Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4357
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Lân, Hiếu-
dc.contributor.authorTrịnh Xuân, Cường-
dc.date.accessioned2023-01-19T10:26:06Z-
dc.date.available2023-01-19T10:26:06Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4357-
dc.description.abstractHội chứng động mạch vành cấp là bệnh thường gặp trong tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp ST chênh lên, NMCT không ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ) trong đó NMCT không ST chênh lên chiếm khoảng 50 - 60 % các trường hợp. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 1,5 triệu người bị NMCT (khoảng 600 trường hợp / 100.000 dân) trong đó có khoảng 780.000 người bị NMCT không ST chênh lên. Tỷ lệ tử vong của NMCT còn cao dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, theo thống kê của WHO năm 2016, tử vong do tim mạch là nguyên nhân hàng đầu chiếm 31% trong đó tử vong do bệnh động mạch vành chiếm phần không nhỏ. Vấn đề tiên lượng với NMCT không ST chênh đã được nghiên cứu, tổng hợp qua thang điểm TIMI, thang điểm GRACE và các chỉ số khác như: vùng cơ tim thiếu máu/ nhồi máu, mức độ tổn thương động mạch vành, phân suất tống máu, các dấu ấn sinh học cơ tim, NT-proBNP. Áp lực cuối tâm trương thất trái (LVEDP) là áp lực được đo trong buồng thất trái ngay sau thời điểm co cơ đẳng trường – là một trong các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái. LVEDP phản ánh tình trạng huyết động trong buồng thất trái, độ đàn hồi của thất trái cũng như thể tích và áp lực trong buồng thất trái. Sự gia tăng LVEDV trong NMCT có liên quan đến suy tim và các biến cố tim mạch khác. Trên thế giới có những nghiên cứu cho thấy LVEDP có giá trị tiên lượng trong NMCT cấp. Tại Việt Nam đã có 1 số tác giả đánh giá LVEDP hay chức năng tâm trương ở bệnh nhân NMCT cấp, tuy nhiên trên bệnh nhân NMCT không ST chênh chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có can thiệp động mạch vành qua da” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. 2. Tìm hiểu giá trị tiên lượng của áp lực cuối tâm trương thất trái và các biến cố tim mạch trong thời gian 30 ngày ở các bệnh nhân trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về bệnh nhồi máu cơ tim không ST chênh lên 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 3 1.1.3. Định nghĩa NMCT cấp 3 1.1.4. Giải phẫu hệ động mạch vành. 5 1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của NMCT không ST chênh lên. 7 1.1.6. Chẩn đoán NMCT không ST chênh lên. 8 1.1.7. Phân tầng nguy cơ bệnh nhân NMCT không ST chênh lên. 11 1.1.8. Điều trị NMCT không ST chênh lên. 13 1.2. Các thang điểm tiên lượng ở bệnh nhân NMCT không ST chênh lên 17 1.2.1. Thang điểm TIMI (Thrombolysis in Myocardial Ischemia) và tiên lượng 30 ngày với bệnh nhân NMCT không ST chênh. 17 1.2.2. Thang điểm GRACE (Global Registry of Acute Coronary Events ) và tiên lượng 30 ngày. 19 1.3. Thông tim thăm dò huyết động và áp lực cuối tâm trương thất trái. 20 1.3.1. Đại cương về thông tim thăm dò huyết động. 20 1.3.2. Thông tim đo áp lực thất trái 22 1.3.3. Áp lực cuối tâm trương thất trái (LVEDP). 23 1.3.4. Mối liên quan thể tích – áp lực trong suy tim. 24 1.3.5. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa LVEDP và ý nghĩa tiên lượng. 