Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4406
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | VŨ, VĂN KHIÊN | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN, THÀNH CHUNG | - |
dc.date.accessioned | 2023-07-13T04:41:54Z | - |
dc.date.available | 2023-07-13T04:41:54Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4406 | - |
dc.description.abstract | Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất ở các nước phương Tây và đang có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á. Có sự khác nhau về tỷ lệ mắc GERD giữa các vùng trên thế giới: khoảng 10-20 % ở các nước châu Âu và Mỹ, còn tỷ lệ ở các nước châu Á thường thấp hơn 5% 1, 2. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ hiện mắc ước tính của GERD khoảng 5 – 10% 3. Theo đồng thuận Montreal, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản được định nghĩa là “tình trạng bệnh lý khi chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây các triệu chứng khó chịu và/hoặc biến chứng”2. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn và nôn, nuốt khó, nuốt vướng, đau ngực, ho kéo dài hoặc biểu hiện như hen phế quản…. Bệnh không chỉ gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà về lâu dài còn là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh mạn tính như viêm, loét, hẹp thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư thực quản. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp được đưa ra để chẩn đoán GERD tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp nào đánh giá được toàn diện mức độ trào ngược. Do đó các bác sĩ hầu hết dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết quả nội soi thực quản và đo pH 24h để chẩn đoán bệnh. Tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, trong những năm gần đây, qua công tác thăm khám ban đầu tại phòng khám và nội soi dạ dày thực quản, chúng tôi đã nhận thấy tần suất bắt gặp bệnh nhân GERD có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên kinh nghiệm của các bác sĩ lâm sàng và nội soi về chẩn đoán, điều trị cũng như tư vấn dự phòng bệnh cho bệnh nhân còn nhiều hạn chế, nhiều bệnh nhân không đồng ý hoặc chống chỉ định nội soi. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An” với hai mục tiêu chính sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, sau khi thu thập và phân tích dữ liệu trên 275 bệnh nhân GERD, chúng tôi đã có một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi - Số bệnh nhân nữ chiếm 61,8 %, số bệnh nhân nam chiếm 38,2 %. Sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 - Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: 48,12 14,90. Tuổi thấp nhất là 18 tuổi, tuổi cao nhất là 83 tuổi.Độ tuổi hay gặp trong nghiên cứu là từ 40-59 tuổi chiếm 48,4% - Chỉ số BMI trung bình là 22,05 2,39, thừa cân,béo phì chiếm 33,5 % - Hai triệu chứng chính của bệnh là ợ chua (95,6 % ) và đau thượng vị ( 83,6 %). - Triệu chứng ho khan là ít gặp nhất, với tỷ lệ 16,3 % số bệnh nhân được chẩn đoán. - Phần lớn bệnh nhân có điểm GERD Q < 8 điểm, chiếm 54,5 % - Phần lớn bệnh nhân bị GERD không thấy tổn thương trên nội soi dạ dày thực quản, chiếm tỷ lệ 77,8 %. - Trong các bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược trên nội soi thì bệnh nhân bị độ A theo phân loại LA là phổ biến nhất, chiếm 75,41 %. 2. Mối liên quan của GERD với các yếu tố nguy cơ - Có mối liên quan giữa BMI cao (thừa cân béo phì) ( OR = 2,75) , uống rượu bia ( OR = 3,29 ) và thói quen hút thuốc ( OR = 6,90) , ( p = 0,000 < 0.05 ) với tổng điểm GERD Q. Đây là các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng lâm sàng của GERD. - Có mối liên quan giữa tổng điểm GERD Q và tình trạng viêm thực quản trào ngược trên nội soi ( OR =9,65 ), ( p = 0,000 < 0.05 ) : điểm GERD Q càng cao thì nguy cơ có tổn thương viêm trên thực quản càng lớn. - Tỷ lệ nhiễm H.pylori trong các bệnh nhân bị GERD là 22,2 %, thấp hơn so với người khỏe mạnh bình thường và không tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm H.pylori với mức độ nặng của GERD trên nội soi (OR = 0,72 ) (p = 0,49) | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Các định nghĩa và thuật ngữ 3 1.2. Dịch tễ học 4 1.3. Cơ chế bệnh sinh 7 1.4. Yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản 10 1.4.1. Ăn uống và lối sống 10 1.4.2. Một số loại thuốc 11 1.4.3. Mang thai 11 1.4.4. Các yếu tố khác 12 1.5. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản 12 1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng: 12 1.5.2. Cận lâm sàng 14 1.5.3. Chẩn đoán xác định: 16 6. Các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản 19 7. Dự phòng và điều trị GERD 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 22 2.2.3. Công cụ thu thập số liệu 22 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 22 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 31 2.3. Đạo đức nghiên cứu 31 2.4. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu 32 2.5. Sơ đồ nghiên cứu: 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm chung 34 3.1.1. Phân bố theo giới 34 3.1.2. Phân bố theo tuổi 35 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo BMI 37 3.1.4. Tỷ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá 38 3.2. Đặc điểm lâm sàng 39 3.2.1. Sự phân bố các triệu chứng lâm sàng bệnh viêm thực quản trào ngược 39 3.2.2. Đánh giá mức độ nặng trên lâm sàng bằng bảng điểm GERD Q 41 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng 42 3.3.1. Đặc điểm hình ảnh nội soi 42 3.3.2. Tỷ lệ nhiễm H.pylori 43 3.3.3. Mối liên quan giữa viêm thực quản trào ngược và nhiễm vi khuẩn H.pylori 44 3.4. Mối liên quan giữa GERD với các yếu tố nguy cơ 45 3.4.1. Mối liên quan giữa GERD và thừa cân, béo phì 45 3.4.2. Mối liên quan giữa GERD và hút thuốc 46 3.4.3. Mối liên quan giữa GERD và sử dụng rượu bia 47 3.5. Mối liên quan giữa thang điểm GERD và viêm thực quản trào ngược trên nội soi 48 3.5.1. Sự phân bố của mức điểm GERD Q vào các mức độ của viêm thực quản trào ngược trên nội soi 48 3.5.2. Mối liên quan giữa viêm thực quản trào ngược và điểm GERD Q 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 51 4.1.1. Đặc điểm về giới 51 4.1.2. Đặc điểm về tuổi 51 4.1.3. Đặc điểm về BMI 53 4.1.4. Tỷ lệ sử dụng rượu bia 54 4.1.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá 54 4.2. Đặc điểm lâm sàng 55 4.2.1. Sự phân bố triệu chứng lâm sàng 55 4.2.2. Điểm GERD Q 56 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 56 4.3.1. Đặc điểm hình ảnh nội soi 56 4.3.2. Tỷ lệ nhiễm H.pylori và mối liên quan với viêm thực quản trào ngược trên nội soi 58 4.4. Mối liên quan giữa GERD với BMI 59 4.5. Mối liên quan giữa GERD với thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia 59 4.5. Mối liên quan giữa thang điểm GERD Q và viêm thực quản trên nội soi 60 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nguyễn Thành Chung | vi_VN |
dc.subject | Bệnh Viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2023CK2nguyenthanhchung.docx Restricted Access | 967.71 kB | Microsoft Word XML | ||
2023CK2nguyenthanhchung.pdf Restricted Access | 1.63 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.