Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/488
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | 1. PGS.TS Nguyễn Đạt Anh, 2. PGS. TS Vũ Đăng Lưu: | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THỊ TÁM | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T08:40:20Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T08:40:20Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-01 | - |
dc.identifier.citation | Dịch não tủy được tiết ra từ các đám rối mạch mạc ở các não thất và từ khoang ngoài tế bào của hệ thần kinh trung ương. Dịch não tủy có chức năng: bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước các sang chấn cơ học; đảm bảo sự tuần hoàn của các dịch thần kinh, các hormon, các kháng thể và các bạch cầu; tham gia điều chỉnh độ pH và cân bằng điện giải của hệ thần kinh trung ương [1]. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì dịch não tủy sẽ có những thay đổi tương ứng, xét nghiệm dịch não tuỷ để phát hiện những thay đổi đó. Chọc dịch não tủy là thủ thuật cần thiết được thực hiện thường xuyên tại khoa cấp cứu nhằm phục vụ chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh nặng hoặc điều trị bệnh. Chọc dịch não tủy là một thủ thuật đôi khi khó thực hiện hoặc thất bại trên bệnh nhân béo phì, có bệnh lý cột sống như gù vẹo,thoái hóa hoặc khi không xác định được mốc giải phẫu. Thông thường vị trí chọc kim lấy dịch não tủy dựa vào điểm mốc đó là khe liên đốt sống thắt lưng L4 - L5 và đường nối giữa gai chậu sau trên hai bên [2]. Đây là điểm mốc tin cậy để chọn khe liên đốt sống cho chọc dịch não tủy vì nó cho phép xác định mức chọc an toàn do ở người trưởng thành nón tủy kết thúc ở ngang mức bờ dưới đốt sống L1 [3]. Tuy nhiên, việc xác định vị trí chọc kim trên bệnh nhân có thể không dễ do các nguyên nhân như bệnh lý thoái hóa, dị dạng cột sống, hạn chế cử động khớp, thừa cân béo phì, người bệnh cao tuổi... đã làm tăng nguy cơ xác định sai mức chọc kim cũng như gia tăng tình trạng thất bại hay biến chứng của chọc dịch não tủy. Nghiên cứu của Duniec L và cộng sự (2013) thấy việc đánh giá khe liên đốt sống dựa vào các mốc giải phẫu để chọc dịch não tủy có thể sai lệch hơn 30% [4]. Khi sử dụng kỹ thuật truyền thống có thể có tai biến chọc kim quá tay trên những bệnh nhân có giải phẫu cột sống thắt lưng không bình thường (xơ hóa dây chằng và màng cứng làm mất cảm giác hẫng tay, sai lệch độ sâu kim chọc). Từ khi công nghệ siêu âm ra đời, một số nước trên thế giới đã áp dụng rất thành công trong việc áp dụng siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy. Đây là một phương pháp không mới đối với các nước trên thế giới, được mô tả lần đầu cách đây 40 năm [5]. Việc sử dụng siêu âm trong chọc dịch não tủy cho phép đánh giá các cấu trúc giải phẫu bệnh một cách không xâm lấn và khách quan. Hình ảnh siêu âm cột sống thắt lưng sẽ xác định các dây chằng, khe liên đốt sống cũng như đánh giá độ sâu của khoang ngoài màng cứng và khoang dưới nhện giúp cho quá trình chọc dịch não tủy diễn ra thuận lợi hơn Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh: siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy làm tăng tỉ lệ thành công, đơn giản hóa thủ thuật và giảm tai biến, đặc biệt ở những bệnh nhân béo phì. Nghiên cứu của Mofidi Mani và cs trên 40 bệnh nhân chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn của siêu âm cho thấy thời gian chọc dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân có hướng dẫn siêu âm thấp (3,3 ± 1,2 phút) với số lần chọc trung bình là 1 lần; thấp hơn so với thời gian ở nhóm chọc không có hướng dẫn siêu âm (6,4 ± 1,2 phút) với số lần chọc trung bình là 2 lần [5]. Nghiên cứu của Honarbakhsh Shohreh và cs thấy tỉ lệ biến chứng ở nhóm bệnh nhân chọc dịch não tủy có hướng dẫn siêu âm là 