Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4595
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DCGiá trị Ngôn ngữ
dc.contributor.advisorNguyễn, Hải Anh-
dc.contributor.advisorPhan, Thu Phương-
dc.contributor.authorAn Xuân, Hảo-
dc.date.accessioned2023-12-15T08:18:42Z-
dc.date.available2023-12-15T08:18:42Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4595-
dc.description.abstractBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp phổ biến và đồng thời là nguyên nhân tử vong xếp hạng thứ tư trên thế giới hiện nay1. Năm 2010, trên toàn thế giới có khoảng 385 triệu người mắc COPD, tương đương với tỉ lệ 11,7% và có khoảng 3 triệu người tử vong mỗi năm2. Ở các nước có thu nhập trung bình - thấp, COPD được coi là kẻ giết người thầm lặng với ước tính có khoảng 328 triệu người mắc và có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong trong 15 năm tới3. Ở Việt Nam, theo Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2009), tỉ lệ mắc BPTNMT là 4,2% ở những đối tượng trên 40 tuổi4. Theo dự đoán, đến năm 2030, BPTNMT sẽ trở thành nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ ba trên thế giới chỉ sau bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ và ước tính đến năm 2060 con số từ vong do BPTNMT và các rối loạn liên quan sẽ lên khoảng 5,4 triệu người mỗi năm1,5. Do tính chất phổ biến, mạn tính, khả năng gây nguy cơ tàn phế về hô hấp cao cùng với tốn kém trong chi phí điều trị. BPTNMT được coi là một gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Loãng xương là một bệnh rối loạn hệ thống xương đặc trưng bởi khối lượng xương thấp và những thay đổi vi cấu trúc làm tăng nguy cơ gãy xương6. Nguy cơ gãy xương phụ thuộc vào sức mạnh của xương, được xác định bởi mật độ khoáng của xương (BMD) và chất lượng xương7. Loãng xương là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới, vì gãy xương do loãng xương có liên quan đến gia tăng tỷ lệ tử vong, suy giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống (QOL). Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 200 triệu người mắc loãng xương, 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương8. Ở Việt Nam, con số loãng xương ước tính là 2,8 triệu người, chiếm 30% phụ nữ trên 50 tuổi.8 Loãng xương đã được công nhận là một bệnh đi kèm chính trong COPD. Căn nguyên của loãng xương trong COPD rất phức tạp và các yếu tố nguy cơ khác nhau có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh của nó, chẳng hạn như tuổi già, hút thuốc lá9, viêm hệ thống, thiếu vitamin D và sử dụng corticosteroid dạng uống hoặc hít (ICS), hạn chế vận động, suy kiệt. Tỷ lệ loãng xương được báo cáo ở bệnh nhân COPD dao động rộng rãi từ 24% đến ~ 80% tùy nghiên cứu9. Loãng xương, dẫn đến gãy xương là một trong những tình trạng bệnh đi kèm chính ở bệnh nhân COPD tiến triển10. Bệnh nhân COPD có nguy cơ loãng xương cao hơn so với những người khỏe mạnh và mất xương xảy ra trong một thời gian dài11. Khi biến chứng gãy xương xảy ra, chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này, những người vốn đã bị hạn chế vì bệnh phổi, lại càng giảm sút12. Do đó, việc chẩn đoán sớm nên được chú ý, đồng thời các biện pháp phòng ngừa và điều trị có thể tránh hoặc giảm hậu quả của bệnh loãng xương. Kết quả các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh đồng thời chỉ ra các nguyên nhân có thể gây loãng xương. Điều này giúp các bác sỹ lâm sàng tiếp cận một cách toàn diện hơn đối với bệnh nhân COPD, qua đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng, giảm hậu quả của loãng xương ở bệnh nhân COPD. Tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai" với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023. 