Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/504
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Đặng Thị Minh Nguyệt | - |
dc.contributor.author | DƯƠNG THỊ TRÀ GIANG | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T09:25:30Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T09:25:30Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-03 | - |
dc.identifier.citation | Vô sinh được định nghĩa là tình trạng cặp vợ chồng không có khả năng có thai tự nhiên sau 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Tuy nhiên, đối với trường hợp người vợ trên 35 tuổi, các phương pháp chẩn đoán và điều trị có thể được đặt ra sau 6 tháng theo dõi [1]. Theo nghiên cứu thống kê của Maya N. Mascarenhas và cộng sự, dựa trên 227 nghiên cứu khác được tiến hành trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát trong nhóm phụ nữ 20 đến 44 tuổi là 1.9%; trong khi tỷ lệ vô sinh thứ phát là 10.5%. Số lượng bệnh nhân vô sinh tăng lên theo từng năm, từ 42 triệu người năm 1990 lên 48.5 triệu người năm 2010 [2]. Tỷ lệ vô sinh chung trên thế giới là 9% [3]. Tại Việt Nam, năm 2009, tỷ lệ vô sinh chung là 7.7%, theo một nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự [4]. Việc xác định nguyên nhân và điều trị vô sinh không chỉ là vấn đề thuộc phạm trù y học mà còn có tính nhân văn, đảm bảo quyền con người, đem lại hạnh phúc gia đình, góp phần duy trì nòi giống và phát triển chung của xã hội. Các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh bao gồm yếu tố phóng noãn (20%), yếu tố vòi tử cung – tiểu khung (30%) và các yếu tố khác do chồng (30%). Khoảng 40% các cặp vợ chồng vô sinh có nhiều nguyên nhân phối hợp và có khoảng 15 % trường hợp không tìm được nguyên nhân [5]. Các phương pháp điều trị vô sinh rất đa dạng, từ các phương pháp không can thiệp như dùng thuốc kích thích rụng trứng, chọn thời điểm quan hệ tình dục tự nhiên cho đến các phương pháp can thiêp như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI), chọc noãn và thụ tinh trong ống nghiệm (In vivo fertilization – IVF) hay tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection –ICSI). Tuy nhiên, sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian vô sinh, tuổi bệnh nhân, khả năng chịu đựng tác dụng phụ, tiền sử đáp ứng điều trị và tác dụng phụ đối với những lần điều trị trước và điều kiện trang thiết bị y tế cũng như sự phát triển của hệ thống y tế. [6]. Với mục đích xác định nguyên nhân gây vô sinh cũng như tiến hành những can thiệp nếu cần thiết, nội soi chẩn đoán và điều trị vô sinh ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nội soi cung cấp hình ảnh trực tiếp tổn thương đồng thời cho phép phẫu thuật viên có thể tiến hành gỡ dính, mở thông vòi tử cung hoặc nhiều can thiệp khác. Dựa trên mức độ tổn thương trên nội soi vô sinh, ta có thể định hướng phương pháp điều trị tiếp theo phù hợp nhất cho bệnh nhân (IUI, IVF hay chọn thời điểm QHTD đơn thuần). IUI là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, ít nguy hiểm hơn so với IVF đồng thời làm giảm gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân và gia đình, được chỉ định cho những người phụ nữ có thông ít nhất 1 vòi tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả của IUI trên các bệnh nhân sau nội soi vô sinh, đặc biệt trong các trường hợp tổn thương vòi tử cung nặng, còn nhiều nghi vấn. Nhằm mục đích đưa ra các số liệu cụ thể, góp phần làm rõ tác dụng của phương pháp điều trị vô sinh này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận xét kết quả có thai trên bệnh nhân đã mổ nội soi vô sinh được chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương” với 2 mục đích: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân IUI sau mổ nội soi vô sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả có thai của những bệnh nhân trên. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/504 | - |
dc.description.abstract | Vô sinh được định nghĩa là tình trạng cặp vợ chồng không có khả năng có thai tự nhiên sau 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Tuy nhiên, đối với trường hợp người vợ trên 35 tuổi, các phương pháp chẩn đoán và điều trị có thể được đặt ra sau 6 tháng theo dõi [1]. Theo nghiên cứu thống kê của Maya N. Mascarenhas và cộng sự, dựa trên 227 nghiên cứu khác được tiến hành trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy tỷ lệ vô sinh nguyên phát trong nhóm phụ nữ 20 đến 44 tuổi là 1.9%; trong khi tỷ lệ vô sinh thứ phát là 10.5%. Số lượng bệnh nhân vô sinh tăng lên theo từng năm, từ 42 triệu người năm 1990 lên 48.5 triệu người năm 2010 [2]. Tỷ lệ vô sinh chung trên thế giới là 9% [3]. Tại Việt Nam, năm 2009, tỷ lệ vô sinh chung là 7.7%, theo một nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự [4]. Việc xác định nguyên nhân và điều trị vô sinh không chỉ là vấn đề thuộc phạm trù y học mà còn có tính nhân văn, đảm bảo quyền con người, đem lại hạnh phúc gia đình, góp phần duy trì nòi giống và phát triển chung của xã hội. Các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh bao gồm yếu tố phóng noãn (20%), yếu tố vòi tử cung – tiểu khung (30%) và các yếu tố khác do chồng (30%). Khoảng 40% các cặp vợ chồng vô sinh có nhiều nguyên nhân phối hợp và có khoảng 15 % trường hợp không tìm được