Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/501
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ QUẶM MI DƯỚI TUỔI GIÀ TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI
Authors: ĐỖ QUỲNH TRANG
Advisor: 1. PGS. TS. Phạm Trọng Văn, 2. TS. Vũ Thị Thanh
Issue Date: 22/9/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Trong thế kỷ 21, thế giới có sự chuyển biến lớn về cấu trúc dân số. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 số người ở độ tuổi từ 60 trở lên đã gấp đôi so với năm 1980 [1]. Cùng với xu hướng già hoá dân số ở nhiều quốc gia là số người có nguy cơ bị mắc các bệnh mạn tính và lão hoá ở tuổi già tăng lên. Các bệnh tại mắt gây giảm thị lực thường gặp là đục thể thủy tinh, glôcôm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, quặm và sẹo giác mạc. Quặm mi dưới tuổi già là hiện tượng biến đổi cấu trúc mi mắt do quá trình lão hoá làm bờ mi và lông mi xoay vào trong, gây tổn thương bề mặt nhãn cầu. Người bệnh có cảm giác cộm vướng, kích thích như có dị vật ở trong mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt liên tục, thậm chí gây tổn thương giác mạc và làm giảm thị lực [2]. Một nghiên cứu cộng đồng ở Brazil cho thấy tỷ lệ mắc quặm ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên là 2,1%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 2,4% cao hơn so với nam là 1,9% [3]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu điều tra dịch tễ học của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 1996 đã thống kê được tỷ lệ mắc quặm trong cộng đồng chiếm 1,15% và bệnh quặm đứng hàng thứ tư trong tổng số các bệnh mắt gây mù lòa [4]. Trong những năm 70-80, do tỷ lệ bệnh mắt hột nhiều và để lại hậu quả quặm do sẹo co kéo ở kết mạc mi nên các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào quặm do biến chứng của bệnh này. Khác với quặm do bệnh mắt hột thường ở mi trên, quặm tuổi già gặp chủ yếu ở mi dưới và ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê nào về tỷ lệ mắc quặm mi dưới tuổi già trong cộng đồng. Các yếu tố nguy cơ gây quặm mi dưới tuổi già được coi là do thoái hoá dây chằng mi gây giãn mi theo chiều ngang [5], [6], giãn mi theo chiều dọc do giảm trương lực cơ bám mi dưới [7], thoái hóa teo bản sụn mi, teo mỡ hốc mắt và lõm mắt [6], hay do quá phát bó cơ vòng mi trước cân vách hốc mắt [8]. Theo một nghiên cứu của Damasceno (2011), quặm tuổi già chiếm 0,9% ở nhóm tuổi 60-69, 2,1% ở nhóm tuổi 70-79 và 7,6% ở nhóm tuổi trên 80 [3]. Đây là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc mắt cộng đồng. Việc phát hiện và điều trị sớm quặm tuổi già là thực sự cần thiết nhằm bảo vệ chức năng thị giác và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phẫu thuật được xem như là phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả đối với quặm tuổi già. Những phẫu thuật nào dễ thực hiện, thời gian phẫu thuật ngắn mà có hiệu quả điều trị cao sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới tuổi già sẽ thay đổi tùy theo cơ chế bệnh sinh của quặm và việc thăm khám lâm sàng có ý nghĩa quyết định. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, chưa có một thống kê chính xác nào về tình hình bệnh quặm mi dưới tuổi già. Các phẫu thuật chưa hướng đến giải quyết các cơ chế sinh bệnh, đó là lý do làm bệnh dễ tái phát và hiệu quả điều trị chưa cao. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị quặm mi dưới tuổi già tại Bệnh viện Mắt Hà Nội” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng quặm mi dưới tuổi già. 2. Đánh giá kết quả điều trị quặm mi dưới tuổi già tại Bệnh viện Mắt Hà Nội.
Abstract: Trong thế kỷ 21, thế giới có sự chuyển biến lớn về cấu trúc dân số. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 số người ở độ tuổi từ 60 trở lên đã gấp đôi so với năm 1980 [1]. Cùng với xu hướng già hoá dân số ở nhiều quốc gia là số người có nguy cơ bị mắc các bệnh mạn tính và lão hoá ở tuổi già tăng lên. Các bệnh tại mắt gây giảm thị lực thường gặp là đục thể thủy tinh, glôcôm, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, quặm và sẹo giác mạc. Quặm mi dưới tuổi già là hiện tượng biến đổi cấu trúc mi mắt do quá trình lão hoá làm bờ mi và lông mi xoay vào trong, gây tổn thương bề mặt nhãn cầu. Người bệnh có cảm giác cộm vướng, kích thích như có dị vật ở trong mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt liên tục, thậm chí gây tổn thương giác mạc và làm giảm thị lực [2]. Một nghiên cứu cộng đồng ở Brazil cho thấy tỷ lệ mắc quặm ở nhóm người từ 60 tuổi trở lên là 2,1%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 2,4% cao hơn so với nam là 1,9% [3]. Ở Việt Nam, một nghiên cứu điều tra dịch tễ học của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 1996 đã thống kê được tỷ lệ mắc quặm trong cộng đồng chiếm 1,15% và bệnh quặm đứng hàng thứ tư trong tổng số các bệnh mắt gây mù lòa [4]. Trong những năm 70-80, do tỷ lệ bệnh mắt hột nhiều và để lại hậu quả quặm do sẹo co kéo ở kết mạc mi nên các nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào quặm do biến chứng của bệnh này. Khác với quặm do bệnh mắt hột thường ở mi trên, quặm tuổi già gặp chủ yếu ở mi dưới và ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê nào về tỷ lệ mắc quặm mi dưới tuổi già trong cộng đồng. Các yếu tố nguy cơ gây quặm mi dưới tuổi già được coi là do thoái hoá dây chằng mi gây giãn mi theo chiều ngang [5], [6], giãn mi theo chiều dọc do giảm trương lực cơ bám mi dưới [7], thoái hóa teo bản sụn mi, teo mỡ hốc mắt và lõm mắt [6], hay do quá phát bó cơ vòng mi trước cân vách hốc mắt [8]. Theo một nghiên cứu của Damasceno (2011), quặm tuổi già chiếm 0,9% ở nhóm tuổi 60-69, 2,1% ở nhóm tuổi 70-79 và 7,6% ở nhóm tuổi trên 80 [3]. Đây là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc mắt cộng đồng. Việc phát hiện và điều trị sớm quặm tuổi già là thực sự cần thiết nhằm bảo vệ chức năng thị giác và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phẫu thuật được xem như là phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả đối với quặm tuổi già. Những phẫu thuật nào dễ thực hiện, thời gian phẫu thuật ngắn mà có hiệu quả điều trị cao sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới tuổi già sẽ thay đổi tùy theo cơ chế bệnh sinh của quặm và việc thăm khám lâm sàng có ý nghĩa quyết định. Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, chưa có một thống kê chính xác nào về tình hình bệnh quặm mi dưới tuổi già. Các phẫu thuật chưa hướng đến giải quyết các cơ chế sinh bệnh, đó là lý do làm bệnh dễ tái phát và hiệu quả điều trị chưa cao. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị quặm mi dưới tuổi già tại Bệnh viện Mắt Hà Nội” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng quặm mi dưới tuổi già. 2. Đánh giá kết quả điều trị quặm mi dưới tuổi già tại Bệnh viện Mắt Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/501
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Do Quynh Trang_ Nhan Khoa.pdf
  Restricted Access
1.78 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.