Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5241
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorKiều, Đình Hùng-
dc.contributor.authorLê, Triệu Linh-
dc.date.accessioned2024-06-04T08:03:14Z-
dc.date.available2024-06-04T08:03:14Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5241-
dc.description.abstractThoát vị đĩa đệm được định nghĩa là tình trạng nhân nhày thoát ra khỏi vòng xơ chèn ép vào các tổ chức thần kinh xung quanh, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – cùng là một bệnh lý thường gặp. Triệu chứng khởi phát bệnh thường kín đáo, thời gian diễn tiến bệnh kéo dài, do vậy chỉ khi có các triệu chứng do chèn ép rễ thần kinh rõ ràng thì bệnh mới được phát hiện. Ở các nước phương Tây cũng như ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng đến công việc, chất lượng sống, thậm trí để lại các di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Năm 1980 cộng hưởng từ (MRI) ra đời và phát triển đã cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng công cụ chẩn đoán chính xác từ đó đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả hơn bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng. Do đó, kết quả điều trị bệnh lý này ngày càng tốt hơn, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở về cuộc sống và công việc bình thường. Các phương pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – cùng rất đa dạng. Phần lớn các trường hợp Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – cùng có thể điều trị thành công bằng phương pháp nội khoa: thuốc (giảm đau, kháng viêm, giãn cơ), nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu. Các phương pháp phẫu thuật gồm: phẫu thuật tạo hình nhân nhầy bằng sóng cao tần, phẫu thuật lấy nhân thoát vị có hoặc không sử dụng kính vi phẫu, phẫu thuật nội soi lấy nhân thoát vị 1 hoặc 2 cổng - đường liên bản sống hoặc đường bên. Các phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, trong đó có phẫu thuật nội soi ngày càng được sử dụng rộng rãi và cho thấy được các ưu điểm. Kỹ thuật nội soi được nghiên cứu và cải tiến liên tục trong những năm gần đây, phát triển trong cả các đường tiếp cận (qua lỗ liên hợp, qua khe liên bản sống), phương pháp nội soi (nội soi một cổng và nội soi hai cổng). Bệnh viện Bãi Cháy với số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đến khám và điều trị lớn, trang thiết bị đầy đủ, lực lượng phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm được đào tạo bài bản đã triển khai phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị đĩa đệm từ năm 2016 với kĩ thuật “In Side Out”. Cho đến nay về mặt kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện và phát triển với nội soi đường bên và nội soi qua khe liên bản sống. Mỗi năm trung bình phẫu thuật cho khoảng hơn 30 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lung cùng. Vì vậy, nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi một cổng qua khe liên bản sống trên bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt – cùng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng bằng phương pháp nội soi một cổng qua khe liên bản sống tại bệnh viện Bãi Cháy” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng được phẫu thuật nội soi lấy nhân thoát vị tại Bệnh viện Bãi Cháy. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng bằng phương pháp nội soi một cổng qua khe liên bản sống tại Bệnh viện Bãi Cháy.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu thoát vị đĩa đệm thắt lưng – cùng 3 1.1.1. Ngoài nước 3 1.1.2. Trong nước 5 1.2. Giải phẫu cột sống thắt lưng – cùng 5 1.2.1. Cột sống thắt lưng – cùng 5 1.2.2. Đốt sống và các hệ thống nối các đốt sống 6 1.2.3. Hệ thần kinh trong ống sống thắt lưng – cùng 8 1.2.4. Mạch máu vùng cột sống thắt lưng – cùng 9 1.2.5. Giải phẫu đĩa đệm 9 1.2.6. Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống 11 1.3. Lâm sàng thoát vị đĩa đệm thắt lưng – cùng 13 1.3.1. Bệnh sử 13 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng 13 1.4. Hình ảnh học thoát vị đĩa đệm thắt lưng – cùng 15 1.4.1. X quang quy ước 15 1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính 16 1.4.4. Cộng hưởng từ 16 1.4.6. Đo điện cơ 18 1.5. Chẩn đoán 18 1.5.1. Chẩn đoán xác định 18 1.5.2. Chẩn đoán phân loại 19 1.5.3. Chẩn đoán phân biệt 21 1.6. Điều trị 21 1.6.1. Điều trị nội khoa 21 1.6.2. Điều trị can thiệp 21 1.6.3. Điều trị phẫu thuật 22 1.6.4. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 28 2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 28 2.4. Biến số và các chỉ tiêu nghiên cứu 28 2.4.1. Thông tin chung của bệnh nhân 28 2.4.2. Lâm sàng 28 2.4.3. Hình ảnh học 29 2.4.4. Phẫu thuật 31 2.4.5. Quản lý sau phẫu thuật 37 2.4.6. Đánh giá kết quả 37 2.5. Xử lý số liệu 39 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung 40 3.1.1. Đặc điểm giới tính 40 3.1.2. Đặc điểm độ tuổi 41 3.1.3. Nghề nghiệp 41 3.1.4. Chỉ số BMI 42 3.1.5. Thời gian diễn biến bệnh 42 3.2. Đặc điểm lâm sàng 43 3.2.1. Hội chứng cột sống 43 3.2.2. Hội chứng rễ 43 3.2.3. Mức độ đau lưng trước phẫu thuật theo thang điểm VAS 44 3.2.4. Mức độ đau chân trước phẫu thuật theo thang điểm VAS 44 3.2.5. Mức độ giảm chức năng cột sống (ODI) trước phẫu thuật 44 3.2.6. Hình ảnh cộng hưởng từ 45 3.3. Điều trị phẫu thuật 46 3.3.1. Thời gian phẫu thuật 46 3.3.2. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 46 3.4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 47 3.4.1. Mức độ đau lưng sau phẫu thuật theo thang điểm VAS 47 3.4.2. Mức độ đau chân sau phẫu thuật theo thang điểm VAS 48 3.4.3. Đánh giá cải thiện mức độ đau lưng trước và sau phẫu thuật 49 3.4.4. Đánh giá cải thiện mức độ đau chân trước và sau phẫu thuật 50 3.4.5. Mức độ giảm chức năng cột sống (ODI) sau phẫu thuật 6 tháng 51 3.4.6. Đánh giá cải thiện mức độ giảm chức năng cột sống (ODI) trước và sau phẫu thuật 52 3.4.7. Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn Macnab 52 3.4. Tai biến và biến chứng 53 3.5. Tái phát thoát vị đĩa đệm sau mổ 53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, BMI, thời gian diễn biến bệnh 54 4.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh 57 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 57 4.2.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 59 4.2.3. Mức độ đau trước phẫu thuật theo thang điểm VAS 62 4.2.4. Đánh giá giảm chức năng cột sống (ODI) trước phẫu thuật 63 4.3. Điều trị phẫu thuật 63 4.3.1. Thời gian phẫu thuật 63 4.3.2. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 64 4.4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 64 4.4.1. Đánh giá cải thiện mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS 64 4.4.2. Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng 65 4.4.3. Đánh giá giảm chức năng cột sống (ODI) sau mổ 65 4.4.4. Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn Macnab 66 4.5. Tai biến và biến chứng 66 4.6. Tái phát sau mổ 67 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNội soi một cổng qua khe liên bản sốngvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI MỘT CỔNG QUA KHE LIÊN BẢN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁYvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận Văn CKII - Lê Triệu Linh - Ngoại - Thần kinh và sọ não.pdf
  Restricted Access
2.81 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn CKII - Triệu Linh.docx
  Restricted Access
8.41 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.