Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4637
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần Ngọc, Ánh-
dc.contributor.advisorLê Văn, Thành-
dc.contributor.authorTrương Thị Ánh, Huyền-
dc.date.accessioned2024-01-03T02:50:07Z-
dc.date.available2024-01-03T02:50:07Z-
dc.date.issued2023-10-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4637-
dc.description.abstractGhép tạng là phương pháp điều trị phẫu thuật thay thế cơ quan bệnh bằng cơ quan tương ứng của người khác. Những người bệnh suy tạng giai đoạn cuối không còn khả năng điều trị bảo tồn, có thể có được cơ hội sống sót nếu được ghép tạng. Các mô, cơ quan có thể cấy ghép như: tim, thận, gan, phổi, ruột, tụy và tủy xương. Ghép gan là phẫu thuật thay thế gan bị bệnh bằng một phần hay toàn bộ gan từ người cho. Năm 1963, Starzl đã thực hiện ca ghép gan đầu tiên trên thế giới trên một bệnh nhi 3 tuổi bị teo đường mật bẩm sinh, tuy nhiên đã tử vong ngay trong quá trình phẫu thuật vì rối loạn đông máu. Trong năm ca ghép gan đầu tiên, không có bệnh nhân nào sống sót quá 23 ngày do biến chứng thải ghép và nhiễm trùng. Sau 3 năm với các nghiên cứu về hòa hợp miễn dịch, thuốc chống thải ghép...thì đến năm 1967 cũng chính Starzl đã thực hiện thành công ca ghép gan trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn cuối với thời gian sống thêm là 16 tháng và tử vong sau đó do bệnh tái phát1. Tại Việt Nam, năm 2004, ca ghép gan đầu tiên trên bệnh nhi 9 tuổi bị teo đường mật bẩm sinh, thực hiện tại Viện Bỏng quốc gia, với sự tham gia của các bác sĩ từ Học viện Quân y, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia Nhật Bản... Người hiến gan là bố đẻ của bệnh nhi. Với sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng ngày càng nâng cao và sự ra đời của các thuốc chống thải ghép mới thì tỷ lệ thành công và thời gian sống của bệnh nhân ghép gan được kéo dài. Các liệu pháp azathioprine, corticosteroid và antilymphocyte globulin từ năm 1967 đến 1980, 170 ca ghép gan đã được thực hiện tại Đại học Colorado, với tỷ lệ sống sót sau 1 năm là 30%. Từ năm 1968 đến 1983, 138 ca ghép gan đã được thực hiện ở Cambridge (Anh), với kết quả tương tự2. Với sự ra đời của cyclosporin, và bằng cách kết hợp việc sử dụng cyclosporin với việc bổ sung corticosteroid, tỷ lệ sống sót sau khi ghép gan tăng hơn gấp đôi3 . Theo American Liver Foundation, tỷ lệ sống sót sau 1 năm và 5 năm đối với các ca ghép gan là lần lượt là 89% và 75% và liên tục được cải thiện4. Tại Việt Nam, qua gần 20 năm phát triển kỹ thuật ghép gan, hiện nay có 9 trung tâm ghép gan trên cả nước, ghép được trên 500 ca. Tính đến tháng 1/2023, Bệnh viện Nhi Trung ương ghép thành công 39 ca, bệnh viện Trung ương quân đội 108 ghép thành công trên 160 ca, thời gian sống sau 1 năm là 95%, sau 3 năm là 90%. Ghép gan đã được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, giúp họ được sống và có thể phục hồi chất lượng cuộc sống gần như hoặc như một người bình thường. Đạt được chất lượng cuộc sống đầy đủ (Quality-of-life: QOL) là một chỉ số đang trở nên ngày càng quan trọng để đo lường về sự thành công trong điều trị sau khi ghép gan. Khi những tiến bộ về y tế và sức khỏe cộng đồng đã dẫn đến các phương pháp điều trị tốt hơn, làm chậm tỷ lệ tử vong và thời gian sống được kéo dài thì các yếu tố về chất lượng cuộc sống (sức khỏe thể chất, tinh thần…) của người được ghép gan ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ghép gan” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định, một số thang điểm ở bệnh nhân trước ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. 2. Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF – 36 và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Nghiên cứu trên 70 bệnh nhân ghép gan tại Bệnh viện trung ương quân đội 108 từ 07 năm 2017 đến 01 năm 2023, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm chung, chỉ định và một số thang điểm của bệnh nhân trước ghép gan - Tuổi trung bình là 50,17; tỉ lệ nam/nữ là 6/1 - 97,1% bệnh nhân nhận ghép gan từ người cho sống với chỉ định ghép gan chủ yếu 3 nhóm chính: suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, ung thư biểu mô tế bào gan và xơ gan - Trung bình thời gian sau ghép gan là 18,77 (tháng), nhiều nhất là nhóm dưới 36 tháng - Điểm MELD trung bình trước ghép gan là 23,59. 72,9% trường hợp từ 15 điểm trở lên - 40% bệnh nhân thuộc nhóm Child Pugh C, 35,7 % Child Pugh B và 24,3% Child Pugh A 2. Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF – 36 và mối liên quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau ghép gan - Điểm của hai lĩnh vực sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần qua bộ câu hỏi SF - 36 lần lượt là: 68,51±19,19(điểm thấp nhất (58,21±40,54)) và 75,09±17,97 (điểm cao nhất (82,06±15,36)). - 47,1% BN làm công việc toàn thời gian; 37,1% BN không có khả năng lao động bình thường sau ghép gan - Điểm SDS trung bình là 34,04; 95,7% thuộc nhóm không có rối loạn trầm cảm - Chất lượng cuộc sống (bộ câu hỏi SF – 36) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo nhóm tuổi, giới tính, loại hình ghép gan, điểm MELD trước ghép gan, thời gian sau ghép gan và khả năng lao động sau ghép gan. - Chất lượng cuộc sống (bộ câu hỏi SF – 36) không có sự khác biệt giữa các nhóm có chỉ định ghép gan khác nhau. - SF – 36 có mối tương quan tuyến tính với SDS với hệ số tương quan là r = -0,514 (lĩnh vực sức khỏe thể chất) và r = -0,578 (lĩnh vực sức khỏe tinh thần).vi_VN
