Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/500
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS Đặng Minh Hằng-
dc.contributor.authorĐỖ BA KẾ-
dc.date.accessioned2019-02-21T09:15:46Z-
dc.date.available2019-02-21T09:15:46Z-
dc.date.issued2018-10-09-
dc.identifier.citationViêm mũi họng cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi họng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, trung bình trẻ lứa tuổi này mắc 6-8 lần/năm so với trẻ lớn là 4 lần/năm [1]. Bệnh thường phổ biến vào mùa lạnh ở các vùng có khí hậu thay đổi, tăng cao vào mùa thu - đông hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột [2]. Chủ yếu là do virus chiếm 80% [3], bệnh thường không nguy hiểm nhưng có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như ho, đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi và làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ăn uống giảm sút, sụt cân. Bệnh tái diễn nhiều đợt trong năm không những làm giảm chất lượng cuộc sống cho trẻ mà còn làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc của bố mẹ và gia đình [4]. Y học hiện đại điều trị viêm mũi họng cấp tính thông thường do virus chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau, giảm ho, long đờm, làm thông mũi, vệ sinh mũi họng [3],[5],[6]. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc hóa học có thể có những tác dụng không mong muốn như: thuốc giảm ho dextromethorphan, codein có thể gây buồn nôn, nôn, chóng mặt, ảo giác và đặc biệt gây suy hô hấp cho trẻ khi dùng quá liều...[7],[8]. Trong Y học cổ truyền, viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em do chủ chứng là ho và đờm nên được xếp vào chứng “khái thấu” [9],[10]. Trong các bài thuốc cổ phương, “Tam ảo thang” là bài thuốc điều trị có hiệu quả khi trẻ mới mắc bệnh nên được sử dụng trên lâm sàng. “Tam ảo thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” [11], bao gồm các vị thuốc: ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo có tác dụng tuyên phế tán hàn, chỉ khái, bình suyễn. Bài thuốc đã được ứng dụng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em đạt hiệu quả nhất định, song chưa được tìm hiểu và đánh giá khoa học. Điều trị thuốc thang cho trẻ em tuy chưa được thuận tiện nhưng đây là nghiên cứu bước đầu để sau này cải dạng thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ em. Với mong muốn kết hợp Y học hiện đại và Y hoc cổ truyền, góp phần làm phong phú thêm phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em nên nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị của Tam ảo thang trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em” được đặt ra với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của “Tam ảo thang” trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp trên lâm sàng khi sử dụng cho trẻ em.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/500-
dc.description.abstractViêm mũi họng cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi họng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, trung bình trẻ lứa tuổi này mắc 6-8 lần/năm so với trẻ lớn là 4 lần/năm [1]. Bệnh thường phổ biến vào mùa lạnh ở các vùng có khí hậu thay đổi, tăng cao vào mùa thu - đông hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột [2]. Chủ yếu là do virus chiếm 80% [3], bệnh thường không nguy hiểm nhưng có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như ho, đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi và làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ăn uống giảm sút, sụt cân. Bệnh tái diễn nhiều đợt trong năm không những làm giảm chất lượng cuộc sống cho trẻ mà còn làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc của bố mẹ và gia đình [4]. Y học hiện đại điều trị viêm mũi họng cấp tính thông thường do virus chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau, giảm ho, long đờm, làm thông mũi, vệ sinh mũi họng [3],[5],[6]. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc hóa học có thể có những tác dụng không mong muốn như: thuốc giảm ho dextromethorphan, codein có thể gây buồn nôn, nôn, chóng mặt, ảo giác và đặc biệt gây suy hô hấp cho trẻ khi dùng quá liều...[7],[8]. Trong Y học cổ truyền, viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em do chủ chứng là ho và đờm nên được xếp vào chứng “khái thấu” [9],[10]. Trong các bài thuốc cổ phương, “Tam ảo thang” là bài thuốc điều trị có hiệu quả khi trẻ mới mắc bệnh nên được sử dụng trên lâm sàng. “Tam ảo thang” là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” [11], bao gồm các vị thuốc: ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo có tác dụng tuyên phế tán hàn, chỉ khái, bình suyễn. Bài thuốc đã được ứng dụng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em đạt hiệu quả nhất định, song chưa được tìm hiểu và đánh giá khoa học. Điều trị thuốc thang cho trẻ em tuy chưa được thuận tiện nhưng đây là nghiên cứu bước đầu để sau này cải dạng thuốc sử dụng phù hợp cho trẻ em. Với mong muốn kết hợp Y học hiện đại và Y hoc cổ truyền, góp phần làm phong phú thêm phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em nên nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị của Tam ảo thang trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em” được đặt ra với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của “Tam ảo thang” trong viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. 2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp trên lâm sàng khi sử dụng cho trẻ em.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM MŨI HỌNG CẤP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3 1.1.1. Giải phẫu mũi 3 1.1.2. Giải phẫu họng 5 1.1.3. Sinh lý mũi họng 7 1.1.4. Viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em 11 1.2. VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ EM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 15 1.2.1. Bệnh danh 15 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Y học cổ truyền 16 1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị 17 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG “KHÁI THẤU” BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG NƯỚC 18 1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “TAM ẢO THANG” 19 1.4.1. Xuất xứ bài thuốc 19 1.4.2. Thành phần bài thuốc nghiên cứu 20 1.4.3. Các vị thuốc trong bài thuốc 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 23 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu 23 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 25 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHHĐ 26 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo YHCT 26 2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhi 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.3.3. Thời gian và địa điểm 28 2.3.4. Quy trình nghiên cứu 28 2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 30 2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 31 2.3.7. Xử lý số liệu 32 2.3.8. Đạo đức nghiên cứu 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34 3.1.1. Đặc điểm về tuổi 34 3.1.2. Đặc điểm về giới 34 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHHĐ 35 3.1.4. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị theo YHCT 36 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 38 3.2.1. Kết quả điều trị từng triệu chứng 38 3.2.2. Kết quả điều trị chung 43 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 46 3.3.1.Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 46 3.3.2. Tác dụng không mong muốn qua một số chỉ tiêu cận lâm sàng 46 Chương 4: BÀN LUẬN 48 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 48 4.1.1. Đặc điểm về tuổi 48 4.1.2. Đặc điểm về giới 48 4.1.3. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng theo YHHĐ 48 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng theo YHCT 51 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 51 4.2.1. Kết quả điều trị các triệu chứng theo YHHĐ 51 4.2.2. Kết quả điều trị theo thể bệnh của YHCT 55 4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU 56 4.3.1. Trên lâm sàng 56 4.3.2. Trên cận lâm sàng 56 KẾT LUẬN 57 KIẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA “TAM ẢO THANG” TRONG VIÊM MŨI HỌNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EMvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Do BaKe_ YHCT.pdf
  Restricted Access
2.85 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.