Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/487
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. TS Nguyễn Thị Kiều Anh, 2. TS Phạm Hồng Nhung-
dc.contributor.authorNGUYỄN MẠNH HÙNG-
dc.date.accessioned2019-02-21T08:37:22Z-
dc.date.available2019-02-21T08:37:22Z-
dc.date.issued2018-10-16-
dc.identifier.citationBệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) do 4 týp huyết thanh dengue 1,2,3,4 (D1,2,3,4) gây nên với các biểu hiện lâm sàng nặng nhẹ khác nhau. Người nhiễm vi rút có thể không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, SXHD là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng của toàn cầu, đặc biệt đối với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khoảng 40% dân số thế giới, tương đương 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành dịch và có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh ghi nhận ở hơn 100 quốc gia khắp các châu lục, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính, hàng năm thế giới ghi nhận khoảng 50 -100 triệu trường hợp mắc, 500.000 trường hợp nặng phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong trung bình là 2,5%, tương đương khoảng 25.000 người chết mỗi năm [1]. Tại Việt Nam, SXHD lần đầu tiên được ghi nhận ở miền Bắc vào năm 1958, ở miền Nam là năm 1960. Sau đó, dịch lan rộng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, số mắc trung bình hàng năm luôn ở mức rất cao, khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp tử vong. Trong những năm gần đây, Hà Nội cũng liên tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về SXHD của khu vực miền Bắc. Năm 2015 cả nước có 88.324 ca bệnh SXHD trong đó có 57 ca tử vong [2], [3]. Số mắc tăng 15,9% so với trung bình giai đoạn 2010 – 2014 [4]. Hà Nội ghi nhận 15.405 ca bệnh, không có ca tử vong và 2.375 ổ dịch [2]. Bệnh xuất hiện tại 30/30 quận huyện và 496/584 xã phường. Bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi có mật độ dân cư đông đúc, cũng là nơi tập trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao động tự do và sinh viên đang học tập tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội thuê trọ tại các khu nhà tạm [2]. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao thông của cả nước, nơi có số lượng người nhập cư vì các lý do kinh tế, học tập, du lịch, công tác,… là rất lớn, mỗi ngày ước tính có hàng trăm nghìn người giao lưu qua lại trên địa bàn. Vì vậy, nguy cơ bùng phát các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có SXHD cũng rất cao. Trong thời gian qua, tại Hà Nội hầu hết các công trình nghiên cứu về SXHD tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, hoá chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc trong điều trị, kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh. Rất ít các nghiên cứu về sự lưu hành các týp vi rút dengue gây bệnh SXHD và phân tích mối liên quan của chúng đến đặc điểm dịch tễ. Để xác định týp vi rút tại Hà Nội là lưu hành địa phương và góp phần dự đoán tình hình dịch do các týp vi rút, từ đó cảnh báo cho các nhà lâm sàng cũng như cộng đồng trong việc phòng chống bệnh SXH, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu sự lưu hành các týp vi rút dengue và mối liên quan đến một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, năm 2015 - 2017” với mục tiêu: 1. Xác định sự lưu hành các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017. 2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân và mối liên quan đến các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/487-
dc.description.abstractBệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) do 4 týp huyết thanh dengue 1,2,3,4 (D1,2,3,4) gây nên với các biểu hiện lâm sàng nặng nhẹ khác nhau. Người nhiễm vi rút có thể không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, SXHD là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng của toàn cầu, đặc biệt đối với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khoảng 40% dân số thế giới, tương đương 2,5 tỷ người đang sống trong vùng lưu hành dịch và có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh ghi nhận ở hơn 100 quốc gia khắp các châu lục, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính, hàng năm thế giới ghi nhận khoảng 50 -100 triệu trường hợp mắc, 500.000 trường hợp nặng phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong trung bình là 2,5%, tương đương khoảng 25.000 người chết mỗi năm [1]. Tại Việt Nam, SXHD lần đầu tiên được ghi nhận ở miền Bắc vào năm 1958, ở miền Nam là năm 1960. Sau đó, dịch lan rộng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, số mắc trung bình hàng năm luôn ở mức rất cao, khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp tử vong. Trong những năm gần đây, Hà Nội cũng liên tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về SXHD của khu vực miền Bắc. Năm 2015 cả nước có 88.324 ca bệnh SXHD trong đó có 57 ca tử vong [2], [3]. Số mắc tăng 15,9% so với trung bình giai đoạn 2010 – 2014 [4]. Hà Nội ghi nhận 15.405 ca bệnh, không có ca tử vong và 2.375 ổ dịch [2]. Bệnh xuất hiện tại 30/30 quận huyện và 496/584 xã phường. Bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi có mật độ dân cư đông đúc, cũng là nơi tập trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao động tự do và sinh viên đang học tập tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội thuê trọ tại các khu nhà tạm [2]. