Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4635
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐẶNG, THỊ HẢI VÂN-
dc.contributor.authorPHẠM, VĂN CƯỜNG-
dc.date.accessioned2024-01-03T02:48:39Z-
dc.date.available2024-01-03T02:48:39Z-
dc.date.issued2023-11-16-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4635-
dc.description.abstractViêm cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị viêm cấp tính do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thường gặp là do virus. Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ tim cấp rất đa dạng, từ không có biểu hiện lâm sàng đến bệnh cảnh cấp tính và nguy kịch, có thể dẫn tới tử vong. Tình trạng nặng gặp trong giai đoạn tiến triển do hoại tử tế bào cơ tim làm giảm khả năng co bóp của tim, thay đổi các đặc tính sinh học của cơ tim có thể gây nên bệnh cảnh nguy kịch như suy tim cấp, rối loạn nhịp, sốc tim và thậm chí ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện điều trị và hỗ trợ kịp thời thì chức năng tim có thể hồi phục hoàn toàn do viêm cơ tim cấp thường diễn biến trong một vài tuần, một vài trường hợp tiến triển thành bệnh cơ tim giãn.1 Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm cơ tim đặc biệt trong giai đoạn cấp, là biến chứng thường gặp, xuất hiện ở 25% – 49% các trường hợp (theo nghiên cứu của Hasan F.Othman và cộng sự).2 Trong nghiên cứu của Cathlen R.Pruitt (2021) có 34,8% số bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp, trong đó nhịp nhanh thất (73,9%), block nhĩ thất hoàn toàn (8,7%), rung thất (8,7%), rối loạn nhịp khác (13,2%).3 Chính những rối loạn nhịp ác tính ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp làm cho bệnh trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở trẻ không có bệnh tim cấu trúc trước đó.4 Hiện nay tại Việt Nam, viêm cơ tim cấp ngày càng được phát hiện và quan tâm nhiều hơn. Tuy đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về viêm cơ tim cấp nhưng đa số tập trung vào việc chẩn đoán sớm, chính xác, so sánh giá trị giữa các phương tiện chẩn đoán và đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị khác nhau hoặc đi sâu đánh giá vào nhóm bệnh nhân nặng có sốc tim sử dụng oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO). Nghiên cứu gần đây của tác giả Tạ Anh Tuấn và cộng sự tại khoa Điều trị tích cực Nội Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy trong tổng số 54 bệnh nhân viêm cơ tim cấp nhập viện, có 37 bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp tim và được điều trị hỗ trợ bằng ECMO. Trong nhiên cứu này, tỷ lệ trẻ có rối loạn nhịp nhanh thất là 40,52% và block nhĩ thất hoàn toàn là 16,21%.5 Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu riêng đề cập đến các rối loạn nhịp tim xuất hiện ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp, đặc biệt là ở trẻ em. Vậy, ở trẻ viêm cơ tim cấp, tỷ lệ và đặc điểm các rối loạn nhịp tim hay gặp là gì? Yếu tố nào liên quan đến sự xuất hiện rối loạn nhịp tim trên trẻ mắc viêm cơ tim cấp? Để trả lời câu hỏi và tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018 - 2023. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về viêm cơ tim cấp 3 1.1.1. Đại cương về viêm cơ tim cấp 3 1.1.2. Nguyên nhân gây viêm cơ tim cấp 3 1.1.3. Chẩn đoán viêm cơ tim cấp ở trẻ em 5 1.1.4. Điều trị viêm cơ tim cấp 6 1.1.5. Tiến triển và tiên lượng của bệnh viêm cơ tim cấp 7 1.2. Đặc điểm và tỷ lệ một số loại rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 7 1.2.1. Cơ chế rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 7 1.2.2. Các loại rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 15 1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 16 1.2.4. Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 19 1.2.5. Tiên lượng sau điều trị của rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 24 1.2.6. Các nghiên cứu về rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 24 CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.2. Địa điểm nghiên cứu 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 2.4. Các biến số, chỉ số, định nghĩa, tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu 31 2.4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 31 2.4.2. Biến số phục vụ mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm các loại rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương 33 2.4.3. Biến số phục vụ mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp. 34 2.5. Thu thập và xử lí số liệu 38 2.5.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 38 2.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 38 2.6. Sai số và khống chế sai số 39 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41 3.2. Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm các loại rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 45 3.3. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp. 52 3.3.1. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến xuất hiện rối loạn nhịp tim 52 3.3.2. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim 60 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61 4.1.1. Tỷ lệ xuất hiện rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 61 4.1.2. Phân bố tuổi 61 4.1.3. Phân bố giới 62 4.1.4. Triệu chứng lâm sàng 63 4.1.5. Lý do vào viện 65 4.2. Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm các loại rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 66 4.2.1. Số lượng rối loạn nhịp xuất hiện trên mỗi bệnh nhân 66 4.2.2. Tỷ lệ các loại rối loạn nhịp tim xuất hiện 67 4.2.3. Rối loạn nhịp tim xuất hiện đầu tiên 68 4.2.4. Thời gian xuất hiện rối loạn nhịp tim 69 4.2.5. Rối loạn nhịp tim ác tính 69 4.2.6. Mức độ điều trị hồi sức 72 4.3. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp. 73 4.3.1. Yếu tố dịch tễ 73 4.3.2. Triệu chứng lâm sàng 73 4.3.3. Xét nghiệm hóa sinh máu 74 4.3.4. Biến đổi điện tâm đồ 77 4.3.5. Biến đổi siêu âm tim 78 4.3.6. Điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ viêm cơ tim cấp 79 KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectViêm cơ tim cấpvi_VN
dc.subjectRối loạn nhịp timvi_VN
dc.titleRỐI LOẠN NHỊP TIM Ở TRẺ VIÊM CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN THẠC SĨ - BSNT PHẠM VĂN CƯỜNG - NHI KHOA K46.docx
  Restricted Access
1.07 MBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN THẠC SĨ - BSNT PHẠM VĂN CƯỜNG - NHI KHOA K46.pdf
  Restricted Access
1.86 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.