Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4437
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Minh Điển-
dc.contributor.authorNguyễn, Hùng Mạnh-
dc.date.accessioned2023-08-02T02:49:10Z-
dc.date.available2023-08-02T02:49:10Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4437-
dc.description.abstractSuy hô hấp là một hội chứng rất hay gặp tại khoa Hồi sức tích cực do nhiều nguyên nhân gây nên. Suy hô hấp là nguyên nhân hay gặp nhất làm trẻ phải nhập viện vào các đơn vị chăm sóc tích cực. Suy hô hấp cũng là căn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.1 Ngày nay với những tiến bộ trong hồi sức cấp cứu: nhiều kỹ thuật tiên tiến, nhiều phương pháp điều trị mới như thở máy cao tần, điều trị tăng áp phổi, lọc máu liên tục, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể… đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên thở máy thông lệ vẫn là phương pháp cơ bản trong thông khí nhân tạo, được áp dụng rộng rãi hơn ở các đơn vị điều trị tích cực và được coi như là biện pháp sống còn, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ bệnh nhi cần thở máy tại các đơn vị hồi sức cấp cứu thay đổi từ 30% đến 64%, với thời gian trung bình từ 5 đến 6 ngày.2 Mô hình bệnh tật của các bệnh nhân thở máy luôn có sự khác biệt giữa các nước và ngay tại cùng một đất nước thì các vùng khác nhau cũng có sự khác nhau. Các bệnh lý chính phải thở máy bao gồm các tổn thương tại phổi, tại đường thở. Ngoài ra ảnh hưởng của các cơ quan khác như tim mạch, thần kinh, cơ hô hấp cũng làm ảnh hưởng không đảm bảo chức năng hô hấp gây suy hô hấp và phải thở máy. Các bệnh nhân thở máy có nguy cơ cao bị các biến cố thở máy như viêm phổi liên quan thở máy, hội chứng suy hô hấp nguy kịch, tắc mạch phổi và phù phổi cấp.3,4 Ngoài nguyên nhân tử vong do bệnh nền nặng thì nhiễm khuẩn bệnh viện và các biến chứng có thể gặp trong quá trình thở máy cũng là những nguyên nhân chính làm bệnh nhân tử vong. Vì vậy để cải thiện tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhi thở máy, việc vận hành máy an toàn, tuân thủ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, xác định các yếu tố tiên lượng khác là các yêu cầu cần thiết. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng 1, trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, chức năng nhiệm vụ chính là công tác khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em của tỉnh. Trong đó công tác Hồi sức cấp cứu đóng vai trò quan trọng, hằng năm khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện có số lượng nhập viện khoảng 1000 bệnh nhân, trong đó thông khi hỗ trợ bằng thở máy chiếm khoảng 20%. Việc tìm hiểu các kỹ thuật hồi sức nói chung và kỹ thuật thở máy nói riêng là rất cần thiết tại Bệnh viện, cần có những số liệu, chứng cứ khoa học, giúp các bác sĩ và điều dưỡng tại đơn vị có được kiến thức khách quan, bằng chứng để làm việc tốt hơn. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Mô hình bệnh tật và kết quả điều trị bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả mô hình bệnh tật của bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022. 2. Nhận xét kết quả điều trị thở máy và một số yếu tố liên quanvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3 1.1. Mô hình bệnh tật 3 1.1.1. Mô hình bệnh tật chung 3 1.1.2. Mô hình bệnh tật cần thở máy 10 1.2. Thở máy ở trẻ em 13 1.2.1. Lịch sử và nguyên lý thở máy 13 1.2.2. Các hình thức thở máy 15 1.2.3. Các biến chứng thường gặp 16 1.3.Các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy 17 1.3.1. Yếu tố bệnh nhân, thầy thuốc 17 1.3.2. Yếu tố nhiễm khuẩn bệnh viện 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Địa điểm nghiên cứu 22 2.2. Thời gian nghiên cứu 22 2.3. Đối tượng nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 22 2.4.3. Nội dung nghiên cứu 22 2.4.4. Các biến số nghiên cứu 23 2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu 27 2.5. Xử lý số liệu 29 2.6. Đạo đức nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 30 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 31 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng 31 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú 32 3.1.5. Trình độ văn hóa của bố mẹ 32 3.1.6. Nghề nghiệp của bố mẹ 33 3.1.7. Đặc điểm dân tộc của bệnh nhân 33 3.2. Mô hình bệnh tật bệnh nhân thở máy 34 3.2.1. Xử trí hô hấp trước khi nhập viện 34 3.2.2. Thời gian can thiệp thở máy sau khi vào viện 34 3.2.3. Nơi điều trị trước khi đến khoa 35 3.2.4. Bệnh nền của bệnh nhân 35 3.2.5. Mô hình bệnh tật thở máy theo chương bệnh 36 3.2.6. Nhóm bệnh hệ hô hấp thở máy 37 3.2.7. Nhóm bệnh hệ tuần hoàn thở máy 37 3.2.8. Nhóm bệnh hệ thần kinh thở máy 38 3.3. Kết quả thở máy và phân tích một số yếu tố liên quan 38 3.3.1. Kết quả thở máy 38 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy 40 CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 46 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 46 4.2. Mô hình bệnh tật bệnh nhân thở máy 48 4.3. Kết quả thở máy và một số yếu tố liên quan 52 4.3.1. Kết quả thở máy 52 4.3.2. Yếu tố liên quan kết quả điều trị 54 KẾT LUẬN 64 KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectnhi khoavi_VN
dc.subjectmô hình bệnh tậtvi_VN
dc.subjectthở máyvi_VN
dc.subjectkết quả điều trịvi_VN
dc.titleMô hình bệnh tật và kết quả điều trị bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2023CK2nguyenhungmanh.docx
  Restricted Access
234 kBMicrosoft Word XML
2023CK2nguyenhungmanh.pdf
  Restricted Access
1.94 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.