Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/462
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Nguyễn Thị Việt, Hà | - |
dc.contributor.advisor | TS. Lê Minh, Trác | - |
dc.contributor.author | LÊ PHƯƠNG, LINH | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-20T08:15:27Z | - |
dc.date.available | 2019-02-20T08:15:27Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/462 | - |
dc.description.abstract | Sinh non là một thách thức lớn trong chăm sóc sức khoẻ chu sinh, là nguyên nhân của phần lớncác trường hợp tử vong chu sinh đồng thời là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và tàn tật sau này. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ đẻ non chào đời. Tỷ lệ sinh non có xu hướng ngày càng gia tăng, dao động từ 5% đến 18% tổng trẻ sinh ra trên 184 quốc gia [1]. Các biến chứng do sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, con số tử vong lên đến gần 1 triệu trẻ vào năm 2015. Với sự phát triển của chăm sóc y tế, ba phần tư số trẻ đẻ non có thể được cứu sống. Tại Việt Nam, theo thống kê tại các bệnh viện phụ sản trên cả nước, tỷ lệ trẻ sinh non tháng (dưới 37 tuần), nhẹ cân (500 - 2500 gam), chiếm khoảng 10% tỉ lệ trẻ sơ sinh, và con số này ngày càng gia tăng. Tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương, tỷ lệ trẻ sinh non trong hai năm 2015 và 2016 lần lượt là 19,81% và 16,94% [2]. Chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt ở trẻ đẻ cực non và rất non tháng là rất quan trọng trong những tuần đầu sau đẻ, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau từ việc quản lý thai nghén, hồi sức cấp cứu tại phòng sinh tốt, cho đến việc chăm sóc trẻ sau đẻ như đảm bảo thân nhiệt, hô hấp, việc nuôi dưỡng dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn và theo dõi các diễn biến về sự phát triển thần kinh - tâm thần, các biến chứng trên sự phát triển thị giác và thính giác. Nuôi dưỡng trẻ trong những tuần đầu đời ở những trẻ này rất khó vì cấu trúc và chức năng các cơ quan của trẻ đều chưa hoàn chỉnh. Vấn đề khá mâu thuẫn khi trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, đường, protid, lipid, điện giải, các vitamin và yếu tố vi lượng để cơ thể tiếp tục phát triển trong khi hệ thống tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Trước đây việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho nhóm trẻ này này chủ yếu qua đường tĩnh mạch. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi ăn bằng đường miệng sớm và đúng giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt, giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử, tăng cường sự trưởng thành của hệ tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch cho trẻ. Mục tiêu trong nuôi dưỡng trẻ rất nhẹ cân, non tháng là lượng thức ăn tối đa trẻ cần đạt được trong thời gian ngắn nhất, đồng thời duy trì tăng trưởng và dinh dưỡng tối ưu, tránh những hậu quả bất lợi của việc cho ăn nhanh. Đây là vấn đề còn chưa được thống nhất trong nhiều quốc gia. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về nuôi dưỡng đường tiêu hoá cho nhóm trẻ rất nhẹ cân, non tháng đem lại nhiều hiệu quả đáng kể [3],[4],[5]. Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy nuôi dưỡng bằng đường tiêu hoá mang lại nhiều ưu điểm hơn so với dinh dưỡng tĩnh mạch toàn thể, tránh được các biến chứng liên quan đến việc đặt ống thông tĩnh mạch rốn, nhiễm khuẩn huyết, và các phản ứng phụ của tình trạng nhịn ăn kéo dài. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng cho nhóm trẻ sinh non này. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ cực non và rất non tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương" | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Y Hà Nội | vi |
dc.subject | Đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ cực non và rất non tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI DƯỠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở TRẺ CỰC NON VÀ RẤT NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LÊ PHƯƠNG LINH NHI THS.docx Restricted Access | 897.22 kB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.