Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/458
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Phạm Trọng, Văn | - |
dc.contributor.advisor | TS. Phạm Hồng, Vân | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THỊ BẢO THOA, THOA | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-20T07:54:23Z | - |
dc.date.available | 2019-02-20T07:54:23Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/458 | - |
dc.description.abstract | Sa trễ mi trên là tình trạng da, tổ chức dưới da mi lão hóa, mất tính đàn hồi và sa xuống che phủ một phần hoặc toàn bộ nếp mi, bờ mi gây ảnh hưởng về mặt chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân. Do cấu tạo vùng mi mắt đặc biệt, da mi mỏng hơn những vùng da khác trên khuôn mặt nên mi mắt thường là nơi bộc lộ sớm nhất và rõ ràng nhất các biểu hiện của lão hóa da do tuổi. Thông thường sau tuổi 40, da vùng quanh mi bắt đầu xuất hiện lão hóa và tiến triển một cách nhanh chóng theo thời gian. Da mi mắt bắt đầu mất dần tính đàn hồi, chùng nhão, cùng với việc tích tụ mỡ thừa gây nên hiện tượng sa trễ mi trên. Sa trễ mi trên thường gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, và gặp nhiều nhất ở độ tuổi trên 60. Sa trễ mi không những ảnh hưởng đến chức năng của mắt, gây mất thẩm mỹ còn ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các phẫu thuật khác như: Phẫu thuật đục thủy tinh thể, quặm, mộng. Vì vậy phẫu thuật điều trị sa trễ mi trên là yêu cầu điều trị cần thiết. Sa trễ mi trên có nhiều hình thái và mức độ khác nhau. Vì vậy việc đánh giá đặc điểm lâm sàng sa trễ mi trên và đo lường lượng da mi thừa cần cắt bỏ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của phẫu thuật. Trên Thế giới và Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về sa trễ mi: Putterman (1993), Yang (2017), Đặng Văn Khanh, Nguyễn Thị Thanh Phương (2012) [1], [2], [3], [4]. Tuy nhiên việc đánh giá lượng da mi thừa cho đến nay vẫn dựa theo cảm nhận chủ quan và kinh nghiệm thực tế của phẫu thuật viên. Năm 2012, Maegawa đã đưa ra công thức định lượng da mi thừa trong đó lượng da mi cần cắt bỏ là hiệu số của chiều cao mi trên khi kéo giãn và hiều cao mi trên ở trạng thái nghỉ. Công thức đơn giản, có tính ứng dụng cao, dễ thực hiện đã được nhiều phẫu thuật viên áp dụng và đạt được một số hiệu quả ban đầu [5]. Tại Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Bệnh viện Mắt Trung ương đã và đang tiến hành phẫu thuật sa trễ mi trên có áp dụng công thức tính lượng da mi thừa của Maegawa, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của phương pháp này vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật sa trễ mi trên có định lượng” | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Y Hà Nội | vi |
dc.subject | kết quả phẫu thuật sa trễ mi trên có định lượng | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SA TRỄ MI TRÊN CÓ ĐỊNH LƯỢNG | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
NGUYỄN THỊ BẢO Thoa - MAT THS .docx Restricted Access | 4.27 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.