Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4552
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorKhổng Nam, Hương-
dc.contributor.advisorPhạm Minh, Tuấn-
dc.contributor.authorHà Quang, Đạo-
dc.date.accessioned2023-12-08T04:02:10Z-
dc.date.available2023-12-08T04:02:10Z-
dc.date.issued2023-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4552-
dc.description.abstractTrong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2023, chúng tôi đã nghiên cứu trên 116 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. Sau khi phân tích, tổng hợp các kết quả, chúng tôi đưa ra các kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm: - Trong 116 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm có 48,3% bệnh nhân có hở ba lá nhẹ, 33,6% hở ba lá vừa và 18,1% hở ba lá nặng . Bệnh nhân mới phát hiện suy tim lần đầu chiếm 44,8%. - Nguyên nhân suy tim chiếm tỷ lệ cao nhất là là tăng huyết áp với 39,7%, tiếp theo là bệnh cơ tim giãn chiếm 37,9% và bệnh mạch vành chiếm 18,1%. - Trong thời gian theo dõi, nghiên cứu của chúng tôi có 11 bệnh nhân tử vong chiếm 9,5%, tỷ lệ tái nhập viện là 31%, tỷ lệ có biến cố gộp là 40,5%. - Bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện lâm sàng tương đối nặng: mức độ khó thở NYHA III, IV chiếm 53,4%, 40,5% có rale ẩm ở phổi và 31,9% có phù hai chi dưới. - Nhóm bệnh nhân tử vong trong quá trình theo dõi có phân suất tống máu thấp hơn, áp lực động mạch phổi cao hơn và mức độ hở van ba lá nặng hơn nhóm không tử vong, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. 2. Giá trị của mức độ hở van ba lá trong tiên lượng tử vong và tái nhập viện tại thời điểm 3 - 6 tháng sau ra viện. - Khi đánh giá chung các chỉ số, chúng tôi thấy mức độ hở van ba lá là yếu tố tiên lượng độc lập biến cố gộp (tử vong hoặc tái nhập viện) trong 3 - 6 tháng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm với HR là 1,41 (95% CI: 1,01 - 2,07), p= 0,045.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về suy tim 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim: 3 1.1.2. Dịch tễ học và tiến triển tự nhiên của suy tim 4 1.1.3. Phân loại suy tim 4 1.1.4. Phân loại suy tim theo NYHA 5 1.1.6. Quy trình chẩn đoán suy tim 8 1.1.7. Điều trị suy tim phân suất tống máu giảm theo VNHA 2022 9 1.2. Tổng quan về hở van ba lá và đánh giá hở van ba lá 11 1.2.1. Giải phẫu van ba lá 11 1.2.2. Đặc điểm phân loại của hở van ba lá 12 1.2.3. Nguyên nhân của hở van ba lá 13 1.2.4. Hở van ba lá trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm 16 1.2.5. Các phương pháp hình ảnh học trong chẩn đoán và đánh giá mức độ hở van ba lá 17 1.2.6. Điều trị hở van ba lá 27 1.2.7. Kết cục và tiên lượng của hở van ba lá 32 1.3. Các nghiên cứu liên quan hở van ba lá trên bệnh nhân suy tim trái 33 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 33 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước 35 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu 36 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 36 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37 2.2.2. Xác định cỡ mẫu 37 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. 37 2.2.4. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu 38 2.2.5. Phương pháp làm siêu âm tim 39 2.3. Xử lý số liệu 48 2.4. Kỹ thuật khắc phục sai số và nhiễu 49 2.5. Vấn đề y đức trong nghiên cứu 49 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim EF giảm 51 3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu 55 3.1.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 56 3.1.4. Đặc điểm siêu âm tim của nhóm nghiên cứu 57 3.1.5. Đặc điểm hở van 3 lá trên siêu âm tim ở nhóm nghiên cứu 59 3.2. Giá trị của mức độ hở van ba lá trên siêu âm trong tiên lượng tử vong và tái nhập viện do suy tim trong vòng 3 đến 6 tháng ở nhóm người bệnh trên. 61 3.2.1. So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm BN tử vong và không tử vong tại thời điểm kết thúc nghiên cứu 63 3.2.2. So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm BN có và không có biến cố gộp tái nhập viện hoặc tử vong tại thời điểm kết thúc nghiên cứu 65 3.2.3. Tỉ lệ xuất hiện biến cố gộp và tử vong chung theo mức độ hở van 3 lá (nhẹ-vừa-nặng) tại thời điểm kết thúc nghiên cứu 67 3.2.4. Biểu đồ đường cong sống còn Kaplan - Meier 69 3.2.5. Mô hình hồi quy đơn biến và đa biến của các mức độ hở van ba lá và một số yếu tố tiên lượng khác với biến cố gộp, tử vong chung ở BN suy tim EF giảm. 75 Chương 4: BÀN LUẬN 78 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 78 4.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu 80 4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm nghiên cứu 81 4.4. Đặc điểm hình thái và chức năng tim trên siêu âm ở nhóm nghiên cứu 84 4.4.1. Đặc điểm hình thái và chức năng tim trái trên siêu âm 84 4.4.2. Đặc điểm hình thái, chức năng thất phải trên siêu âm ở nhóm nghiên cứu 85 4.5. Đặc điểm hở van ba lá trên siêu âm tim ở nhóm nghiên cứu 88 4.6. Bàn luận về mức độ hở van ba lá và các yếu tố khác tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm 90 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHở van ba lávi_VN
dc.subjectSuy timvi_VN
dc.titleGiá trị tiên lượng của mức độ hở van ba lá trên siêu âm ở người bệnh suy tim có phân suất tống máu giảmvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
28-11 Luận văn BSNT Hà Quang Đạo.docx
  Restricted Access
9.68 MBMicrosoft Word XML
28-11 Luận văn BSNT Hà Quang Đạo.pdf
  Restricted Access
7.05 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.