Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5237
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. ĐINH NGỌC, SƠN | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Mạnh, Quyền | - |
dc.date.accessioned | 2024-06-04T07:56:05Z | - |
dc.date.available | 2024-06-04T07:56:05Z | - |
dc.date.issued | 2024-05-31 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5237 | - |
dc.description.abstract | ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy lún đốt sống là tình trạng bệnh lý ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên như chấn thương cột sống, loãng xương, u máu thân đốt sống, đa u tủy xương… Trong đó, gãy lún đốt sống trên người bệnh loãng xương là dạng tổn thương cấp tính gây đau, hạn chế vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Việc chẩn đoán gãy lún đốt sống trên những người bệnh loãng xương thường dựa vào triệu chứng lâm sàng khởi phát đột ngột như đau lưng, hạn chế vận động, vẹo cột sống, giảm chức năng hô hấp…Xquang, cộng hưởng từ cột sống và đo mật độ loãng xương nhiều vị trí là những xét nghiệm cận lâm sàng có gía trị trong việc chẩn đoán xác định bệnh 1, 2. Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị gãy lún đốt sống ở người bệnh bao gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa và điều trị can thiệp tối thiểu (bơm xi măng tạo hình thân đốt sống). Trong đó, bơm xi măng tạo hình đốt sống là lựa chọn điều trị mang lại hiệu quả giảm đau nhanh, ít biến chứng, qua đó, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu sử dụng đường vào qua da, gây tê tại chỗ và có thể áp dụng được cho các bệnh nhân lớn tuổi khi không có chỉ định điều trị nội khoa. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị gãy lún đốt sống trên người bệnh loãng xương, giúp cải thiện chất lượng sống và sinh hoạt của người bệnh 3,4,5. Hiện nay, Khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiến hành bơm xi măng cho người bệnh loãng xương bị gãy lún đốt sống thắt lưng, với một số kết quả tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, chưa có báo cáo toàn diện về vấn đề này ở Bệnh viện của chúng tôi, do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Kết quả điều trị lún xẹp mới đốt sống thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tại bệnh viện Bãi Cháy” với hai mục tiêu: Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân lún xẹp mới đốt sống thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương. Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả điều trị lún xẹp mới đốt sống thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tại bệnh viện Bãi Cháy. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử phương pháp bơm xi măng tạo hình thân đốt sống 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 3 1.2. Giải phẫu cột sống 4 1.2.1. Giải phẫu chung về cột sống 4 1.2.2. Giải phẫu mạch máu của cột sống 7 1.3. Gãy lún đốt sống do loãng xương 8 1.3.1. Khái niệm gãy lún đốt sống 8 1.3.2. Hậu quả của gãy lún đốt sống do loãng xương 11 1.4. Triệu chứng lâm sàng của gãy lún đốt sống do loãng xương 11 1.5. Triệu chứng cận lâm sàng của gãy lún đốt sống 13 1.5.1. X quang cột sống thường quy 13 1.5.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cột sống 15 1.5.3. Cộng hưởng từ cột sống 15 1.6. Loãng xương và chẩn đoán loãng xương 16 1.6.1. Định nghĩa và phân loại loãng xương 16 1.6.2. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương 18 1.7. Các phương pháp điều trị gãy lún đốt sống do loãng xương 20 1.7.1. Điều trị nội khoa 20 1.7.2. Điều trị ngoại khoa 23 1.7.3. Phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da 24 1.8. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về kết quả điều trị gãy lún thân đốt sống bằng phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da 40 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.1. Đối tượng nghiên cứu 43 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 43 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44 2.3. Phương pháp nghiên cứu 44 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 44 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 44 2.4. Thu thập số liệu 44 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu 44 2.4.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu 44 2.4.3. Trang thiết vị, dụng cụ & vật liệu 45 2.5. Chuẩn bị bệnh nhân và quy trình phẫu thuật 48 2.5.1. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật 48 2.5.2. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng và có bóng tạo hình thân đốt sống 48 2.5.3. Các bước tiến hành kỹ thuật 48 2.5.4. Theo dõi 54 2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu 55 2.6.1. Thông tin chung của người bệnh 55 2.6.2. Đặc điểm lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da 55 2.6.3. Đặc điểm cận lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da 57 2.6.4. Kết quả phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da 59 2.7. Quản lý và phân tích số liệu 60 2.8. Sai số và các khắc phục sai số 61 2.9. Đạo đức nghiên cứu 61 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu 63 3.1.1. Các thông số chung của đối tượng nghiên cứu 63 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước tạo hình thân đốt sống qua da 65 3.1.2.1 Đặc điểm theo tiền sử bệnh 65 3.1.2.3 Thời gian người bệnh đau trước khi đến viện 66 3.1.2.6 Mật độ xương 68 3.1.3. Đặc điểm các đốt sống bị gãy lún 68 3.2. Kết quả phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống 69 3.2.1. Kết quả trong quá trình tiến hành thủ thuật 69 3.2.2. Kết quả theo dõi sau can thiệp 73 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 77 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng gãy lún đốt sống do chấn thương của đối tượng nghiên cứu 77 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính 77 4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng trước bơm xi măng tạo hình đốt sống 78 4.1.3. Nguyên nhân chấn thương 80 4.1.4. Mức độ đau, mức độ hạn chế vận động của bệnh nhân gãy lún đốt sống 81 4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 82 4.1.6. Đặc điểm về lún đốt sống 82 4.2. Đánh giá kết quả kỹ thuật bơm xi măng tạo hình đốt sống 84 4.2.1. Kết quả của phương pháp bơm xi măng tạo hình đốt sống trong quá trình tiến hành thủ thuật 84 4.2.2. Kết quả của phương pháp bơm xi măng tạo hình đốt sống sau khi tiến hành thủ thuật 87 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI ROLAND-MORRIS | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LÚN XẸP MỚI ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LÚN XẸP MỚI ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Luận văn CK2 Bs Nguyễn Mạnh Quyền.docx Restricted Access | 5.14 MB | Microsoft Word XML | ||
CUỐN CK2 BS QUYỀN 26052024.pdf Restricted Access | 2.64 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.