Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4614
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Ngọc Quang | - |
dc.contributor.advisor | Hồ Thị, Kim Thanh | - |
dc.contributor.author | Ninh Thị, Như Quỳnh | - |
dc.date.accessioned | 2023-12-20T03:58:39Z | - |
dc.date.available | 2023-12-20T03:58:39Z | - |
dc.date.issued | 2023-12 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4614 | - |
dc.description.abstract | * Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 360 đối tượng tăng huyết áp tại 4 xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng rối loạn lipid máu của người tăng huyết áp được quản lý tại trạm y tế xã của huyện Lâm Thao, Phú Thọ năm 2022. 2) Mô tả thực trạng kiến thức về rối loạn lipid máu của người bệnh tăng huyết áp đang quản lý điều trị tại tuyết xã ở huyện lâm Thao, Phú Thọ năm 2022. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2023 Sau nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận đáng chú ý sau * Về thực trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp - Tình trạng rối loạn lipid máu rất phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp (90,3%). - Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo theo tiêu chuẩn NCEP/ATP III 2001 của từng chỉ số LDL-C, HDl-C, cholesterol toàn phần, triglyceride lần lượt là 84,4%; 21,9%; 54,4% và 69,2%. - Phần lớn các bệnh nhân chưa được quan tâm, theo dõi và điều trị đúng mức (chỉ có 25% bệnh nhân có chỉ định hiện đang được điều trị). Tất cả các bệnh nhân đang điều trị đều được sử dụng thuốc nhóm statin hoạt lực yếu và trung bình. - Các yếu tố ảnh hưởng lên chỉ số lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có sự khác biệt giữa hai giới. Hút thuốc lá và uống rượu có ảnh hưởng lên LDL-C, HDL-C ở nam. Tuổi cao và thói quen ăn mặn có ảnh hưởng lên chỉ số triglyceride ở nữ. Tình trạng thừa cân béo phì và ít vận động thể lực cũng có mối liên hệ với kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần ở nữ. *Nhận thức về rối loạn lipid máu - Nhận thức của bệnh nhân tăng huyết áp về rối loạn lipid máu còn khá hạn chế. - Có 45% số bệnh nhân được hỏi trả lời sai hoặc không biết về mối liên hệ giữa rối loạn lipid máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. - Từ 31% đến 40% số bệnh nhân được hỏi trả lời sai hoặc không biết về các yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu như ăn nhiều chất béo, ăn nhiều muối, ít hoạt dộng thể lực, thừa cân, béo phì. - Hầu hết các bệnh nhân (97%) chưa từng nghe hoặc nhận biết về chỉ số LDL-C. - Từ 42% đến 65% trả lời sai hoặc không biết các câu hỏi về kiến thức liêu quan đến việc theo dõi và điều trị rối loạn lipid máu. - Hiểu biết của người dân về rối loạn lipid máu là không đồng nhất. Có 62% người có hiểu biết về rối loạn lipid máu và 38% có hiểu biết tốt về rối loạn lipid máu. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Lipid máu và rối loạn chuyển hoá lipid 4 1.1.1. Định nghĩa 4 1.1.2. Sơ lược về các thành phần lipid 4 1.1.3. Chuyển hóa của lipid máu 7 1.1.4. Rối loạn lipid máu 9 1.1.5. Vai trò của nhóm thuốc hạ lipid máu 11 1.2. Rối loạn lipid máu ở người tăng huyết áp 17 1.3. Ước tính nguy cơ Tim mạch 21 1.4. Một số nghiên cứu đáng chú ý đã được tiến hành trước đây 25 1.5. Quy định về quản lý tăng huyết áp và rối loạn lipid máu ở trạm y tế xã 29 1.6. Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao 30 1.7. Trạm Y tế xã 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.2. Thời gian nghiên cứu 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.3.2. Cỡ mẫu 32 2.3.3. Các bước tiến hành 33 2.3.4. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu 38 2.3.5. Phương tiện đo đạc 43 2.3.6. Sai số và phương pháp hạn chế sai số 44 2.3.7. Đạo đức nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 46 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 46 3.2. Đặc điểm các chỉ số lipid máu 52 3.3. Nhận thức của bệnh nhân về rối loạn lipid máu 64 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 69 4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 69 4.2. Bàn về thực trạng kiểm soát huyết áp 70 4.3. Bàn luận về thực trạng rối loạn lipid máu 71 4.4. Bàn về tình hình kiểm soát lipid máu 74 4.5. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp 75 4.5.1 LDL-C 75 4.5.2 Triglyceride 76 4.5.3 HDL-C 77 4.5. Cholesterol toàn phần 78 4.6. Bàn luận về những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng thuốc kiểm soát lipid máu 78 4.7. Bàn luận về nhân thức của bệnh nhân về rối loạn lipid máu 79 4.8. Hạn chế của nghiên cứu 82 KẾT LUẬN 83 KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | lipid máu | vi_VN |
dc.subject | tăng huyết áp | vi_VN |
dc.subject | trạm y tế xã | vi_VN |
dc.subject | Tim mạch dự phòng | vi_VN |
dc.title | THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI TRẠM Y TẾ XÃ | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Ninh Thị Như Quỳnh, Bác sĩ nội trú 46, chuyên ngành Nội Tim mạch.pdf Restricted Access | 3.47 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
Ninh Thị Như Quỳnh, Bác sĩ nội trú 46, chuyên ngành Nội Tim mạch.docx Restricted Access | 9.76 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.