Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4513
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐặng Quốc, Tuấn-
dc.contributor.authorNguyễn Bá, Cường-
dc.date.accessioned2023-11-27T01:58:58Z-
dc.date.available2023-11-27T01:58:58Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4513-
dc.description.abstractTrao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (tên tiếng anh: Extracorporeal membrane oxygenation (ECMO)) được định nghĩa là một phương pháp sử dụng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể có khả năng lấy máu từ các tĩnh mạch lớn thông qua một bơm li tâm để đưa máu đến một màng trao đổi oxy, máu sau khi trao đổi oxy sẽ được trả về cơ thể để hỗ trợ cuộc sống tạm thời cho bệnh nhân bị suy tuần hoàn, suy hô hấp hoặc cả hai 1 Phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) là kỹ thuật can thiệp cao nhất trong hồi sức bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng không đáp ứng với phương pháp điều trị truyền thống. Tại Việt Nam, kỹ thuật ECMO đã được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân nặng với tỷ lệ thành công ngày càng cao. Tỷ lệ sống sót khi thực hiện ECMO tĩnh mạch - tĩnh mạch (VV-ECMO) đối với nhóm suy hô hấp cấp là 55.5% 2, thực hiện ECMO tĩnh mạch - động mạch (VA-ECMO) với nhóm suy tuần hoàn do viêm cơ tim cấp là 63.8%.3 Trong giai đoàn đầu khi thực hiện kỹ thuật ECMO, quan điểm máy ECMO sẽ thay thế gần như hoàn toàn chức năng của hệ thống hô hấp và tuần hoàn, nên tất cả bệnh nhân đều được an thần và thở máy để tim và phổi được nghỉ ngơi trong thời gian chạy ECMO 4. Tuy nhiên, việc để bệnh nhân an thần và thở máy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là viêm phổi liên quan thở máy, và là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong cho các bệnh nhân nằm hồi sức lên rất nhiều5. Năm 2011, Tổ chức ELSO (The Extracorporeal Life Support Organization) đã nghiên cứu dữ liệu ECMO ở cấp quốc tế và báo cáo tỷ lệ nhiễm trùng ECMO ở người lớn là 30,6 % 6. Một nghiên cứu mới nhất tại Bệnh viện Bạch Mai thấy rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở nhóm can thiệp ECMO là 43,02 %, viêm phổi liên quan đến thở máy (27,32 %) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. 7 Việc để bệnh nhân tỉnh, rút ống nội khí quản, bỏ thở máy là một trong những bước quan trọng để dự phòng giảm nguy cơ gây viêm phổi thở máy đã được áp dụng trên thế giới và mang lại hiệu quả cao 8. Trong những năm gần đây, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã bắt đầu áp dụng phương thức này để nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân ECMO nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả này tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả của biện pháp rút ống nội khí quản ở bệnh nhân đang được điều trị VA-ECMO” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Đánh giá kết quả của biện pháp rút ống nội khí quản cho bệnh nhân trong quá trình điều trị VA-ECMO tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Mục tiêu 2: Mô tả các biến cố ở bệnh nhân VA-ECMO sau rút ống nội khí quản.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về kỹ thuật ECMO 3 1.1.1. ECMO 3 1.1.2. Các phương thức ECMO 4 1.1.3. Các quan điểm trước đây 5 1.2. Các biến chứng của ống nội khí quản 6 1.2.1. Các biến chứng xảy ra ngay khi đặt ống nội khí quản 7 1.2.2. Các biến chứng của việc lưu ống nội khí quản kéo dài 9 1.2.3. Các biến chứng muộn 12 1.3. Các hậu quả của thông khí cơ học 15 1.3.1. Ảnh hưởng lên hệ hô hấp 16 1.3.2. Ảnh hưởng lên tim mạch 18 1.3.3. Ảnh hưởng lên thận tiết niệu 19 1.3.4. Ảnh hượng lên hệ tiêu hóa 19 1.3.5. Ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương 20 1.3.6. Ảnh hưởng lên dinh dưỡng và chức năng cơ 21 1.4. Tình trạng vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện 21 1.4.1. Tình trạng NKBV tại Bạch Mai 21 1.4.2. NKBV trên bệnh nhân ECMO thế giới. 22 1.4.3. NKBV trên bệnh nhân ECMO tại Việt Nam. 23 1.5. Biện pháp rút ống nội khí quản sớm trong thời gian chạy ECMO 24 1.5.1. Ưu nhược điểm của biện pháp 24 1.5.2. Chỉ định rút ống nội khí quản trong quá trình chạy ECMO 25 1.5.3. Một số nghiên cứu mới nhất 26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng bệnh nhân nghiên cứu 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 29 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu: 29 2.2.5. Quy trình nghiên cứu 29 2.2.6. Phương tiện nghiên cứu 31 2.2.7. Quản lý và phân tích số liệu 32 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 34 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 34 3.1.2. Đặc điểm về can thiệp kỹ thuật VA-ECMO. 35 3.2. Đặc điểm kết quả của biện pháp rút ống nội khí quản 37 3.2.1. Diễn biến thông số lâm sàng và cận lâm sàng sau rút ống nội khí quản. 37 3.2.2. Hiệu quả của biện pháp rút ống nội khí quản. 39 3.2.3. Đặc điểm sử dụng thuốc an thần. 40 3.2.4. Đặc điểm sử dụng thuốc giảm đau. 41 3.2.5. Đặc điểm kết quả xuất hiện viêm phổi bệnh viện. 42 3.2.6. Hiệu quả về kết cục của kỹ thuật VA-ECMO. 43 3.3. Các biến cố ở bệnh nhân VA-ECMO sau rút ống nội khí quản. 43 3.3.1. Đặc điểm về biến cố đau 43 3.3.2. Đặc điểm về biến cố sảng 44 3.3.3. Đặc điểm về biến cố phù phổi cấp 45 3.3.4. Đặc điểm về biến cố chảy máu cơ thắt lưng chậu 46 3.3.5. Đặc điểm về biến cố phải đặt lại ống nội khí quản 47 Chương 4: BÀN LUẬN 48 4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 48 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 49 4.1.2. Đặc điểm về can thiệp kỹ thuật VA-ECMO. 50 4.2. Đặc điểm kết quả của biện pháp rút ống nội khí quản 51 4.2.1. Diễn biến thông số lâm sàng và cận lâm sàng sau rút ống nội khí quản. 52 4.2.2. Hiệu quả của biện pháp rút ống nội khí quản. 53 4.2.3. Đặc điểm sử dụng thuốc an thần. 54 4.2.4. Đặc điểm sử dụng thuốc giảm đau. 56 4.2.5. Đặc điểm kết quả xuất hiện viêm phổi bệnh viện. 57 4.2.6. Hiệu quả về kết cục của kỹ thuật VA-ECMO. 58 4.3. Các biến cố ở bệnh nhân VA-ECMO sau rút ống nội khí quản. 59 4.3.1. Đặc điểm về biến cố đau 59 4.3.2. Đặc điểm về biến cố sảng 60 4.3.3. Đặc điểm về biến cố phù phổi cấp 62 4.3.4. Đặc điểm về biến cố chảy máu cơ thắt lưng chậu 64 4.3.5. Đặc điểm về biến cố phải đặt lại ống nội khí quản 65 KẾT LUẬN 67 KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectECMOvi_VN
dc.subjectRút ống nội khí quảnvi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả của biện pháp rút ống nội khí quản ở bệnh nhân đang được điều trị VA-ECMOvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2023CK2nguyenbacuong.docx
  Restricted Access
1.85 MBMicrosoft Word XML
2023CK2nguyenbacuong.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.