Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4366
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dương, Đại Hà | - |
dc.contributor.author | Trần, Văn Biên | - |
dc.date.accessioned | 2023-06-02T03:10:23Z | - |
dc.date.available | 2023-06-02T03:10:23Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4366 | - |
dc.description.abstract | Xẹp đốt sống do loãng xương thường gây đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các di chứng như gù cột sống, trượt đốt sống, thậm chí liệt hoàn toàn. Khi người cao tuổi bị bất động lâu trên giường bệnh sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như loét tỳ đè, nhiễm trùng phổi, tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch… và cuối cùng là tử vong. Cho đến nay, điều trị nội khoa cho loãng xương và XĐS do loãng xương mới chỉ đạt hiệu quả làm giảm sự mất chất xương, tăng khối xương, chưa phục hồi lại cấu trúc xương. Xuất phát từ thực tiễn số lượng bệnh nhân rất lớn, nhu cầu điều trị cao, hiệu quả của phương pháp, vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương được điều trị bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An. 2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học có bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An. Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu trên 69 bệnh nhân với 76 đốt sống bị xẹp do LX, được điều trị THĐSQD bằng bơm cement có bóng, chúng tôi nhận thấy: XĐS do LX hay gặp ở nữ hơn nam giới, với tỷ lệ nữ/nam = 9/1. Bệnh gặp chủ yếu ở quần thể người cao tuổi, với tuổi trung bình 70.4±7.7 (57 – 89 tuổi), tỷ lệ bệnh nhân từ 60 - 70 tuổi chiếm 53.6%. 87% bệnh nhân là LX nguyên phát và 13% là LX thứ phát. Thời gian diễn biến bệnh dưới 2 tuần chiếm 71%. Bệnh nhân XĐS đơn thuần do LX chiếm 42.1%, tất cả các bệnh nhân đều có yếu tố chấn thương kèm theo. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau, VAS trung bình 8.58 ± 1.2. 8.7% bệnh nhân không đi lại được, 24.6% không đứng được và 66.7% không ngồi được Trong 69 bệnh nhân, có 89.9% trường hợp tổn thương 1 đốt, 10.1% trường hợp tổn thương 2 đốt. Với 76 đốt sống, có 42.1% đốt xẹp hình chêm, 2.6% đốt lõm 2 mặt, 55.3% lùn ép thân đốt sống. Có 56 trường hợp xẹp vùng bản lề ngực - thắt lưng, 13 trường hợp xẹp vùng thắt lưng. MĐX trung bình là -3.11 ± 0.43. Có mối liên quan tuyến tính giữa MĐX với tuổi của bệnh nhân, p = 0.05. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu học cột sống lưng và các ứng dụng 3 1.1.1. Đặc điểm chung của đốt sống 3 1.1.2. Giải phẫu ứng dụng 4 1.2. Loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương 5 1.2.1. Định nghĩa và phân loại loãng xương 5 1.2.2. Sinh bệnh học của gãy xương và XĐS do loãng xương 7 1.2.3. Tổn thương giải phẫu của xẹp đốt sống do loãng xương 8 1.3. Triệu chứng lâm sàng của xẹp đốt sống do loãng xương 12 1.4. Triệu chứng cận lâm sàng của xẹp đốt sống 14 1.5. Các phương pháp điều trị xẹp đốt sống do loãng xương 18 1.5.1. Điều trị nội khoa 18 1.5.2. Phẫu thuật cho bệnh nhân loãng xương 20 1.5.3. Tạo hình đốt sống bằng bơm Xi măng có bóng 21 1.5.4. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tượng nghiên cứu 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu 39 2.2.1. Khảo sát lâm sàng và cận lâm sàng: 39 2.2.3. Đánh giá kết quả điều trị 42 2.3. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu 45 2.4. Vấn đề đạo đức y học trong nghiên cứu 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 47 3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương 48 3.1.1. Đặc điểm bệnh loãng xương đối tượng nghiên cứu 48 3.1.2. Tiền sử chấn thương, yếu tố nguy cơ 49 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS trước bơm Xi măng 50 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng 51 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương 52 3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo số lượng đốt sống tổn thương 52 3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm đốt sống bị tổn thương 52 3.2.3. Mức độ loãng xương của bệnh nhân 53 3.2.4. Mối tương quan giữa mật độ xương và tuổi 54 3.3. Kỹ thuật bơm Xi măng 55 3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo số lượng đốt sống bơm Xi măng 55 3.3.2. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đốt sống sống được bơm Xi măng 55 3.3.3. Phân bố bệnh nhân theo kỹ thuật bơm Xi măng 56 3.3.4. Tai biến trong bơm Xi măng 57 3.3.5. Biến chứng sau bơm Xi măng có bóng 57 3.4. Kết quả lâm sàng 58 3.4.1. Sự cải thiện đau lưng qua thang điểm VAS theo thời gian 58 3.4.2. Phân độ điểm VAS tại thời điểm 3 tháng 59 3.4.3. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống theo thang điểm MacNab 59 3.4.4. Thời gian nằm viện 60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 61 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 61 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 62 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 63 4.2.1. Đặc điểm bệnh loãng xương trước XĐS 63 4.2.2. Nguyên nhân xẹp đốt sống 64 4.2.3. Yếu tố nguy cơ xẹp đốt sống do loãng xương 65 4.2.4. Triệu chứng lâm sàng 66 4.2.5. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS trước bơm Xi măng 68 4.2.6. Số lượng đốt sống tổn thương trên mỗi bệnh nhân 69 4.2.7. Vị trí đốt sống bị tổn thương 70 4.2.8. Phân loại xẹp đốt sống 70 4.2.9. Tình trạng đốt sống bị tổn thương 72 4.2.10. Mức độ loãng xương của bệnh nhân 73 4.3. Kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da 74 4.3.1. Kỹ thuật vô cảm 74 4.3.2. Bơm Xi măng có bóng qua cuống 1 bên và 2 bên 75 4.3.3. Kỹ thuật chọc Troca và lựa chọn dụng cụ 76 4.3.4. Vị trí đặt bóng và áp lực bơm bóng 77 4.3.5. Lượng Xi măng bơm vào đốt sống 78 4.3.6. Số lượng đốt sống được bơm Xi măng và thời gian Carm. 78 4.3.7. Tai biến trong quá trình bơm Xi măng 80 4.3.8. Biến chứng sau bơm Xi măng có bóng 82 4.4. Hiệu quả lâm sàng sau bơm Xi măng có bóng 83 4.4.1. Hiệu quả giảm đau qua thang điểm VAS 83 4.4.2. Hiệu quả của phương pháp điều trị qua thang điểm MacNab 84 4.4.3. Thời gian nằm viện và điều trị sau mổ 85 KẾT LUẬN 87 KHIẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | bơm xi măng | vi_VN |
dc.subject | có bóng | vi_VN |
dc.subject | xẹp đốt sống ngực thắt lưng | vi_VN |
dc.title | KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC CÓ BÓNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2023CK2TranVanBien.doc Restricted Access | 6.19 MB | Microsoft Word | ||
2023CK2TranVanBien.pdf Restricted Access | 2.35 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.