26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 29 2.1.4. Thời gian nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.3. Kỹ thuật đo áp lực cuối tâm trương thất trái (LVEDP) bằng phương pháp thông tim 31 2.2.4. Các thông số nghiên cứu 34 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 37 3.1.2. Đặc điểm can thiệp động mạch vành 38 3.1.3. Đặc điểm theo tuổi 38 3.1.4. Đặc điểm phân độ Killip 39 3.1.5. Đặc điểm phân độ Killip theo giới 40 3.1.6. Đặc điểm siêu âm tim 40 3.1.7. Đặc điểm điện tim đồ. 41 3.1.8. Phân bố theo thang điểm TIMI 42 3.1.9. Phân bố theo thang điểm GRACE 42 3.2. Đặc điểm áp lực cuối tâm trương thất trái. 43 3.2.1. Đặc điểm chung của LVEDP 43 3.2.2. Đặc điểm LVEDP với các thông số lâm sàng và cận lâm sàng. 43 3.2.3. Đặc điểm LVEDP với tổn thương động mạch vành 45 3.2.4. Mối tương quan tuyến tính giữa LVEDP với phân suất tống máu 46 3.2.5. Liên quan giữa LVEDP với NT-proBNP thời điểm nhập viện 47 3.2.6. Tương quan tuyến tính giữa LVEDP với TIMI Score 47 3.2.7. Tương quan tuyến tính giữa LVEDP và GRACE Score 48 3.3. So sánh đặc điểm hai nhóm LVEDP < 22 mmHg và VLEDP ≥ 22 mmHg 49 3.4. Giá trị tiên lượng của LVEDP sau 30 ngày. 50 3.4.1. Các biến cố trong vòng 30 ngày. 50 3.4.2. So sánh tỉ lệ tử vong giữa hai nhóm. 50 3.4.3. So sánh tỉ lệ tái nhập viện giữa hai nhóm. 51 3.4.4. So sánh tỉ lệ tái nhập viên do suy tim giữa hai nhóm 51 3.5. So sánh các yếu tố ở nhóm có biến cố và không biến cố tim mạch. 52 3.5.1. So sánh đặc điểm lâm sàng ở nhóm có biến cố và không biến cố. 52 3.5.2. So sánh các yếu tố cận lâm sàng ở nhóm có biến cố và không biến cố 53 3.6. Các yếu tố tiên lượng biến cố gộp của BN NMCT không ST chênh qua phân tích hồi quy đơn biến. 54 Chương 4: BÀN LUẬN 55 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu. 55 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới. 55 4.1.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ tim mạch. 56 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng. 57 4.1.4. Thang điểm nguy cơ. 59 4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng. 59 4.1.6. Đặc điểm tổn thương động mạch vành. 62 4.1.7. Đặc điểm can thiệp động mạch vành. 62 4.2. Thay đổi LVEDP ở bệnh nhân NMCT không ST chênh lên. 63 4.2.1. Đặc điểm LVEDP với các tổn thương động mạch vành. 63 4.2.2. Liên quan giữa LVEDP và phân độ Killip. 64 4.2.3. Đặc điểm lâm sàng ở hai nhóm LVEDP ≥ 22 mmHg và LVEDP < 22 mmHg. 65 4.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng giữa hai nhóm LVEDP ≥ 22 mmHg và LVEDP < 22 mmHg. 66 4.2.5. Tương quan tuyến tính giữa LVEDP và phân suất tống máu. 66 4.2.6. Tương quan tuyến tính giữa LVEDP và NT-proBNP. 67 4.2.7. Đặc điểm LVEDP với TIMI Score và GRACE Score. 67 4.3. Tỷ lệ suy tim giữa 2 nhóm LVEDP ≥ 22 mmHg và LVEDP < 22 mmHg sau 30 ngày. 67 4.4. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày. 68 4.5. Các yếu tố tiên lượng biến cố gộp trong 30 ngày sau NMCT không ST chênh qua so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 68 4.6. Các yếu tố tiên lượng biến cố chính của BN NMCT không ST chênh qua phân tích hồi quy đơn biến. 69 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectnhồi máu cơ tim không ST chênh lênvi_VN
dc.subjectáp lực cuối tâm trương thất tráivi_VN
dc.titleNghiên cứu áp lực cuối tâm trương thất trái bằng phương pháp thông tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có can thiệp động mạch vành qua davi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV-TRỊNH XUÂN CƯỜNG - CK2 khóa 33.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV-TRỊNH XUÂN CƯỜNG - CK2 khóa 33.doc
  Restricted Access
3.87 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.