nguyên nhân [5]. Các phương pháp điều trị vô sinh rất đa dạng, từ các phương pháp không can thiệp như dùng thuốc kích thích rụng trứng, chọn thời điểm quan hệ tình dục tự nhiên cho đến các phương pháp can thiêp như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI), chọc noãn và thụ tinh trong ống nghiệm (In vivo fertilization – IVF) hay tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection –ICSI). Tuy nhiên, sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian vô sinh, tuổi bệnh nhân, khả năng chịu đựng tác dụng phụ, tiền sử đáp ứng điều trị và tác dụng phụ đối với những lần điều trị trước và điều kiện trang thiết bị y tế cũng như sự phát triển của hệ thống y tế. [6]. Với mục đích xác định nguyên nhân gây vô sinh cũng như tiến hành những can thiệp nếu cần thiết, nội soi chẩn đoán và điều trị vô sinh ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nội soi cung cấp hình ảnh trực tiếp tổn thương đồng thời cho phép phẫu thuật viên có thể tiến hành gỡ dính, mở thông vòi tử cung hoặc nhiều can thiệp khác. Dựa trên mức độ tổn thương trên nội soi vô sinh, ta có thể định hướng phương pháp điều trị tiếp theo phù hợp nhất cho bệnh nhân (IUI, IVF hay chọn thời điểm QHTD đơn thuần). IUI là một phương pháp đơn giản, rẻ tiền, ít nguy hiểm hơn so với IVF đồng thời làm giảm gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân và gia đình, được chỉ định cho những người phụ nữ có thông ít nhất 1 vòi tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả của IUI trên các bệnh nhân sau nội soi vô sinh, đặc biệt trong các trường hợp tổn thương vòi tử cung nặng, còn nhiều nghi vấn. Nhằm mục đích đưa ra các số liệu cụ thể, góp phần làm rõ tác dụng của phương pháp điều trị vô sinh này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận xét kết quả có thai trên bệnh nhân đã mổ nội soi vô sinh được chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương” với 2 mục đích: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân IUI sau mổ nội soi vô sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả có thai của những bệnh nhân trên. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sinh lý thụ thai 3 1.2. Đại cương vô sinh 3 1.2.1. Dịch tễ học 4 1.2.2. Nguyên nhân vô sinh 5 1.2.3. Phương pháp hỗ trợ sinh sản 16 1.3. Nội soi vô sinh 18 1.3.1. NSOB và lạc nội mạc tử cung 19 1.3.2. NSOB và yếu tố vòi tử cung 20 1.3.3. NSOB và u xơ tử cung 22 1.3.4. NSOB và buồng trứng đa nang 22 1.4. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung 23 1.4.1. Chỉ định và chống chỉ định 24 1.4.2. Tỷ lệ mang thai và các yếu tố ảnh hưởng 26 1.5. Thực trạng nghiên cứu hiện nay 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 30 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 32 2.2.3. Thu thập số liệu 32 2.3. Biến số nghiên cứu 32 2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32 2.3.2. Kết quả thai nghén sau IUI 34 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 34 2.5. Đạo đức nghiên cứu 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu 35 3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 35 3.1.2. Tiền sử sản khoa 36 3.1.3. Tiền sử phẫu thuật 36 3.1.4 Phân bố theo loại vô sinh 37 3.1.5. Thời gian vô sinh 37 3.1.6. Kết quả chụp phim tử cung - vòi tử cung 38 3.1.7. Kết quả nội soi vô sinh 39 3.1.8. Số lượng nang noãn trưởng thành trước bơm IUI 42 3.1.9. Độ dày niêm mạc tử cung 42 3.1.10. Đặc điểm tinh dịch trước bơm 43 3.2. Kết quả có thai và các yếu tố liên quan 43 3.2.1 Số chu kì IUI được thực hiện trên một bệnh nhân 43 3.2.2. Kết quả có thai của IUI sau NSVS 44 3.2.3. Độ tuổi của bệnh nhân và kết quả có thai sau IUI 44 3.2.4. Tình trạng ổ bụng trong phẫu thuật và kết quả có thai sau IUI 45 3.2.5. Tình trạng dính quanh gan và kết quả có thai sau IUI 45 3.2.6. Tình trạng VTC sau can thiệp và kết quả có thai sau IUI 46 3.2.7. Phân bố kết quả có thai theo tính chất VTC và phương pháp can thiệp 46 3.2.8. Số lượng nang noãn và kết quả có thai sau IUI 47 3.2.9. Độ dày niêm mạc tử cung và kết quả có thai sau IUI 48 3.2.10. Mật độ tinh trùng sau rửa và kết quả có thai sau IUI 48 3.2.11. Chửa ngoài tử cung và một số yếu tố liên quan 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50 4.1.1. Tuổi 50 4.1.2 Tiền sử 51 4.1.3 Đặc điểm vô sinh 53 4.1.4. Kết quả phim chụp tử cung – vòi tử cung 55 4.1.5. Kết quả nội soi vô sinh 56 4.1.6. Các yếu tố trước bơm tinh trùng vào buồng tử cung 62 4.2. Kết quả có thai sau IUI và các yếu tố liên quan 65 4.2.1. Số chu kỳ IUI được thực hiện trên một bệnh nhân 65 4.2.2. Kết quả có thai của IUI sau nội soi vô sinh 66 4.2.3. Tuổi bệnh nhân và kết quả có thai sau IUI 67 4.2.4. Tình trạng ổ bụng trong phẫu thuật và kết quả có thai sau IUI 68 4.2.5. Tình trạng dính quanh gan và kết quả có thai 69 4.2.6. Tình trạng vòi tử cung sau can thiệp và kết quả có thai sau IUI 69 4.2.7. Các yếu tố chuẩn bị trước bơm 71 4.2.8. Chửa ngoài tử cung và một số yếu tố liên quan 73 KẾT LUẬN 75 KIẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÓ THAI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÃ MỔ NỘI SOI VÔ SINH ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Duong Thi Tra Giang_San phu khoa.pdf Restricted Access | 1.85 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.