Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4547
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Trần Thiết, Sơn | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Đình, Huy | - |
dc.date.accessioned | 2023-12-07T11:41:16Z | - |
dc.date.available | 2023-12-07T11:41:16Z | - |
dc.date.issued | 2023-11-27 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4547 | - |
dc.description.abstract | Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của 38 BN và phương pháp ghép da mỏng trên 25 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2023, chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn vùng chi dưới. - BN bị rắn cắn đa phần trong độ tuổi lao động (71,05%), tuổi trung bình là 48,26 ± 19,30 tuổi. - BN bị rắn cắn chủ yếu vào mùa hè (47,36%), giảm ở mùa thu (26,32%) và mùa xuân (26,32%), không có ở mùa đông. - Garo không được khuyết cáo sử dụng với vết thương do rắn hổ mang cắn. - Tổn thương tại chỗ gồm hai vùng: vùng hoại tử và vùng sưng nề. - Vị trí rắn cắn chi dưới chủ yếu ở vùng mu chân (68,42%), không có ở vùng đùi. - Vùng mu chân, ngón chân và mắt cá ngoài thường có hướng lan trung tâm; vùng mắt cá trong và cẳng chân thường có hướng lan ra xung quanh. - Tổn khuyết có diện tích lớn (80,81 cm2), lớn nhất là mu chân (92,04 cm2), nhỏ nhất là cẳng chân (15,70 cm2) - Đáy tổn khuyết sau cắt lọc thường còn lớp cân (78,95%); lộ gân, xương thường gặp ở BN bị cắn ở ngón chân. - Vi khuẩn thường gặp nhất ở tổn thương tại chỗ là Enterococcus faecalis (75,86%), sau đó là Morganella morganii. Ciprofloxacin được khuyết cáo là kháng sinh đầu tay điều trị nhiễm trùng tại chỗ do rắn hổ mang cắn. 2. Điều trị khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn. - Kỹ thuật ghép da mỏng có sự thích hợp về vị trí, kích thước và đặc điểm nền tổn thương do rắn hổ mang cắn chi dưới. - Cắt lọc trì hoãn nên được thực hiện (8,9 ±3,4 ngày). Ghép da thực hiện sau 5,3±2,2 ngày. - VAC sử dụng trước và sau ghép da mang lại hiệu quả cao trong điều trị. - Kết quả gần: tốt (84,0%), không có BN đạt mức độ kém. - Kết quả xa: tốt (88,2%), không có BN đạt mức độ trung bình, kém. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm tổn thương chung do rắn hổ mang cắn 3 1.1.1. Triệu chứng toàn thân. 5 1.1.2. Triệu chứng tại chỗ. 7 1.1.3. Điều trị toàn thân cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn 9 1.2. Giải phẫu phần mềm chi dưới 11 1.2.1. Vùng đùi 11 1.2.2. Vùng cẳng chân 12 1.2.3. Vùng cổ bàn chân 14 1.3. Đặc điểm tổn thương do rắn hổ mang cắn chi dưới 15 1.3.1. Độc tố gây hoại tử tổ chức. 15 1.3.2. Vị trí tổn thương. 16 1.3.3. Độ sâu của tổn thương. 18 1.3.4. Độ rộng của tổn thương. 18 1.3.5. Hội chứng chèn ép khoang. 19 1.3.6. Nhiễm khuẩn vị trí rắn cắn. 20 1.4. Lựa chọn phương pháp tạo hình che phủ khuyết phần mềm do rắn hổ mang cắn. 21 1.4.1. Khâu đóng trực tiếp. 21 1.4.2. Vạt tại chỗ. 21 1.4.3. Vạt lân cận 21 1.4.4. Vạt từ xa. 22 1.4.5. Ghép da mỏng trong tạo hình che phủ khuyết phần mềm chi dưới do rắn cắn. 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu 27 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 27 2.3.4. Công cụ thu thập số liệu 27 2.3.5. Quy trình can thiệp 27 2.3.6. Phân loại, đánh giá tổn thương. 