Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/478
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Nguyễn Bắc, Hùng | - |
dc.contributor.author | VŨ ĐÌNH, TÂM | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T02:20:11Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T02:20:11Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/478 | - |
dc.description.abstract | Bàn tay là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Một đôi bàn tay hoàn thiện có thể thực hiện đầy đủ chức năng từ đơn giản tới phức tạp thông qua các động tác: sấp, ngửa, gấp, duỗi, đối chiếu, cầm nắm và cảm giác tinh tế. Dị tật bẩm sinh bàn ngón tay là nhóm dị tật có thể gây ảnh hưởng tới chức năng từ nhẹ tới nặng và được chia ra nhiều nhóm bệnh, một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất là dị tật dính ngón tay bẩm sinh (congenital syndactyly of the fingers). Dị tật dính ngón tay là tình trạng các ngón tay bị dính lại với nhau và không tách rời trong quá trình phát triển chi, tổn thương có thể là dính phần mềm và/hoặc dính xương, sụn, khớp, móng các ngón liền kề nhau. Đây là một trong những bất thường bẩm sinh bàn tay hay gặp nhất [1]. Theo nghiên cứu của Castilla EE và cộng sự, số trẻ mắc dị tật dính ngón tay bẩm sinh là 3-4 trẻ trên 10.000 trẻ sinh ra còn sống [2]. Tỷ lệ dính ngón tay ở nam thường cao hơn nữ gấp hai lần [3], [4], [5], [6]. Nguyên nhân của dính ngón là do sự bất thường trong quá trình phân chia và biệt hóa các ngón tay trong bào thai (tuần thứ 4 đến tuần thứ 8) [3], [7]. Khoảng 10-40% trường hợp dính ngón tay có tiền sử gia đình đã có người mắc [3], [4], [8]. Đặc điểm lâm sàng của dị tật này rất đa dạng với những hình thái dính ngón từ nhẹ tới nặng tương ứng sự ảnh hưởng chức năng từ ít tới nhiều và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bàn tay. Có rất nhiều nghiên cứu của tác giả nước ngoài đã đưa ra các cách phân loại. Căn cứ vào mức độ dính, dị tật dính ngón được phân thành: dính ngón không hoàn toàn (incomplete syndactyly) và dính ngón hoàn toàn (complete syndactyly). Căn cứ vào tổn thương giải phẫu và mức độ cần can thiệp phẫu thuật dính ngón còn được phân thành: dính ngón đơn giản (simple syndactyly) và dính ngón phức tạp (complex syndactyly). 2 Việc hiểu rõ về đặc điểm hình thái tổn thương và những hạn chế chức năng dị tật gây ra là yếu tố rất quan trọng giúp các phẫu thuật viên tạo hình lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất. Phẫu thuật điều trị dị tật dính ngón tay bẩm sinh đã được thực hiện từ khá lâu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam mới chỉ có 1 nghiên cứu về dị tật dính ngón tay bẩm sinh được công bố. Tuy nhiên các nghiên cứu về dị tật dính ngón tay bẩm sinh ở Việt Nam và trên thế giới chủ yếu tập trung vào kỹ thuật điều trị, các phương pháp điều trị, đánh giá kết quả điều trị và chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về đặc điểm dị tật dính ngón tay bẩm sinh. | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Y Hà Nội | vi |
dc.subject | dị tật dính ngón tay bẩm sinh | vi |
dc.subject | điều trị dị tật dính ngón tay bẩm sinh | vi |
dc.title | MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊ TẬT DÍNH NGÓN TAY BẨM SINH | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
TÂM THS PTTHINH.pdf Restricted Access | 2.61 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.