2. Khảo sát mật độ xương và một số yếu tố liên quan của nhóm đối tượng trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về COPD 3 1.1.1. Định nghĩa về COPD 3 1.1.2. Dịch tễ COPD 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh COPD 4 1.1.4. Yếu tố nguy cơ COPD 6 1.1.5. Chẩn đoán và phân loại COPD 8 1.1.6. Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2022 13 1.1.7. Đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe COPD 14 1.2. Bệnh loãng xương 22 1.2.1. Sinh lý xương 22 1.2.2. Khái niệm loãng xương 23 1.2.3. Phân loại loãng xương 24 1.2.4. Yếu tố nguy cơ loãng xương 25 1.2.5. Chẩn đoán loãng xương 27 1.3. Bệnh loãng xương ở bệnh nhân COPD 30 1.3.1. Nguyên nhân gây loãng xương ở bệnh nhân COPD 31 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh 33 1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu 39 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 39 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 39 2.2.4. Cách chọn mẫu 39 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 39 2.3.6. Các chỉ số, biến số nghiên cứu chính trong nghiên cứu 43 2.3.7. Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số, biến số nghiên cứu 47 2.2.8. Phương pháp thống kê 49 2.3. Đạo đức nghiên cứu 49 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 51 3.1.1. Đặc điểm về tuổi 51 3.1.2. Đặc điểm về giới 52 3.1.3. Chỉ số khối cơ thể BMI 52 3.1.4. Tiền sử hút thuốc lá- thuốc lào 53 3.1.5. Thời gian mắc bệnh 53 3.1.6. Tiền sử đợt cấp 54 3.1.7. Các bệnh đồng mắc 54 3.1.8. Tiền sử chẩn đoán loãng xương và bổ sung Calci, vitamin D 55 3.1.9. Tiền sử dùng thuốc điều trị 55 3.1.10. Đặc điểm triệu chứng hô hấp 56 3.1.11. Đặc điểm triệu chứng cơ xương khớp 57 3.1.12. Đặc điểm chức năng hô hấp 58 3.1.13. Đánh giá mức độ nặng của rối loạn thông khí tắc nghẽn 59 3.1.14. Đánh giá mức độ khó thở theo bộ câu hỏi mMRC 59 3.1.15. Đánh giá chất lượng cuộc sống 60 3.1.16. Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2022 61 3.1.17. Đặc điểm X-quang ngực thẳng 62 3.1.18. Đặc điểm một số xét nghiệm máu 62 3.2. Mật độ xương và một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 64 3.2.1. Tỷ lệ loãng xương 64 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân COPD 66 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 74 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 74 4.1.1. Đặc điểm về tuổi 74 4.1.2. Đặc điểm về giới 74 4.1.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 75 4.1.4. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 76 4.1.5. Thời gian mắc bệnh 77 4.1.6. Tiền sử đợt cấp 77 4.1.7. Các bệnh đồng mắc 78 4.1.8. Tiền sử chẩn đoán loãng xương và bổ sung Calci, vitamin D 79 4.1.9. Tiền sử dùng thuốc điều trị 79 4.1.10. Đặc điểm một số triệu chứng hô hấp 79 4.1.11. Một số triệu chứng cơ xương khớp của đối tượng nghiên cứu 80 4.1.12. Đặc điểm chức năng hô hấp 82 4.1.13. Mức độ nặng của rối loạn thông khí tắc nghẽn 83 4.1.14. Mức độ khó thở theo bộ câu hỏi mMRC 84 4.1.15. Chất lượng cuộc sống 85 4.1.16. Phân loại giai đoạn COPD 86 4.1.17. Đặc điểm X-quang ngực thẳng 87 4.1.18. Đặc điểm một số xét nghiệm máu 88 4.2. Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân COPD 89 4.2.1. Tỷ lệ loãng xương 89 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân bệnh phổi tác nghẽn mạn tính 90 KẾT LUẬN 98 KHUYẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCOPDvi_VN
dc.subjectLoãng xươngvi_VN
dc.titleKhảo sát mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
luan van ban cuoi ban word 2007.docx (1).doc
  Tập tin giới hạn truy cập
4.79 MBMicrosoft Word
luan van ban cuoi ban word 2007.pdf.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.44 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.