Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4498
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Toại-
dc.contributor.authorNguyễn, Quốc Chung-
dc.date.accessioned2023-11-21T09:47:45Z-
dc.date.available2023-11-21T09:47:45Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4498-
dc.description.abstractTÁC DỤNG CỦA CẤY CHỈ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỞ BỐN THÌ CỦA BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN Tóm tắt: Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của cấy chỉ và phương pháp thở bốn thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực tổn trên hai thể bệnh tâm tỳ hư và tâm thận bất giao và Theo dõi môt số tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn được chia làm 2 nhóm, 30 bệnh nhân thuộc thể tâm tỳ hư và 30 bệnh nhân thuộc thể tâm thận bất giao. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, so sánh trước và sau điều trị. Kết quả và kết luận: Phương pháp cấy chỉ và thở bốn thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng có tác dụng cải thiện mất ngủ trên người bệnh mắc mất ngủ không thực tổn: Cải thiện thời lượng giấc ngủ sau 30 ngày điều trị (6,19 ± 0,54 giờ so với trước điều trị 3,07 ± 0,64 giờ) với p < 0,05. Cải thiện thời gian vào giấc ngủ (29,54 phút so với trước điều trị 76,99 phút) với p < 0,05. Các triệu chứng rối loạn trong giấc ngủ, rối loạn trong ngày, các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ được khắc phục dần trở lại bình thường. Phương pháp can thiệp có hiệu quả tốt trên cả hai thể bệnh là tâm tỳ hư và tâm thận bất giao với hiệu quả giảm điểm PSQI lần lượt là 11,23 ± 1,31 (điểm) và 11,17 ± 1,44 (điểm) với p < 0,05. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tác dụng không mong muốn của cấy chỉ là nhẹ và không nghiêm trọng. Không phát hiện bệnh nhân gặp tác dụng tác dụng không mong muốn của phương pháp thở bốn thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Từ khóa: Thở bốn thì, Nguyễn Văn Hưởng, cấy chỉ, mất ngủ không thực tổn.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Mất ngủ không thực tổn theo YHHĐ 3 1.1.1. Tổng quan về giấc ngủ sinh lý 3 1.1.2. Khái niệm và phân loại RLGN 7 1.1.3. Mất ngủ không thực tổn 9 1.1.4. Các phương pháp đánh giá mất ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng 11 1.1.5. Điều trị mất ngủ không thực tổn 13 1.2. Mất ngủ không thực tổn theo YHCT 14 1.2.1. Bệnh danh 14 1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 15 1.2.3. Nguyên tắc điều trị 15 1.2.4. Các thể lâm sàng 16 1.3. Tổng quan các phương pháp can thiệp 17 1.3.1. Phương pháp dưỡng sinh và thở bốn thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 17 1.3.2. Tổng quan về phương pháp cấy chỉ 21 1.4. Một số nghiên cứu liên quan tới điều trị mất ngủ 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 26 2.1.1. Chất liệu nghiên cứu 26 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ 26 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT 27 2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.3.3. Quy trình nghiên cứu 28 2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 31 2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 32 2.4. Địa điểm nghiên cứu 33 2.5. Thời gian nghiên cứu 33 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 33 2.7. Đạo đức nghiên cứu 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu 34 3.1.1. Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu 34 3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp, hôn nhân 36 3.1.3. Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ 38 3.1.4. Thời gian mắc bệnh mất ngủ 39 3.1.5. Tính chất xuất hiện mất ngủ. 39 3.2. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ trên hai thể bệnh tâm tỳ hư và tâm thận bất giao 41 3.2.1. Đánh giá trên thời lượng giấc ngủ 41 3.2.2. Đánh giá trên thời gian đi vào giấc ngủ 42 3.2.3. Đánh giá trên hiệu quả của giấc ngủ 43 3.2.4. Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo chủ quan của bệnh nhân 44 3.2.5. Đánh giá trên giai đoạn thức ngủ 45 3.2.6. Đánh giá trên các rối loạn trong giấc ngủ 46 3.2.7. Đánh giá trên các rối loạn trong ngày 47 3.2.8. Đánh giá trên sự thay đổi tổng điểm PSQI 48 3.2.9. Đánh giá trên kết quả điều trị chung 49 3.2.10. Biến đổi tần số mạch, huyết áp, nhịp thở trước và sau điều trị 49 3.2.11. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ 50 3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp 51 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 52 4.1.2. Nghề nghiệp 53 4.1.3. Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình 54 4.1.4. Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ 54 4.1.5. Tính chất xuất hiện và thời gian xuất hiện 55 4.1.6. Các bệnh kèm theo 56 4.2. Tác dụng của phương pháp điều trị trên hai thể tâm tỳ hư và tâm thận bất giao 56 4.2.1. Hiệu quả cải thiện thời lượng giấc ngủ 57 4.2.2. Hiệu quả cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ 59 4.2.3. Tác dụng cải thiện hiệu quả giấc ngủ 61 4.2.4. Hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan của bệnh nhân. 62 4.2.5. Hiệu quả cải thiện giai đoạn thức ngủ 63 4.2.6. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong giấc ngủ 64 4.2.7. Hiệu quả cải thiện các rối loạn trong ngày 65 4.2.8. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ theo điểm PSQI 65 4.2.9. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng thứ phát kèm theo mất ngủ 66 4.2.10. Đánh giá kết quả điều trị chung 67 4.2.11. Đánh giá sự biến đổi tần số mạch, huyết áp trước và sau điều trị 69 4.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. 69 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectmất ngủ không thực tổnvi_VN
dc.subjectcấy chỉ, thở bốn thìvi_VN
dc.titleTác dụng của cấy chỉ và phương pháp thở bốn thì của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực tổnvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Quốc Chung-BSNT-YHCT-46.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Nguyễn Quốc Chung-BSNT-YHCT-46.docx
  Restricted Access
661.56 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.