Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4481
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Văn, Chi-
dc.contributor.advisorNguyễn Anh, Tuấn-
dc.contributor.authorTrần Văn, Đồng-
dc.date.accessioned2023-11-15T04:44:54Z-
dc.date.available2023-11-15T04:44:54Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4481-
dc.description.abstractĐặt vấn đề: Dự đoán mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp giúp phát hiện sớm các biến chứng để có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp giảm tỷ lệ tử vong. Thang điểm BISAP, JSS và CTSI sửa đổi có giá trị cao trong tiên lượng độ nặng của VTC. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh thang điểm JSS, BISAP và CTSI sửa đổi trong dự đoán mức độ nặng của bệnh nhân viêm tụy cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 108 bệnh nhân VTC nhập viện tại trung tâm Cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022-06/2023. Kết quả: Trong số 108 bệnh nhân, có 28 (25,8%) bệnh nhân VTC nặng, 5 (4,6%) bệnh nhân tử vong. Trong tiên lượng VTC nặng diện tích dưới đường cong (AUC) của BISAP, JSS và CTSI sửa đổi lần lượt là 0,954 (0,916-0,992; p<0.01); 0,898 (0,832-0,964; p<0,01) và 0,702 (0,583-0,818; p<0.05). Tại điểm cắt BISAP là 3 dự đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 92,9%, 90%, 76,5%, 97,3%. Tại điểm cắt JSS là 5 dự đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 78,6%, 88,7%, 71%, 92%. Tại điểm cắt CTSI sửa đổi là 6 dự đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 53,6%, 75%, 43%, 82,3%. Kết luận: BISAP là một thang điểm có giá trị hơn thang điểm JSS và CTSI sửa đổi trong dự đoán VTC nặng trong 24 giờ nhập viện.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu, sinh lý tuyến tụy 3 1.1.1. Giải phẫu tuyến tụy 3 1.1.2. Sinh lý tuyến tụy 4 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán viêm tụy cấp 5 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh viêm tụy cấp 5 1.2.2. Nguyên nhân viêm tụy cấp 6 1.2.3. Triệu chứng lâm sàng 7 1.2.4. Triệu chứng cận lâm sàng viêm tụy cấp 8 1.2.5. Chẩn đoán viêm tụy cấp 10 1.2.6. Các biến chứng của viêm tụy cấp 10 1.3. Các yếu tố tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp 11 1.3.1. Các yếu tố lâm sàng 11 1.3.2. Các yếu tố cận lâm sàng 13 1.4. Hệ thống các thang điểm dự đoán mức độ nặng viêm tụy cấp 15 1.4.1. Phương pháp đánh giá dựa theo thang điểm Ranson 15 1.4.2. Phương pháp đánh giá dựa theo thang điểm BISAP 16 1.4.3. Phương pháp đánh giá dựa theo thang điểm của Balthazar và CTSI sửa đổi. 18 1.4.4. Phương pháp đánh giá dựa theo thang điểm JSS 19 1.4.5. Phân loại mức độ nặng của viêm tụy cấp dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị Tiêu hóa thế giới tại Atlanta Hoa Kỳ (2012). 20 1.5. Tình hình nghiên cứu viêm tụy cấp và hệ thống các thang điểm dự đoán mức độ nặng của viêm tụy cấp trên thế giới và tại Việt Nam. 21 1.5.1. Trên thế giới 21 1.5.2. Tại Việt Nam 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 25 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 25 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu và quy trình nghiên cứu 26 2.3.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 27 2.3.5. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu: 30 2.3.6. Phương tiện thu thập số liệu 31 2.3.7. Xử lý số liệu 31 2.4. Đạo đức nghiên cứu 31 Chương 3: KẾT QUẢ 33 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 33 3.2. Phân tích một số yếu tố dự đoán mức độ nặng theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 của bệnh nhân viêm tụy cấp. 36 3.3. So sánh điểm JSS, BISAP và CTSI sửa đổi trong dự đoán mức độ nặng ở nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp. 44 Chương 4: BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc diểm chung bệnh nhân nghiên cứu 54 4.1.1. Đặc điểm về giới 54 4.1.2. Đặc điểm về tuổi 54 4.1.3. Đặc điểm phân loại viêm tụy cấp theo Atlanta sửa đổi 2012 55 4.2. Một số yếu tố dự đoán mức độ nặng viêm tụy cấp theo phân loại Atlanta 2012 56 4.2.1. Đặc điểm nguyên nhân viêm tụy cấp 56 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu 57 4.2.3. Kết quả điều trị 58 4.2.4. Một số yếu tố dự đoán mức độ nặng viêm tụy cấp theo phân loại Atlanta 2012 58 4.3. So sánh điểm JSS, BISAP và CTSI sửa đổi trong dự đoán mức độ nặng ở nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp. 62 4.3.1. Giá trị các thang điểm trong dự đoán viêm tụy cấp hoại tử 62 4.3.2. Giá trị các thang điểm trong dự đoán tử vong ở bệnh nhân viêm tụy cấp 64 4.3.3. Giá trị các thang điểm trong dự đoán mức độ nặng bệnh nhân viêm tụy cấp 66 KẾT LUẬN 73 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectViêm tụy cấpvi_VN
dc.titleSO SÁNH THANG ĐIỂM JSS, BISAP VÀ CTSI SỬA ĐỔI TRONG DỰ ĐOÁN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤPvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn CKII - HSCC - K35- Bs Đồng.docx
  Restricted Access
1.54 MBMicrosoft Word XML
Luận văn CKII - HSCC - K35- Bs Đồng.pdf
  Restricted Access
2.27 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.