Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/505
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, 2. TS. Bạch Quốc Khánh-
dc.contributor.authorHOÀNG DƯƠNG HUY-
dc.date.accessioned2019-02-21T09:27:42Z-
dc.date.available2019-02-21T09:27:42Z-
dc.date.issued2018-10-10-
dc.identifier.citationSuy tủy xương là một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự giảm sản hoặc bất sản tế bào tủy, dẫn đến giảm một, hai hoặc ba dòng máu ngoại vi. Bệnh suy tủy xương được Paul Ehrlich mô tả đầu tiên vào năm 1888. Ông miêu tả một bệnh nhân là phụ nữ trẻ: sốt, thiếu máu đã chết vì thiếu máu, xét nghiệm máu cho thấy giảm hồng cầu và bạch cầu hạt trầm trọng. Việc khám nghiệm tử thi cho thấy tủy xương rất nhiều mỡ và rất nghèo tế bào, sau đó cái tên Aplastic anemia đã được đặt cho căn bệnh này vào năm 1904. Trong suốt 30 năm tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này. Từ 1930 khi lấy được mẫu tủy lúc bệnh nhân còn sống vấn đề chẩn đoán không còn khó khăn. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là 1, bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng chủ yếu ở tuổi từ 16 - 45, chiếm 76 %. Một số nghiên cứu ở các nước phát triển đã cho thấy ở Thuỵ Điển 13/1 triệu dân trong 1 năm. Pháp 1,5/1 triệu dân/năm. Israel 8/1 triệu dân/năm. Mỹ 5 - 2/1 triệu dân/năm. Tỷ lệ chung cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suy tủy xương ở các nưóc công nghiệp phát triển là 5 - 10/1 triệu dân/năm. Ở Việt Nam bệnh suy tủy xương đứng hàng thứ 3 trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, sau lơxêmi cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu. Suy tủy xương có loại bẩm sinh (bệnh Fanconi) nhưng ít gặp. Đây là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện đột biến gene đặc hiệu trong thiếu máu Fanconi nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Tế bào tủy và số lượng hồng cầu vẫn bình thường cho đến 5-10 tuổi, sau đó giảm dần. Bệnh nhân thường tử vong ở tuổi 10-20 khi suy tủy ngày càng nặng. Những thập kỷ trước đây suy tủy xương là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Điều trị ức chế miễn dịch bằng ATG và cyclosporin A có tác dụng bảo tồn tế bào máu ở hầu hết các bệnh nhân, nhưng vấn đề khó khăn của phương pháp này là tái phát bệnh và đặc biệt là sự tiến triển thành các bệnh lý huyết học khác như hội chứng rối loạn sinh tủy hay lơxêmi. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh suy tủy xương không rõ nguyên nhân và được khuyến cáo là phương pháp lựa chọn hàng một đối với các trường hợp suy tủy xương mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với ghép có thể lên đến 95% và tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống thêm không bệnh kéo dài trên 5 năm khoảng 80% - 95%, đặc biệt là các bệnh nhân dưới 40 tuổi. Hiện nay, ghép tế bào gốc đồng loại đã được chỉ định rộng rãi điều trị các bệnh lơxêmi cấp, lơxêmi kinh, rối loạn sinh tủy, các bệnh huyết sắc tố di truyền và đặc biệt cho những bệnh nhân suy tủy xương (STX) nặng. Cho đến nay toàn thế giới đã thực hiện thành công được khoảng trên 200.000 ca ghép tế bào gốc và tính trung bình mỗi năm có khoảng trên 20.000 bệnh nhân được ghép tế bào gốc. Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài đã được thực hiện thành công tại viện HHTM TW, bệnh viện Nhi trung ương, viện HHTM HCM. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng hiệu quả nhất phương pháp ghép tế bào gốc tạo đồng loài trong điều trị bệnh suy tủy xương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Bước đầu đánh giá kết quả sớm ghép tế bào gốc đồng loài trong điều trị bệnh nhi suy tủy xương” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân nhi suy tủy xương được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương giai đoạn 2012 – 2018. 2. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài điều trị bệnh nhi suy tủy xương tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương giai đoạn 2012 – 2018.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/505-
