Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4591
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorCao Việt, Tùng-
dc.contributor.advisorNguyễn Thị Thúy, Hồng-
dc.contributor.authorTrần Tiến, Đạt-
dc.date.accessioned2023-12-15T08:13:01Z-
dc.date.available2023-12-15T08:13:01Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4591-
dc.description.abstractTràn dịch dưỡng chấp màng phổi là sự tích tụ của dịch dưỡng chấp trong khoang màng phổi với tỷ lệ ước tính là 1:15.000 ca sinh đẻ và 0,2-2% trong phẫu thuật nhi khoa. Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim (CACS) là một biến chứng có xu hướng gia tăng trong thập kỷ qua (2,5-4,7%), phản ánh sự phức tạp của quá trình phẫu thuật sửa chữa các bệnh lý tim mạch đặc biệt nhóm tim bẩm sinh. Tràn dịch dưỡng chấp sau phẫu thuật tim đang là một thách thức đối với các nhà thực hành lâm sàng. Do khối lượng của dịch dưỡng chấp rất lớn và giàu chất dinh dưỡng, nên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải và làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Hơn nữa, dịch dưỡng chấp vốn giàu tế bào lympho và globulin miễn dịch, nên nếu tình trạng tràn dịch kéo dài có thể gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng nặng hoặc thậm chí tử vong vì nhiễm trùng huyết. Do đó, việc điều trị kịp thời và hiệu quả là cần thiết. Với sự phát triển của y học, việc sử dụng các công thức dinh dưỡng chuyên biệt, đặc biệt các chế phẩm sữa giàu MCT trong điều trị đã làm giảm đáng kể lượng dịch dưỡng chấp thất thoát, giảm nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật, giảm thời gian nuôi ăn tĩnh mạch và qua đó làm giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhi, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. Các nghiên cứu trên thế giới về tràn dịch dưỡng chấp vẫn còn chưa có sự thống nhất về quan điểm điều trị về thời điểm tiến hành nuôi dưỡng và lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng giữa MCT-diet và TPN. Các nghiên cứu về bệnh lý tràn dịch dưỡng chấp ở Việt nam còn rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị sơ bộ. Trong hiểu biết của chúng tôi, hầu như chưa có nghiên cứu nào về khảo sát kết quả dinh dưỡng điều trị, đặc biệt trên nhóm đối tượng sau phẫu thuật tim một cách toàn diện, đồng thời trước năm 2022 cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về thực hành dinh dưỡng cho nhóm trẻ mắc bệnh lý này. Hiện tại, Bệnh viện Nhi Trung ương đã xây dựng quy trình “Dinh dưỡng điều trị tràn dịch chấp màng phổi ở trẻ em” số 1735/CT – BVNTW phê duyệt ngày 29/7/2022. Do đó bước đầu đánh giá kết quả của quy trình trong điều trị tràn dịch dưỡng chấp đặc biệt trên nhóm bệnh nhân phẫu thuật tim là cần thiết.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu và sinh lý ống ngực, dịch dưỡng chấp 3 1.1.1. Giải phẫu ống ngực 3 1.1.2. Sinh lý ống ngực và dịch dưỡng chấp 5 1.1.3. Rối loạn sinh lý bệnh trong tràn dịch dưỡng chấp màng phổi 6 1.2. Nguyên nhân và dịch tễ tràn dịch dưỡng chấp màng phổi 7 1.2.1. Tràn dịch dưỡng chấp không chấn thương 7 1.2.2. Tràn dịch dưỡng chấp do chấn thương 8 1.2.3. Tràn dịch dưỡng chấp vô căn 9 1.3. Chẩn đoán tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật 10 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 10 1.3.2. Xét nghiệm hóa sinh dịch màng phổi 11 1.3.3. Xét nghiệm chẩn đoán vị trí tràn dịch dưỡng chấp 15 1.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán dịch màng phổi 17 1.4. Điều trị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim 18 1.4.1. Điều trị bảo tồn 18 1.4.2. Điều trị phẫu thuật 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 29 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 29 2.3.4. Các biến số/chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 32 2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu 42 2.5. Phương pháp quản lí và phân tích số liệu 42 2.5.1. Xử lý số liệu 42 2.5.2. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu 43 2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 44 Chương . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 45 3.1.2. Đặc điểm bệnh lý và phương pháp phẫu thuật tim 47 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 49 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 51 3.2. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim. 53 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng 53 3.2.2. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng 56 3.2.3. Tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát 59 3.3. Kết quả điều trị ở trẻ tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim. 60 3.3.1. Phương pháp điều trị và kết quả điều trị 60 3.3.2. Một số biến chứng trong điều trị 64 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 67 Chương 4. BÀN LUẬN 68 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 68 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 68 4.1.2. Đặc điểm bệnh lý và phương pháp phẫu thuật tim 69 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng 71 4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 73 4.2. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu vi chất và suy giảm miễn dịch 73 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng 73 4.2.2. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng 75 4.2.3. Tình trạng suy giảm miễn dịch 77 4.3. Kết quả điều trị ở trẻ tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim 79 4.3.1. Phương pháp điều trị và kết quả điều trị 79 4.3.2. Một số biến chứng trong điều trị 84 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 86 4.4. Hạn chế đề tài 87 KẾT LUẬN 88 KHUYẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTràn dịch dưỡng chấp màng phổivi_VN
dc.subjectPhẫu thuật timvi_VN
dc.subjectMCT-dietvi_VN
dc.subjectTPNvi_VN
dc.titleKết quả dinh dưỡng điều trị cho trẻ tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Nhi Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn - BSNT Đạt 46 12.12.docx
  Restricted Access
4.93 MBMicrosoft Word XML
Luận văn - BSNT Đạt 46 12.12.pdf
  Restricted Access
3.58 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.