Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/450
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | GS. Nguyễn, Thụ | - |
dc.contributor.author | ĐÀO TRỌNG, QUỲNH | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-20T04:46:47Z | - |
dc.date.available | 2019-02-20T04:46:47Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/450 | - |
dc.description.abstract | Sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, là niềm hạnh phúc vô bờ bến mỗi khi đứa con chào đời. Nhưng để làm tròn được thiên chức ấy người phụ nữ phải trải qua rất nhiều vất vả trong suốt thời kỳ thai nghén và những lo lắng luôn ám ảnh trong giai đoạn này là làm sao để sinh con được khỏe mạnh, an toàn “mẹ tròn con vuông” và đau trong chuyển dạ đẻ cũng là lo lắng rất lớn của các sản phụ. Đau trong chuyển dạ không chỉ gây khó chịu cho các sản phụ mà còn gây ra các ảnh hưởng có hại trên tuần hoàn, hô hấp, nội tiết... của mẹ và con. Trước đây, đau đẻ ít được quan tâm chia sẻ của gia đình và xã hôi và coi như là đấy là việc của người phụ nữ phải chịu đựng. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế, xã hội,đau trong chuyển dạ ngày càng được gia đình và bác sỹ quan tâm nên giảm đau trong chuyển dạ ngày càng được thực hiện nhiều tại các cơ sở [1] Có nhiều phương pháp giảm đau trong chuyển dạ như: liệu pháp tâm lý, châm cứu, áp điện qua da, sử dụng thuốc giảm đau đường toàn thân hoặc gây tê vùng (gây tê thần kinh thẹn, gây tê tủy sống liều thấp, gây tê ngoài màng cứng ...). Gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ là một bước ngoặt đánh dấu sự tiến bộ của nghành gây mê hồi sức sản khoa, từ đó không chỉ đem lại hiệu quả giảm đau tốt mà còn đem lại sự thỏa mái tinh thần, ổn định tâm lý của các sản phụ trong giai đoạn “vượt cạn” khó khăn nhất này. Gây tê ngoài màng cứng sử dụng phối hợp thuốc gây tê và thuốc giảm đau nhóm opioid là phương pháp giảm đau được cho là hiệu quả và an toàn nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm: hiệu quả giảm đau rất tốt, ít ảnh hưởng đến cơn co tử cung, thuốc tê ít qua rau thai gây ức chế sơ sinh như các thuốc giảm đau dùng đường toàn thân, dễ dàng điều chỉnh liều thuốc tê theo theo đáp ứng của sản phụ nhờ có catheter ngoài màng cứng và có thể tiêm thêm thuốc tê để vô cảm nếu sản phụ có chỉ định mổ lấy thai. Tuy vậy, hiệu quả của gây tê ngoài màng cứng cho giảm đau trong đẻ phụ thuộc nhiều yếu tố như nồng độ thuốc, loại thuốc, cách phối hợp thuốc, phương thức cho thuốc. Ropivacain là một thuốc tê mới được sử dụng ở Việt Nam với các đặc tính ít độc với tim mạch và ít ức chế vận động, được cho là loại thuốc phù hợp nhất cho gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ đẻ [3][4]. Phối hợp fentanyl trong dung dịch thuốc tê để giảm đau ngoài màng cứng trong chuyển dạ làm giảm thời gian chờ tác dụng của thuốc, kéo dài thời gian giảm đau, cải thiện chất lượng giảm đau và làm giảm tổng liều thuốc tê. Nhưng liều lượng fentanyl phù hợp để hiệu quả giảm đau tốt nhất và tác dụng không mong muốn ít nhất luôn là vấn đề quan tâm của các bác sỹ gây mê. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng Ropivacain 0,1% phối hợp với Fentanyl ở các nồng độ khác nhau | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | ĐH Y Hà Nội | vi |
dc.subject | Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng Ropivacain 0,1% phối hợp với Fentanyl ở các nồng độ khác nhau | vi |
dc.title | Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng Ropivacain 0,1% phối hợp với Fentanyl ở các nồng độ khác nhau | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
QUYNH - THS GMHS.doc Restricted Access | 3.84 MB | Microsoft Word |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.