dc.description.abstractSuy tủy xương là một tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự giảm sản hoặc bất sản tế bào tủy, dẫn đến giảm một, hai hoặc ba dòng máu ngoại vi. Bệnh suy tủy xương được Paul Ehrlich mô tả đầu tiên vào năm 1888. Ông miêu tả một bệnh nhân là phụ nữ trẻ: sốt, thiếu máu đã chết vì thiếu máu, xét nghiệm máu cho thấy giảm hồng cầu và bạch cầu hạt trầm trọng. Việc khám nghiệm tử thi cho thấy tủy xương rất nhiều mỡ và rất nghèo tế bào, sau đó cái tên Aplastic anemia đã được đặt cho căn bệnh này vào năm 1904. Trong suốt 30 năm tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này. Từ 1930 khi lấy được mẫu tủy lúc bệnh nhân còn sống vấn đề chẩn đoán không còn khó khăn. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là 1, bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng chủ yếu ở tuổi từ 16 - 45, chiếm 76 %. Một số nghiên cứu ở các nước phát triển đã cho thấy ở Thuỵ Điển 13/1 triệu dân trong 1 năm. Pháp 1,5/1 triệu dân/năm. Israel 8/1 triệu dân/năm. Mỹ 5 - 2/1 triệu dân/năm. Tỷ lệ chung cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suy tủy xương ở các nưóc công nghiệp phát triển là 5 - 10/1 triệu dân/năm. Ở Việt Nam bệnh suy tủy xương đứng hàng thứ 3 trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, sau lơxêmi cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu. Suy tủy xương có loại bẩm sinh (bệnh Fanconi) nhưng ít gặp. Đây là bệnh di truyền lặn trên NST thường. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện đột biến gene đặc hiệu trong thiếu máu Fanconi nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Tế bào tủy và số lượng hồng cầu vẫn bình thường cho đến 5-10 tuổi, sau đó giảm dần. Bệnh nhân thường tử vong ở tuổi 10-20 khi suy tủy ngày càng nặng. Những thập kỷ trước đây suy tủy xương là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Điều trị ức chế miễn dịch bằng ATG và cyclosporin A có tác dụng bảo tồn tế bào máu ở hầu hết các bệnh nhân, nhưng vấn đề khó khăn của phương pháp này là tái phát bệnh và đặc biệt là sự tiến triển thành các bệnh lý huyết học khác như hội chứng rối loạn sinh tủy hay lơxêmi. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh suy tủy xương không rõ nguyên nhân và được khuyến cáo là phương pháp lựa chọn hàng một đối với các trường hợp suy tủy xương mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với ghép có thể lên đến 95% và tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống thêm không bệnh kéo dài trên 5 năm khoảng 80% - 95%, đặc biệt là các bệnh nhân dưới 40 tuổi. Hiện nay, ghép tế bào gốc đồng loại đã được chỉ định rộng rãi điều trị các bệnh lơxêmi cấp, lơxêmi kinh, rối loạn sinh tủy, các bệnh huyết sắc tố di truyền và đặc biệt cho những bệnh nhân suy tủy xương (STX) nặng. Cho đến nay toàn thế giới đã thực hiện thành công được khoảng trên 200.000 ca ghép tế bào gốc và tính trung bình mỗi năm có khoảng trên 20.000 bệnh nhân được ghép tế bào gốc. Tại Việt Nam, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài đã được thực hiện thành công tại viện HHTM TW, bệnh viện Nhi trung ương, viện HHTM HCM. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng hiệu quả nhất phương pháp ghép tế bào gốc tạo đồng loài trong điều trị bệnh suy tủy xương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Bước đầu đánh giá kết quả sớm ghép tế bào gốc đồng loài trong điều trị bệnh nhi suy tủy xương” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân nhi suy tủy xương được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương giai đoạn 2012 – 2018. 2. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài điều trị bệnh nhi suy tủy xương tại viện Huyết học – Truyền máu trung ương giai đoạn 2012 – 2018.