2.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT MỔ NỘI SOI QUA PHÚC MẠC CÓ BÀN TAY HỖ TRỢ CẮT THẬN 30 2.5. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU 30 2.5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người sống hiến thận được phẫu thuật nội soi qua phúc mạc 30 2.5.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt thận để ghép 32 2.6. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 34 2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHO THẬN 36 3.1.1. Tuổi, giới tính người cho thận 36 3.1.2. Quan hệ người cho- người nhận 37 3.1.3. BMI (chỉ số khối cơ thể) 38 3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG LỰA CHỌN THẬN GHÉP 39 3.2.1. Kích thước thận trên siêu âm 39 3.2.2. Chọn vị trí lấy thận dựa vào kết quả chụp ĐMT trên MSCT 39 3.2.3. Mức lọc cầu thận lượng giá qua đồng vị phóng xạ và vị trí thận chọn lấy 43 3.2.4. Vị trí chọn thận để lấy 44 3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 46 3.3.1. Các biến số của cuộc mổ nội soi lấy thận 46 3.3.2. Khảo sát mạch máu thận sau khi lấy ra 50 3.3.3. Tình trạng thận ghép sau khi rửa và ngay sau khi mở kẹp mạch máu 52 3.4. DIỄN BIẾN HẬU PHẪU NGƯỜI CHO THẬN 53 Chương 4: BÀN LUẬN 54 4.1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHO THẬN 54 4.1.1. Tuổi, giới tính người cho thận 54 4.1.2. Quan hệ giữa người cho và người nhận thận 55 4.1.3 Chỉ số khối cơ thể (BMI) 55 4.1.4. Lựa chọn vị trí lấy thận ghép 56 4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA PHÚC MẠC LẤY THẬN GHÉP TỪ NGƯỜI CHO SỐNG 63 4.2.1. Vị trí, số lượng trocar và phương pháp lấy thận ra khỏi cơ thể 63 4.2.2. Phương pháp xử lý mạch máu cuống thận 65 4.2.3. Thời gian mổ 68 4.2.4. Thời gian thiếu máu nóng 70 4.2.5. Đặc điểm kích thước mạch máu thận sau lấy 71 4.2.6. Tai biến trong mổ lấy thận ghép 74 4.2.7. Biến chứng sau mổ với người cho thận 75 4.2.8. Các biến số về thời gian 76 4.2.9. Kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc có bàn tay hỗ trợ lấy thận ghép trên người cho sống. 77 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA PHÚC MẠC LẤY THẬN GHÉP TRÊN NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Luong Van Quan_Ngoai Khoa.pdf Restricted Access | 2.75 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.