Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/517
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. PGS. TS. Phạm Thị Khánh Vân, 2. TS. Vũ Thị Tuệ Khanh-
dc.contributor.authorNGUYỄN MINH ĐỨC-
dc.date.accessioned2019-02-21T10:03:42Z-
dc.date.available2019-02-21T10:03:42Z-
dc.date.issued2018-10-10-
dc.identifier.citationBản đồ giác mạc thể hiện các thông số cho biết tình trạng khúc xạ, độ cong, hình dạng của giác mạc [1],[2]. Ngày nay, sự phát triển của các loại máy chụp bản đồ giác mạc đã và đang cùng đồng hành với sự phát triển của các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ. Kính áp tròng ban đêm là phương pháp điều chỉnh tật cận loạn thị, còn được gọi là phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc. Kính áp tròng ban đêm là một loại kính áp tròng cứng, có thiết kế đặc biệt ở mặt sau, được sản xuất từ chất liệu silicon có tính thấm khí cao [3],[4]. Khi ngủ đêm dưới tác động của thiết kế thuộc mặt sau kính đã tạo sự thay đổi độ cong của từng vùng trên giác mạc và khử độ cận loạn thị. Khi nhắm mắt, mi mắt tác động lên bề mặt kính, kính đặt trên bề mặt giác mạc, làm giảm độ cong mặt trước giác mạc ở vùng trung tâm, gọi là vùng điều trị, có đường kính khoảng từ 3mm đến 6mm, đồng thời, làm tăng độ cong của vùng quy hồi, là vùng bao quanh vùng điều trị [5],[6]. Sự thay đổi hình dạng, khúc xạ, hoặc độ cong của bề mặt giác mạc sẽ chỉ thấy trên bản đồ giác mạc. Các thông số về khúc xạ, hình dạng của giác mạc trước và sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế kính cũng như trong quá trình theo dõi kết quả và điều chỉnh thông số kính sau một thời gian đặt kính [7],[8]. Vì vậy, sự hiểu biết về các loại bản đồ, các thông số liên quan đến giác mạc cũng như các thông số đó thay đổi như thế nào dưới sự tác động của các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ là cần thiết. Máy chụp bản đồ giác mạc Medmont E300 tích hợp với phần mềm phân tích, ghi chép kết quả, vì vậy máy này có khả năng đánh giá, mô tả toàn bộ bề mặt của giác mạc với độ chính xác cao. Tại Việt nam, chưa có nghiên cứu về sự thay đổi bản đồ giác mạc trên những người sử dụng kính áp tròng ban đêm. Nhiều nghiên cứu về các chỉ số, các bản đồ giác mạc của những mắt bình thường hoặc những mắt có tật khúc xạ không can thiệp. Xuất phát từ sự cần thiết trong quá trình quyết định thông số kính, theo dõi và đạt được hiệu quả tối đa của phương pháp sử dụng kính áp tròng ban đêm, đề tài “Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt sau đặt kính Global-OK Vision áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ” được tiến hành tại Bệnh viện Mắt Sài gòn-Hà nội với 2 mục tiêu: Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt sau đặt kính Global Ok Vision áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ 1. Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt đặt kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi bản đồ giác mạc sau đặt kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/517-
dc.description.abstractBản đồ giác mạc thể hiện các thông số cho biết tình trạng khúc xạ, độ cong, hình dạng của giác mạc [1],[2]. Ngày nay, sự phát triển của các loại máy chụp bản đồ giác mạc đã và đang cùng đồng hành với sự phát triển của các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ. Kính áp tròng ban đêm là phương pháp điều chỉnh tật cận loạn thị, còn được gọi là phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc. Kính áp tròng ban đêm là một loại kính áp tròng cứng, có thiết kế đặc biệt ở mặt sau, được sản xuất từ chất liệu silicon có tính thấm khí cao [3],[4]. Khi ngủ đêm dưới tác động của thiết kế thuộc mặt sau kính đã tạo sự thay đổi độ cong của từng vùng trên giác mạc và khử độ cận loạn thị. Khi nhắm mắt, mi mắt tác động lên bề mặt kính, kính đặt trên bề mặt giác mạc, làm giảm độ cong mặt trước giác mạc ở vùng trung tâm, gọi là vùng điều trị, có đường kính khoảng từ 3mm đến 6mm, đồng thời, làm tăng độ cong của vùng quy hồi, là vùng bao quanh vùng điều trị [5],[6]. Sự thay đổi hình dạng, khúc xạ, hoặc độ cong của bề mặt giác mạc sẽ chỉ thấy trên bản đồ giác mạc. Các thông số về khúc xạ, hình dạng của giác mạc trước và sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế kính cũng như trong quá trình theo dõi kết quả và điều chỉnh thông số kính sau một thời gian đặt kính [7],[8]. Vì vậy, sự hiểu biết về các loại bản đồ, các thông số liên quan đến giác mạc cũng như các thông số đó thay đổi như thế nào dưới sự tác động của các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ là cần thiết. Máy chụp bản đồ giác mạc Medmont E300 tích hợp với phần mềm phân tích, ghi chép kết quả, vì vậy máy này có khả năng đánh giá, mô tả toàn bộ bề mặt