Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4554
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLương, Thị Lan Anh-
dc.contributor.advisorPhạm, Cẩm Phương-
dc.contributor.authorPhạm, Trường Giang-
dc.date.accessioned2023-12-12T01:09:35Z-
dc.date.available2023-12-12T01:09:35Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4554-
dc.description.abstractSự bùng nổ số ca bệnh ung thư toàn cầu đã mang đến cho ngành y nói chung và lĩnh vực ung thư nói riêng thách thức trong công tác chẩn đoán và quản lý người bệnh. Trong nhóm các bệnh lý ung thư thường gặp, ung thư đại trực tràng là loại ung thư hệ tiêu hóa luôn có số ca mắc mới và số ca tử vong hàng đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư đại trực tràng có tỉ mắc mới cao thứ 3 ở cả nam (8%) và nữ giới (8%).1 Tại Việt Nam ung thư đại trực tràng xếp thứ 5 với 9% số ca ung thư mắc mới.2 Hơn nữa, phần lớn những ca mắc ung thư đại trực tràng tại Việt Nam chỉ được phát hiện khi bệnh đã có triệu chứng và thường ở giai đoạn muộn. Điều đó đồng thời làm giảm hiệu quả của việc điều trị cũng như làm tăng gánh nặng về mặt chi phí cho người bệnh. Do đó việc tìm ra một phương pháp chẩn đoán sớm và có khả năng tầm soát rộng rãi trong cộng đồng với quy mô lớn đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng được áp dụng, tuy nhiên phần lớn các phương pháp đều là các kĩ thuật xâm lấn và đòi hỏi các tiêu chuẩn lâm sàng nhất định, khó có thể áp dụng quy mô cộng đồng một cách rộng rãi. Trong những năm gần đây, sinh thiết lỏng nổi lên như là một giải pháp cho sự xâm lấn, mang đến sự cải tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực ung thư với sự dễ dàng trong việc lấy mẫu khối u, theo dõi liên tục bằng cách lặp lại mẫu, đưa ra phác đồ cá nhân hóa cũng như sàng lọc được khả năng khá trị liệu. Đối với ứng dụng sinh thiết lỏng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những tiềm năng rất lớn của phương pháp này trong việc cải thiện tỉ lệ tử vong và nâng cao khả năng điều trị vì chẩn đoán sớm được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong ung thư. Việc khảo sát DNA có nguồn gốc khối u (Circulating Tumor DNA - ctDNA) từ kĩ thuật sinh thiết lỏng kết hợp với các kĩ thuật sinh học phân tử mới chính là công cụ hứa hẹn cho việc tầm soát ung thư một cách thường quy rộng rãi trong cộng đồngvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dịch tễ học ung thư 3 1.1.1. Tình hình ung thư trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình ung thư đại trực tràng 4 1.2. Đại cương ung thư đại trực tràng 5 1.2.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 5 1.2.2. Cơ chế và sinh lý bệnh học 7 1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng 9 1.2.4. Tầm soát ung thư đại trực tràng 13 1.3. Đặc điểm của ctDNA trong ung thư 15 1.3.1. Khái niệm ctDNA 15 1.3.2. Sinh thiết lỏng trong ung thư 15 1.3.3. Đặc điểm tế bào ung thư trong máu (Circulating Tumor Cells - CTCs) 16 1.3.4. Đặc điểm DNA có nguồn gốc khối u (Circulating Tumor DNA-ctDNA) 19 1.3.5. Ứng dụng của ctDNA trong ung thư 20 1.3.6. Các kĩ thuật khảo sát ctDNA trong ung thư 22 1.4. Các quy trình tầm soát sàng lọc sớm ung thư dựa vào khảo sát ctDNA 24 1.4.1. Trên thế giới 24 1.4.2. Tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 30 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 30 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.4. Cỡ mẫu 30 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 30 2.4. Quy trình xét nghiệm trong nghiên cứu 32 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 38 2.6. Quản lý dữ liệu 39 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 39 2.8. Sơ đồ nghiên cứu chung 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 41 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 41 3.1.2. Thông tin về nhóm đối tượng ung thư đại trực tràng 42 3.2. Đặc điểm ctDNA từ kĩ thuật sinh thiết lỏng phát hiện sớm ung thư 43 3.2.1. Đặc điểm nồng độ cfDNA trong huyết tương 43 3.2.1. Đặc điểm về sự methyl hóa ở các vùng đích 46 3.2.2. Đặc điểm sự methyl hóa trên toàn bộ hệ gen 48 3.2.3. Đặc điểm sự thay đổi số lượng bản sao trên toàn bộ hệ gen 50 3.2.4. Đặc điểm về sự biến động kích thước phân mảnh cfDNA 52 3.3. Bước đầu lượng giá quy trình phát hiện sớm đại trực tràng dựa trên khảo sát ctDNA 53 3.3.1. Khả năng phát hiện UTĐTT của mô hình phân tích kết hợp bốn đặc trưng của ctDNA 53 3.3.2. Khả năng phát hiện ung thư theo từng giai đoạn bệnh 55 3.3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đối với khả năng phát hiện 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 57 4.2. Đặc điểm ctDNA từ kĩ thuật sinh thiết lỏng trong ung thư 58 4.2.1. Nồng độ cfDNA 58 4.2.2. Đặc điểm về sự methyl hóa 59 4.2.3. Đặc điểm về biến động kích thước cfDNA 63 4.2.4. Đặc điểm về bất thường số lượng bản sao 68 4.3. Lượng giá quy trình phát hiện sớm đại trực tràng dựa trên khảo sát ctDNA 71 4.3.1. Khả năng phát hiện UTĐTT của quy trình phân tích kết hợp bốn đặc trưng của ctDNA 71 4.3.2. Khả năng phát hiện ung thư đại trực tràng của quy trình theo từng giai đoạn bệnh 76 4.3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của tuổi và giới tính đối với khả năng phát hiện của quy trình 77 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 77 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 81vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectctDNAvi_VN
dc.subjectung thư đại trực tràngvi_VN
dc.subjectsinh thiết lỏngvi_VN
dc.titleBước đầu lượng giá quy trình phát hiện sớm ung thư đại trực tràng dựa vào khảo sát DNA phóng thích từ khối uvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn_Phạm Trường Giang 7.12.pdf
  Restricted Access
2.25 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn_Phạm Trường Giang 7.12.docx
  Restricted Access
1.83 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.