26,1%, thấp hơn so với nhóm chọc dịch não tủy không có hướng dẫn siêu âm (50,0%) [6]. Ở Việt Nam thì chúng tôi ít thấy nghiên cứu về siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy, đã có nghiên cứu nói về vấn đề sử dụng siêu âm hướng dẫn gây tê tủy sống ở người cao tuổi [7]. Nhằm tìm hiểu ứng dụng của siêu âm trong chọc dịch não tủy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá vai trò của siêu âm trong hướng dẫn chọc dịch não tủy” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá vai trò của hướng dẫn siêu âm trong kỹ thuật chọc dịch não tủy 2. Nhận xét một số khó khăn và biến chứng có thể gặp khi thực hiện kĩ thuật này | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/488 | - |
dc.description.abstract | Dịch não tủy được tiết ra từ các đám rối mạch mạc ở các não thất và từ khoang ngoài tế bào của hệ thần kinh trung ương. Dịch não tủy có chức năng: bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước các sang chấn cơ học; đảm bảo sự tuần hoàn của các dịch thần kinh, các hormon, các kháng thể và các bạch cầu; tham gia điều chỉnh độ pH và cân bằng điện giải của hệ thần kinh trung ương [1]. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì dịch não tủy sẽ có những thay đổi tương ứng, xét nghiệm dịch não tuỷ để phát hiện những thay đổi đó. Chọc dịch não tủy là thủ thuật cần thiết được thực hiện thường xuyên tại khoa cấp cứu nhằm phục vụ chẩn đoán một số bệnh lý thần kinh nặng hoặc điều trị bệnh. Chọc dịch não tủy là một thủ thuật đôi khi khó thực hiện hoặc thất bại trên bệnh nhân béo phì, có bệnh lý cột sống như gù vẹo,thoái hóa hoặc khi không xác định được mốc giải phẫu. Thông thường vị trí chọc kim lấy dịch não tủy dựa vào điểm mốc đó là khe liên đốt sống thắt lưng L4 - L5 và đường nối giữa gai chậu sau trên hai bên [2]. Đây là điểm mốc tin cậy để chọn khe liên đốt sống cho chọc dịch não tủy vì nó cho phép xác định mức chọc an toàn do ở người trưởng thành nón tủy kết thúc ở ngang mức bờ dưới đốt sống L1 [3]. Tuy nhiên, việc xác định vị trí chọc kim trên bệnh nhân có thể không dễ do các nguyên nhân như bệnh lý thoái hóa, dị dạng cột sống, hạn chế cử động khớp, thừa cân béo phì, người bệnh cao tuổi... đã làm tăng nguy cơ xác định sai mức chọc kim cũng như gia tăng tình trạng thất bại hay biến chứng của chọc dịch não tủy. Nghiên cứu của Duniec L và cộng sự (2013) thấy việc đánh giá khe liên đốt sống dựa vào các mốc giải phẫu để chọc dịch não tủy có thể sai lệch hơn 30% [4]. Khi sử dụng kỹ thuật truyền thống có thể có tai biến chọc kim quá tay trên những bệnh nhân có giải phẫu cột sống thắt lưng không bình thường (xơ hóa dây chằng và màng cứng làm mất cảm giác hẫng tay, sai lệch độ sâu kim chọc). Từ khi công nghệ siêu âm ra đời, một số nước trên thế giới đã áp dụng rất thành công trong việc áp dụng siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy. Đây là một phương pháp không mới đối với các nước trên thế giới, được mô tả lần đầu cách đây 40 năm [5]. Việc sử dụng siêu âm trong chọc dịch não tủy cho phép đánh giá các cấu trúc giải phẫu bệnh một cách không xâm lấn và khách quan. Hình ảnh siêu âm cột sống thắt lưng sẽ xác định các dây chằng, khe liên đốt sống cũng như đánh giá độ sâu của khoang ngoài màng cứng và khoang dưới nhện giúp cho quá trình chọc dịch não tủy diễn ra thuận lợi hơn Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh: siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy làm tăng tỉ lệ thành công, đơn giản hóa thủ thuật và giảm tai biến, đặc biệt ở những bệnh nhân béo phì. Nghiên cứu của Mofidi Mani và cs trên 40 bệnh nhân chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn của siêu âm cho thấy thời gian chọc dịch não tủy ở nhóm bệnh nhân có hướng dẫn siêu âm thấp (3,3 ± 1,2 phút) với số lần chọc trung bình