của giác mạc với độ chính xác cao. Tại Việt nam, chưa có nghiên cứu về sự thay đổi bản đồ giác mạc trên những người sử dụng kính áp tròng ban đêm. Nhiều nghiên cứu về các chỉ số, các bản đồ giác mạc của những mắt bình thường hoặc những mắt có tật khúc xạ không can thiệp. Xuất phát từ sự cần thiết trong quá trình quyết định thông số kính, theo dõi và đạt được hiệu quả tối đa của phương pháp sử dụng kính áp tròng ban đêm, đề tài “Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt sau đặt kính Global-OK Vision áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ” được tiến hành tại Bệnh viện Mắt Sài gòn-Hà nội với 2 mục tiêu: Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt sau đặt kính Global Ok Vision áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ 1. Nghiên cứu thay đổi bản đồ giác mạc trên những mắt đặt kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi bản đồ giác mạc sau đặt kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Phương pháp điều chỉnh cận thị sử dụng kính áp tròng ban đêm 3 1.1.1. Thiết kế mặt sau của kính áp tròng ban đêm 3 1.1.2. Thiết kế kính áp tròng ban đêm Global OK Vision® 5 1.1.3. Ứng dụng phương pháp kính áp tròng ban đêm 6 1.2. Sự thay đổi của bản đồ giác mạc sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 7 1.2.1. Máy chụp bản đồ giác mạc Medmont E300 8 1.2.2.Các dạng bản đồ, thông số của kết quả chụp bản đồ giác mạc sử dụng trong việc đánh giá mắt sử dụng kính áp tròng ban đêm. 10 1.2.3. Sự thay đổi của bản đồ giác mạc sau khi đặt kính áp tròng ban đêm 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi bản đồ giác mạc 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 23 2.2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu 24 2.2.3. Các biến số và các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu 28 2.3. Xử lý và phân tích số liệu 32 2.4. Đạo đức nghiên cứu 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đặc điểm tình hình đối tượng nghiên cứu trước khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 33 3.1.1. Mức độ cận thị và yếu tố tuổi 34 3.1.2. Mức độ cận loạn thị 35 3.1.3. Khúc xạ giác mạc và độ cong giác mạc trên bản đồ giác mạc trước khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 36 3.2. Thời gian theo dõi và thời gian đạt được thị lực tốt sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 38 3.2.1. Thời gian theo dõi 38 3.3.2. Thời gian mắt đạt được thị lực 20/20 của các nhóm mức độ cận 38 3.3. Sự thay đổi bản đồ giác mạc sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 39 3.3.1. Sự thay đổi khúc xạ giác mạc và mối tương quan với độ cận sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 39 3.3.2. Mối tương quan giữa độ cong giác mạc trung bình với độ cong giác mạc ở vùng hồi quy và ở vùng điều trị của bản đồ giác mạc 39 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chụp bản đồ giác mạc 47 3.4.1. Thời gian vỡ màng nước mắt. 47 3.4.2. Sự bắt màu của fluorescein trên giác mạc. 47 3.4.3. Số lần chụp bản đồ giác mạc đạt được kết quả tốt 47 3.4.4. Mối tương quan giữa độ cận và khúc xạ giác mạc sau khi sử dụng kính 48 3.4.5. Mối tương quan giữa độ cận và kích thước vùng điều trị 49 3.4.6. Điều chỉnh thông số kính để đạt thị lực 20/20 50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 51 4.1.1. Sự phân bố tuổi và giới 51 4.1.2. Mức độ cận loạn thị và tuổi 52 4.1.3. Khúc xạ và độ cong giác mạc của bản đồ giác mạc trước khi sử dụng kính 53 4.2. Thời gian theo dõi. Thời gian đạt được thị lực ≥20/20 54 4.3. Sự thay đổi của bản đồ giác mạc sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 56 4.3.1. Sự thay đổi về khúc xạ giác mạc của bản đồ giác mạc 56 4.3.2. Sự thay đổi về độ cong giác giác mạc của bản đồ tiếp tuyến 57 4.3.3. Sự thay đổi chỉ số e của bản đồ tiếp tuyến 58 4.3.4. Kích thước và hướng lệch của điểm trung tâm vùng điều trị so với điểm trung tâm trên bản đồ giác mạc 59 4.4. Một số nhận xét về các yếu tố liên quan đến chất lượng hình ảnh và độ chính xác cao của bản đồ giác mạc 60 4.4.1. Sự thay đổi của màng nước mắt sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm 60 4.4.2. Mối tương quan giữa độ cận thị và kích thước vùng điều trị, và khúc xạ giác mạc của các vùng khác nhau trên giác mạc sau khi sử dụng kính 61 4.4.3. Máy chụp bản đồ giác mạc Medmont E300 62 4.4.4. Thiết kế kính Global-OK Vision 64 KẾT LUẬN 65 KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNGHIÊN CỨU THAY ĐỔI BẢN ĐỒ GIÁC MẠC TRÊN NHỮNG MẮT SAU ĐẶT KÍNH GLOBAL - OK VISION ÁP TRÒNG BAN ĐÊM ĐIỀU CHỈNH TẬT KHÚC XẠvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyen Minh Duc_ Nhan khoa.pdf
  Restricted Access
5.49 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.