Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4407
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm, Thắng | - |
dc.date.accessioned | 2023-07-13T08:22:43Z | - |
dc.date.available | 2023-07-13T08:22:43Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4407 | - |
dc.description.abstract | Đa bệnh lý mạn tính là tình trạng có nhiều bệnh lý mạn tính đồng thời, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt trên người cao tuổi. Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng đa bệnh lý mạn tính của người cao tuổi tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 338 người bệnh từ 60 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 06 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình là 72,71 ± 8,09; tỷ lệ nữ chiếm 48,8% và nam 51,2%. Tỉ lệ đa bệnh lý mạn tính chiếm 83,4%. Trong đó 0-1 bệnh chiếm tỉ lệ 16,6%; 2 bệnh chiếm 31,3%; 3 bệnh chiếm 23,6%; 4 bệnh chiếm 17,1% và 5 bệnh chiếm 11,2%. Bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng huyết áp (59,5%), rối loạn chuyển hóa lipid (40,2%), đái tháo đường (25,4%), suy tim (23,1%), sa sút trí tuệ (20,4%), viêm khớp (16%), loãng xương (18,6%). Các yếu tố liên quan và dự đoán đến sự xuất hiện đa bệnh lý mạn tính bao gồm: Trình độ học vấn, chỉ số BMI cao, sống ở thành thị, nhóm có suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày và suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày với dụng cụ, nhóm có tình trạng sử dụng nhiều thuốc, nhóm có tiểu không tự chủ, nhóm có tình trạng suy giảm nhận thức, nhóm có nguy cơ ngã cao có tỉ lệ mắc đa bệnh lý cao hơn. Các yếu tố dự báo tăng nguy cơ mắc đa bệnh lý: sống ở thành thị, sử dụng nhiều thuốc, suy dinh dưỡng theo MNA và suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày. Kết luận: Đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi đến khám tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chiếm tỉ lệ khá cao. Cần sàng lọc tình trạng đa bệnh lý mạn tính thường quy nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương đa bệnh lý mạn tính và người cao tuổi 3 1.1.1. Đại cương đa bệnh lý mạn tính 3 1.2. Người cao tuổi và mô hình bệnh tật trên người cao tuổi 10 1.2.1. Những biến đổi sinh lý học của người cao tuổi. 10 1.2.2. Sinh học người cao tuổi 10 1.2.3. Sinh lý học người cao tuổi 10 1.3. Các phương pháp xác định bệnh lý mạn tính và tình trạng mạn tính thường gặp ở người cao tuổi 13 1.3.1. Nghiên cứu đáng giá trên 25 tình trạng mạn tính 15 1.3.2. Nghiên cứu chỉ đánh giá và dựa trên 10 bệnh lý hay tình trạng mạn tính 16 1.3.3 Nghiên cứu tại Israel đáng giá đa bệnh lý mạn tính được xác định là có từ 2 bệnh trở lên trong số 10 bệnh mạn tính sau đây: 17 Tăng huyết áp, Tăng lipid máu, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Đái tháo đường, Thiếu máu, Bệnh thận mạn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Rung nhĩ, Suy tim, Viêm khớp. 17 1.4. Ý nghĩa xác định tỷ lê mắc bệnh mạn tính ở người cao tuổi 17 1.5. Các nghiên cứu đa lệnh lý mạn tính và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi 17 1.5.1. Thế giới 17 1.5.2. Việt Nam 20 1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23 2.2. Địa điểm nghiên cứu 23 2.3. Thời gian nghiên cứu 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 23 2.4.3. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 24 2.4.4. Sơ đồ nghiên cứu 28 2.5. Phương pháp khống chế sai số 28 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 29 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu 30 3.1.1. Các thông tin chung của bệnh nhân 30 3.1.2 Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể (BMI) 32 3.1.3. Các đặc điểm của hội chứng lão khoa 32 3.2. Mối liên quan giữa đa bệnh lý mạn tính với các yếu tố liên quan 37 3.2.1 Mối liên quan giữa đa bệnh lý mạn tính với các đặc điểm chung 37 3.2.2 Mối liên quan giữa tình trạng đa bệnh lý mạn tính với các hội chứng lão khoa 40 Chương 4. BÀN LUẬN 48 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48 4.2. Các đặc điểm chung người cao tuổi và hội chứng Lão khoa 50 4.2.1. Hoạt động chức năng hàng ngày 50 4.2.2 Chức năng nhận thức 51 4.2.3 Tình trạng dinh dưỡng 52 4.2.4 Tiểu không tự chủ 52 4.2.5. Nguy cơ ngã theo Stratify 53 4.2.6. Tình trạng sử dụng nhiều thuốc 53 4.2.7 . Hội chứng dễ bị tổn thương 54 4.3. Một số đặc điểm về tình trạng đa bệnh lý mạn tính 55 4.3.1 Tỷ lệ đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi 55 4.3.2. Tỷ lệ các bệnh trong đa bệnh lý mạn tính và số bệnh mắc ở người cao tuổi 56 4.3.3 Tình trạng số lượng bệnh mắc bệnh của đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi 60 4.4 Đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi với các yếu tố liên quan 61 4.4.1 Mối liên quan giữa đa bệnh lý mạn tính và các đặc điểm chung 61 4.4.2. Mối liên quan giữa đa bệnh lý với các đặc điểm hội chứng Lão khoa 63 KẾT LUẬN 69 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Đa bệnh lý mạn tính | vi_VN |
dc.subject | Người cao tuổi | vi_VN |
dc.title | Đánh giá tình trạng đa bệnh lý mạn tính và một số yếu tố liên quan trên người cao tuổi tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2023CKIINguyễnQuỳnhAnh.pdf Restricted Access | 1.82 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
2023CKIINGuyễnQuỳnhAnh.docx Restricted Access | 3.62 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.