là 1 lần; thấp hơn so với thời gian ở nhóm chọc không có hướng dẫn siêu âm (6,4 ± 1,2 phút) với số lần chọc trung bình là 2 lần [5]. Nghiên cứu của Honarbakhsh Shohreh và cs thấy tỉ lệ biến chứng ở nhóm bệnh nhân chọc dịch não tủy có hướng dẫn siêu âm là 26,1%, thấp hơn so với nhóm chọc dịch não tủy không có hướng dẫn siêu âm (50,0%) [6]. Ở Việt Nam thì chúng tôi ít thấy nghiên cứu về siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy, đã có nghiên cứu nói về vấn đề sử dụng siêu âm hướng dẫn gây tê tủy sống ở người cao tuổi [7]. Nhằm tìm hiểu ứng dụng của siêu âm trong chọc dịch não tủy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá vai trò của siêu âm trong hướng dẫn chọc dịch não tủy” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá vai trò của hướng dẫn siêu âm trong kỹ thuật chọc dịch não tủy 2. Nhận xét một số khó khăn và biến chứng có thể gặp khi thực hiện kĩ thuật này | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu và sinh lý liên quan đến chọc dịch não tủy 3 1.1.1. Giải phẫu cột sống và các đốt sống 3 1.1.2. Giải phẫu cột sống thắt lưng 4 1.1.3. Các khoang 6 1.1.4. Tủy sống 6 1.1.5. Dịch não tuỷ 7 1.2. Quy trình kỹ thuật chọc dịch não tủy 9 1.2.1. Chỉ định chọc dịch não tủy 9 1.2.2. Chống chỉ định chọc dịch não tủy 10 1.2.3. Chuẩn bị chọc dịch não tủy 10 1.2.4. Các bước tiến hành chọc dịch não tủy 11 1.2.5. Các tai biến của chọc dịch não tủy và cách xử trí 14 1.3. Siêu âm hướng dẫn chọc dịch não tủy 15 1.3.1. Nguyên lý siêu âm 15 1.3.2. Vấn đề cơ bản về siêu âm cột sống 15 1.3.3. Giải phẫu siêu âm của cột sống và kĩ thuật siêu âm 16 1.3.4. Kỹ thuật siêu âm chọc dò dịch não tủy 23 1.4. Một số nghiên cứu về chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn của siêu âm 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 29 2.3. Các bước nghiên cứu 30 2.4. Các biến số nghiên cứu 31 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu 32 2.6. Qui trình kĩ thuật chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn siêu âm 33 2.6.1 Chuẩn bị: bệnh nhân, tư thế nằm, sát khuẩn 33 2.6.2 Siêu âm xác định điểm chọc kim 33 2.7. Xử lý số liệu 37 2.8. Đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.1. Đặc điểm tuổi. 38 3.1.2. Đặc điểm giới tính. 38 3.1.3. Đặc điểm BMI 39 3.1.4. Đặc điểm Glasgow 39 3.2. Vai trò của hướng dẫn siêu âm trong kỹ thuật chọc dịch não tủy 40 3.2.1. Thời gian siêu âm đánh dấu khe liên đốt sống 40 3.2.2. Mức độ khó xác định điểm chọc trên siêu âm. 40 3.2.3. Số lần chọc kim để lấy DNT 41 3.2.4. Thời gian chọc kim để lấy DNT. 41 3.2.5. Thời gian siêu âm xác định điểm chọc và thời gian chọc kim để lấy DNT 42 3.2.6. Chiều sâu của kim khi chọc DNT. 42 3.2.7. Các phương pháp vô cảm. 42 3.2.8. Kết quả lấy DNT. 43 3.2.9. Đặc điểm ca thất bại 43 3.3. Một số khó khăn và biến chứng của kỹ thuật chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn siêu âm 44 3.3.1. Biến chứng chọc DNT 44 3.2.2. Độ khó chọc DNT 44 3.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân với độ khó siêu âm 45 3.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân với độ sâu của kim. 46 3.3.5. Liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân với độ khó CDNT 47 3.3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân với biến chứng chọc DNT 48 Chương 4: BÀN LUẬN 49 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 4.2. Vai trò của hướng dẫn siêu âm trong kỹ thuật chọc dịch não tủy 50 4.3. Một số khó khăn và biến chứng của kỹ thuật chọc dịch não tủy dưới hướng dẫn siêu âm 54 KẾT LUẬN 59 KHUYẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG HƯỚNG DẪN CHỌC DỊCH NÃO TỦY | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyen Thi Tam_HSCC.pdf Restricted Access | 2.5 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.