30 2.3.7. Quy trình nghiên cứu 31 2.3.8. Biến số, chỉ số 31 2.4. Phân tích số liệu 36 2.5. Các biện pháp khống chế sai số 36 2.6. Đạo đức nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 38 3.1.1. Phân bố giới 38 3.1.2. Phân bố nhóm tuổi 39 3.1.3. Nghề nghiệp 39 3.1.4. Phân bố thời gian bị rắn cắn 40 3.1.5. Các phương pháp sơ cứu trước khi tới viện 41 3.1.6. Thống kê thời gian điều trị trung bình 41 3.1.7. Thống kê thời gian bắt đầu dùng huyết thanh kháng nọc rắn 42 3.2. Đặc điểm tổn thương tại chỗ do rắn hổ mang cắn vùng chi dưới 43 3.2.1. Triệu chứng tại chỗ 43 3.2.2. Vị trí bị rắn cắn 44 3.2.3. Đặc điểm đáy tổn thương. 44 3.2.4. Mối tương quan giữa vị trị cắn và hướng lan. 45 3.2.5. Hướng lan vị trí mu chân 45 3.2.6. Mối tương quan giữa vị trị cắn và diện tích tổn khuyết. 46 3.2.7. Vi khuẩn ở vết thương tại chỗ. 47 3.3. Kết quả gần tạo hình che phủ khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn bằng kỹ thuật ghép da mỏng . 47 3.3.1. Mối liên hệ giữa đặt VAC da ghép và tình trạng sống da ghép. 48 3.3.2. Tình trạng sống của da ghép . 48 3.3.3. Vị trí lấy da ghép 49 3.3.4. Liền thương nơi cho da ghép 49 3.4. Kết quả xa tạo hình che phủ khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn bằng kỹ thuật ghép da mỏng. 50 3.4.1. Di chứng nơi nhận da ghép. 50 3.4.2. Đánh giá vận động. 50 3.4.3. Kết quả thẩm mỹ nơi nhận da ghép. 51 3.4.4. Biến đổi sắc tố nơi ghép da. 51 3.4.5. Biến đổi sắc tố nơi cho da ghép. 52 3.4.6. Di chứng nơi cho da ghép 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 53 4.1.1. Tuổi 53 4.1.2. Giới tính 53 4.1.3. Nghề nghiệp 54 4.1.4. Phân bố theo mùa 54 4.1.5. Các phương pháp sơ cứu ban đầu 54 4.1.6. Thời gian nằm viện điều trị 56 4.2. Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ. 56 4.2.1. Đặc điểm tổn thương tại chỗ 56 4.2.2. Mối liên quan giữa vị trí rắn hổ mang cắn và đặc điểm tổn khuyết 58 4.2.3. Vi khuẩn ở vết thương tại chỗ 64 4.2.4. Huyết thanh kháng nọc rắn và tác dụng tại chỗ 65 4.2.5. Cắt lọc tổn thương 66 4.3. Điều trị khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn. 67 4.3.1. Các phương pháp tạo hình khuyết phần mềm vùng chi dưới. 67 4.3.2. Phương pháp ghép da mỏng điều trị khuyết phần mềm chi dưới do rắn hổ mang cắn. 68 4.4. Kết quả phẫu thuật. 74 4.4.1. Kết quả gần 74 4.4.2. Kết quả xa 75 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Trường Đại học Y Hà Nội | vi_VN |
dc.subject | Khuyết phần mềm chi dưới | vi_VN |
dc.subject | Rắn hổ mang | vi_VN |
dc.subject | Ghép da mỏng | vi_VN |
dc.subject | Ghép da xẻ đôi | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ TẠO HÌNH CHE PHỦ KHUYẾT PHẦN MỀM CHI DƯỚI DO RẮN HỔ MANG CẮN BẰNG KỸ THUẬT GHÉP DA MỎNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
NGUYỄN ĐÌNH HUY - BSNT - PHTH - K46.pdf Restricted Access | Toàn văn | 4.45 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
NGUYỄN ĐÌNH HUY - BSNT - PHTH - K46_Dulieuso.docx Restricted Access | 9.68 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.