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. BỆNH HỌC SUY TỦY XƯƠNG 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Nguyên nhân 3 1.1.3 Triệu chứng 5 1.1.4 Chẩn đoán xác định 7 1.1.5 Chẩn đoán mức độ 7 1.1.6 Điều trị 8 1.2 GHÉP TẾ BÀO GỐC 10 1.2.1 Nguyên lý của phương pháp ghép tế bào gốc 10 1.2.2 Nguồn tế bào gốc sử dụng ghép 12 1.3 GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐỒNG LOÀI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TỦY XƯƠNG 14 1.3.1 Ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ anh chị em ruột 14 1.3.2 Mọc mảnh ghép 15 1.3.3 Biến chứng ghép đồng loài 16 1.3.4 Ghép chống chủ 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21 2.1.1 Các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 21 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn người hiến 21 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu 22 2.2.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 22 2.2.4 Các bước nghiên cứu 22 2.2.5 Các qui trình sử dụng trong nghiên cứu 23 2.2.6 Các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu 26 2.2.7 Sơ đồ nghiên cứu 28 2.3 XỬ LÝ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 29 2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1 ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NHI NGHIÊN CỨU 30 3.1.1 Đặc điểm về tuổi, cân nặng 30 3.1.2 Đặc điểm về giới 31 3.1.3 Đặc điểm về nhóm máu 31 3.1.4 Mức độ suy tủy xương 32 3.1.5 Công thức nhiễm sắc thể 32 3.1.6 Tình trạng nhiễm virus trước ghép 33 3.1.7 Số lượng máu được truyền đến lúc ghép 33 3.1.8 Điều trị ức chế miễn dịch trước ghép 34 3.1.9 Phác đồ điều kiện hóa và dự phòng aGVHD 34 3.1.10 Nguồn tế bào gốc 35 3.1.11 Liều CD34 truyền cho bệnh nhân 35 3.1.12 Sự phù hợp về giới 36 3.1.13 Sự phù hợp về HLA 37 3.1.14 Sự phù hợp về nhóm máu hệ ABO 37 3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM QUÁ TRÌNH GHÉP 38 3.2.1 Kết quả mọc mảnh ghép 38 3.2.2 Thời gian mọc mảnh ghép 38 3.2.3 Xét nghiệm đánh giá mọc mảnh ghép khác 39 3.2.4 Diễn biến số lượng BCĐNTT 40 3.2.5 Tác dụng phụ của phác đồ điều kiện hóa, dự phòng CSA 41 3.2.6 Biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết 42 3.2.7 Bệnh ghép chống chủ 43 3.2.8 Thời gian sống thêm sau ghép 43 3.2.9 Một số đặc điểm ca bệnh thành công và thất bại 44 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45 4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NHI 45 4.1.1 Đặc điểm tuổi, giới của bệnh bệnh nhân nhi 45 4.1.2 Đặc điểm cân nặng, nhóm máu của bệnh nhân nhi được ghép 45 4.1.3 Mức độ STX bệnh nhân nhi trước ghép 46 4.1.4 Kết quả xét nghiệm nhiễm vi rút trước ghép 46 4.1.5 Số lần truyền máu trước ghép 47 4.1.6 Bất thường về nhiễm sắc thể 47 4.1.7 Phác đồ điều kiện hóa, ức chế miễn dịch và dự phòng aGVHD 49 4.1.8 Nguồn TBG 50 4.1.9 Liều CD34 50 4.1.10 Sự phù hợp giới giữa bệnh nhân và người hiến 51 4.1.11 Mức độ phù hợp nhóm máu hệ ABO giữa người hiến và bệnh nhân 51 4.1.12 Mức độ phù hợp HLA giữa người hiến và bệnh nhân 51 4.2 KẾT QUẢ SỚM GHÉP TBG ĐỒNG LOÀI ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHI SUY TỦY XƯƠNG 52 4.2.1 Tỷ lệ ghép TBG thành công ở bệnh nhân nhi STX 52 4.2.2 Thời gian mọc mảnh ghép 53 4.2.3 Kết quả xét nghiệm đánh giá mọc mảnh ghép khác 54 4.2.4 Thời gian sống thêm ở bệnh nhân nhi STX được ghép TBG 54 4.2.5 Tác dụng phụ do hóa chất của phác đồ điều kiện hóa 55 4.2.6 Tác dụng phụ do thuốc dự phòng ghép chống chủ CSA 55 4.2.7 Biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết 56 4.2.8 Biến chứng ghép chống chủ 56 KẾT LUẬN 59 KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleBƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐỒNG LOÀI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI SUY TỦY XƯƠNGvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Hoang Duong Huy_Huyet hoc truyen mau.pdf
  Restricted Access
1.19 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.