Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/459
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Cung Hồng, Sơn-
dc.contributor.authorHỒ HỮU, SƠN-
dc.contributor.authorTS. Mai Quốc, Tùng-
dc.date.accessioned2019-02-20T07:57:32Z-
dc.date.available2019-02-20T07:57:32Z-
dc.date.issued2018-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/459-
dc.description.abstractBệnh lý thị thần kinh là nguyên nhân gây giảm hoặc mất thị lực thường gặp trong thực hành lâm sàng nhãn khoa. Chẩn đoán bệnh thường chủ yếu dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng [1]. Bệnh sử của bệnh nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến nguyên nhân của bệnh thị thần kinh. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định để phân loại các thể bệnh lý thị thần kinh khác nhau mà từ đó các biểu hiện lâm sàng cũng như cận lâm sàng cũng theo đó mà có những khác biệt. Điển hình như khởi phát bệnh nhanh thường gặp trong bệnh lý thị thần kinh do mất myelin, do viêm, thiếu máu và chấn thương [2]. Ngược lại bệnh cảnh khởi phát từ từ, diễn biến hàng tháng được chỉ ra do các nguyên nhân như chèn ép, ngộ độc, chế độ dinh dưỡng, thậm chí kéo dài hàng năm gặp trong các bệnh lý thị thần kinh di truyền. Các bệnh thị thần kinh thường liên quan đến các bệnh toàn thân. Do tính chất đa dạng của bệnh nguyên cũng như các biểu hiện lâm sàng ít mang tính chất đặc hiệu, việc thăm khám kỹ kết hợp với các khám nghiệm cận lâm sàng như thị trường, sắc giác, điện chẩm kích thích, cộng hưởng từ, OCT sẽ giúp chẩn đoán xác định được hình thái bệnh thị thần kinh. Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu, báo cáo ca lâm sàng về bệnh lý thị thần kinhcác thể: do viêm mất myelin cấp [3], do thiếu máu, do ngộ độc. Ở Việt Nam, có một vài nghiên cứu về bệnh thị thần kinh [4],[5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào viêm thị thần kinh tự phát. Chưa có nghiên cứu nào về các bệnh lý thị thần kinh khác như thiếu máu thị thần kinh hay gặp ở đối tượng là người cao tuổi, và các bệnh thị thần kinh liên quan đến tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh toàn thân, đặc biệt là thuốc chống lao Ethambutol. Do các bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi, và thường kèm theo các bệnh lý toàn thân khác như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, lao, bệnh hô hấp, bệnh thận, việc điều trị các bệnh lý thị thần kinh này cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên ngành liên quan để đạt được kết quả tốt nhất. Với mong muốn làm sáng tỏ hơn các vấn đề về bệnh lý thị thần kinh cùng các yếu tố liên quan xâu chuỗi thành hệ thống giúp cho các sơ sở chuyên khoa mắt có thể tham khảo áp dụng nâng cao năng lực khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh thị thần kinh và các yếu tố liên quan tại bệnh viện lão khoa trung ương”vi
dc.language.isovivi
dc.publisherĐH Y Hà Nộivi
dc.subjectđặc điểm bệnh thị thần kinh và các yếu tố liên quan tại bệnh viện lão khoa trung ươngvi
dc.titleNghiên cứu đặc điểm bệnh thị thần kinh và các yếu tố liên quan tại bệnh viện lão khoa trung ươngvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
MAT CKII HoHuuSon.docx
  Restricted Access
7.72 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.