dc.description.tableofcontentsDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Ghép gan 3 1.1.1. Tình hình ghép gan trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình ghép gan tại Việt Nam 4 1.1.3. Các phương pháp ghép gan 5 1.2. Chỉ định và một số thang điểm đánh giá trên bệnh nhân ghép gan 6 1.2.1. Chỉ định ghép gan theo các nhóm bệnh 6 1.2.2. MELD – Mô hình bệnh gan giai đoạn cuối 14 1.2.3. Hệ thống điểm Child Pugh 15 1.2.4. Chống chỉ định ghép gan 16 1.3. Chất lượng cuộc sống 16 1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống 16 1.3.2. Một số thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ghép gan 18 1.4.Các nghiên cứu về SF- 36 (36-Item Short Form Survey) – Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống SF – 36, trong đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ghép gan 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.2.Chỉ số/biến số nghiên cứu 26 2.3. Xử lí số liệu 31 Sai số và khống chế sai số 32 2.4.Đạo đức nghiên cứu 32 Sơ đồ nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 34 3.1.1. Tuổi 34 3.1.2. Giới tính 35 3.1.3. Loại hình ghép gan 35 3.1.4. Thời gian sau ghép gan 36 3.2. Nhận xét chỉ định, một số thang điểm ở bệnh nhân trước ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. 37 3.3. Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF – 36 và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 40 3.3.1. Điểm CLCS ở bệnh nhân ghép gan bằng SF-36 40 3.3.2. Khả năng lao động sau ghép gan 41 3.3.3. Đánh giá rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ghép gan qua thang đánh giá trầm cảm Zung (SDS) 41 3.3.4. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và tuổi 42 3.3.5. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và giới tính 43 3.3.6. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và loại hình ghép gan 44 3.3.7. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và chỉ định ghép gan 45 3.3.8. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và điểm MELD trước ghép gan 46 3.3.9. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và thời gian ghép gan 47 3.3.10. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và khả năng lao động sau ghép gan 48 3.3.11. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và mức độ rối loạn trầm cảm theo test Zung (SDS) trên bệnh nhân ghép gan 49 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 50 4.1.Đặc điểm nhóm nghiên cứu 50 4.1.1. Tuổi 50 4.1.2. Giới tính 50 4.1.3. Loại hình ghép gan 51 4.1.4. Thời gian sau ghép gan 52 4.2. Nhận xét chỉ định, một số thang điểm ở bệnh nhân trước ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 53 4.2.1. Chỉ số MELD của bệnh nhân trước ghép gan 56 4.2.2. Phân loại Child Pugh của bệnh nhân trước ghép gan 57 4.3. Khảo sát chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi SF – 36 và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. 57 4.3.1. Điểm CLCS ở bệnh nhân ghép gan bằng SF-36 57 4.3.2. Khả năng lao động sau ghép gan 59 4.3.3. Đánh giá rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ghép gan qua thang đánh giá trầm cảm Zung (SDS) 60 4.3.4. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và tuổi 62 4.3.5. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và giới tính 62 4.3.6. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và loại hình ghép gan 64 4.3.7. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và chỉ định ghép gan 65 4.3.8. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và điểm MELD trước ghép gan 66 4.3.9. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và thời gian ghép gan 67 4.3.10. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và khả năng lao động sau ghép gan 69 4.3.11. Mối tương quan giữa điểm CLCS sử dụng bộ câu hỏi SF-36 và mức độ rối loạn trầm cảm theo test Zung (SDS) trên bệnh nhân ghép gan 70 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectSF - 36vi_VN
dc.subjectghép ganvi_VN
dc.titleĐánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ghép ganvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Trương Thị Ánh Huyền-BSNT46Noikhoa-2021-2024.docx
  Restricted Access
793.25 kBMicrosoft Word XML
Trương Thị Ánh Huyền-BSNT46Noikhoa-2021-2024.pdf
  Restricted Access
2.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.