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao thông của cả nước, nơi có số lượng người nhập cư vì các lý do kinh tế, học tập, du lịch, công tác,… là rất lớn, mỗi ngày ước tính có hàng trăm nghìn người giao lưu qua lại trên địa bàn. Vì vậy, nguy cơ bùng phát các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có SXHD cũng rất cao. Trong thời gian qua, tại Hà Nội hầu hết các công trình nghiên cứu về SXHD tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, hoá chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc trong điều trị, kiến thức, thái độ và thực hành của người dân trong phòng chống bệnh. Rất ít các nghiên cứu về sự lưu hành các týp vi rút dengue gây bệnh SXHD và phân tích mối liên quan của chúng đến đặc điểm dịch tễ. Để xác định týp vi rút tại Hà Nội là lưu hành địa phương và góp phần dự đoán tình hình dịch do các týp vi rút, từ đó cảnh báo cho các nhà lâm sàng cũng như cộng đồng trong việc phòng chống bệnh SXH, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu sự lưu hành các týp vi rút dengue và mối liên quan đến một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội, năm 2015 - 2017” với mục tiêu: 1. Xác định sự lưu hành các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017. 2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân và mối liên quan đến các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số nét cơ bản về bệnh sốt xuất huyết dengue 3 1.1.1. Tác nhân gây bệnh và đặc điểm vi rút 3 1.1.2. Các týp huyết thanh của vi rút dengue 6 1.1.3. Ổ chứa vi rút 7 1.1.4. Đường lây truyền và chu kỳ lây truyền vi rút 8 1.1.5. Lâm sàng 10 1.1.6. Điều trị 12 1.1.7. Phòng bệnh 12 1.2. Các phương pháp chẩn đoán 13 1.2.1. Chẩn đoán trực tiếp 13 1.2.2. Chẩn đoán gián tiếp 14 1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sốt xuất huyết 16 1.3.1 Dịch tễ bệnh trên thế giới 16 1.3.2. Dịch tễ bệnh tại Việt Nam 20 1.3.3. Dịch tễ bệnh tại Hà Nội 21 1.4. Một số nghiên cứu sốt xuất huyết dengue 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Địa điểm nghiên cứu 25 2.2. Thời gian nghiên cứu 25 2.3. Đối tượng nghiên cứu 25 2.4 Cỡ mẫu 25 2.4.1. Mẫu xét nghiệm ca bệnh giám sát SXHD 25 2.4.2. Phiếu điều tra của tất cả các bệnh SXHD 26 2.5. Phương pháp nghiên cứu 26 2.5.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.5.2. Biến số nghiên cứu 26 2.5.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 27 2.5.4. Phương tiện nghiên cứu 27 2.5.5. Các bước tiến hành 28 2.6. Xử lý số liệu 31 2.7. Đạo đức nghiên cứu 31 Chương 3: KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Sự lưu hành các týp vi rút dengue tại Hà Nội năm 2015 - 2017 32 3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 32 3.1.2. Sự lưu hành các týp vi rút dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017 37 3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân PCR dương tính và mối liên quan đến các týp vi rút dengue tại Hà Nội, 2015 - 2017 45 3.2.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân SXHD 45 3.2.2. Mối liên quan giữa các ca bệnh PCR dương tính và các đặc điểm dịch tễ 46 3.2.3. Mối liên quan giữa các týp vi rút dengue với đặc điểm dịch tễ 49 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Sự lưu hành các týp vi rút dengue tại Hà Nội 2015 – 2017 52 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 53 4.1.2. Kết quả xét nghiệm realtime RT-PCR 54 4.1.3. Sự lưu hành các týp vi rút dengue 56 4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue và mối liên quan giữa sự lưu hành của các týp vi rút dengue với một số đặc điểm dịch tễ học 62 4.2.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân sốt xuất huyết dengue 62 4.2.2. Mối liên quan giữa ca bệnh PCR dương tính với một số đặc điểm dịch tễ học 63 KẾT LUẬN 72 KIẾN NGHỊ 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CÁC TÝP VI RÚT DENGUE VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HÀ NỘI, NĂM 2015-2017vi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyen Manh Hung_ Vi Sinh.pdf
  Restricted Access
3 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.