Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4339
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNGUYỄN HOÀNG, LONG-
dc.contributor.authorNGUYỄN VĂN, VƯỢNG-
dc.date.accessioned2022-12-21T07:11:41Z-
dc.date.available2022-12-21T07:11:41Z-
dc.date.issued2022-12-21-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4339-
dc.description.abstractTrượt đốt sống thắt lưng là sự dịch chuyển bất thường ra trước hoặc ra sau của đốt sống phía trên so với đốt sống ở phía dưới vùng thắt lưng. Hệ quả là làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và mất vững cột sống. Bệnh có tỷ lệ mắc vào khoảng 6% dân số1. Có nhiều nguyên nhân gây trượt đốt sống, trong đó khuyết eo và thoái hóa là hai nguyên nhân thường gặp nhất2,3. Biểu hiện lâm sàng của trượt đốt sống thắt lưng rất đa dạng và phong phú, có thể chỉ có đau lưng, đau theo rễ hoặc phối hợp cả hai, đôi khi không có triệu chứng gì4,5, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác vùng thắt lưng. Dân số già đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, kéo theo sự gia tăng các trường hợp bệnh lý cột sống kèm theo loãng xương6 . Năm 1993, WHO đã đưa ra khái niệm thống nhất: loãng xương là một bệnh lý của xương với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương7. Loãng xương được coi là một vấn đề sức khỏe lớn hiện nay vì nó ảnh hưởng đến một tỷ lệ không nhỏ dân số trên 50 tuổi. Tỷ lệ loãng xương ở các nước trên thế giới vào khoảng 20-25% trong khi đó con số này ở Việt Nam là 30% ở nữ giới và 10% ở nam giới8. Về điều trị, trượt đốt sống thắt lưng có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật được đặt ra khi có sự mất vững, chèn ép thần kinh làm suy giảm chức năng cột sống. Phẫu thuật giải ép, nắn chỉnh và làm vững lại cấu trúc cho cột sống là vấn đề then chốt trong điều trị bệnh lý này. Ngày nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, từ mổ mở truyền thống cho đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như: giải ép thần kinh đơn thuần, ghép xương sau bên hoặc ghép xương liên thân đốt. Trong đó, ghép xương liên thân đốt là một phương pháp được sử dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm: cho tỷ lệ liền xương cao và khôi phục chiều cao liên thân đốt rất tốt 9,10. Ghép xương liên thân đốt có thể được tiếp cận bằng nhiều đường: lối trước, lối sau hoặc qua lỗ liên hợp. Trong đó, đường vào qua lỗ liên hợp hạn chế được các biến chứng rách màng cứng và tổn thương rễ, do không phải vén màng cứng và rễ thần kinh nhiều 11,12. Vì vậy ngày nay phương pháp ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp được nhiều phẫu thuật viên áp dụng 9,13,14. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân loãng xương việc phẫu thuật gặp một số khó khăn, do có mật độ xương thấp nên độ cố định của vít trong xương giảm đáng kể; dẫn đến tăng nguy cơ lỏng vít, nhổ vít, không liền xương15 16, lún miếng ghép đĩa đệm nhân tạo vào thân đốt sống17,18. Để khắc phục tình trạng này các phương pháp đã được áp dụng: tăng chiều dài và đường kính vít19,20; cải thiện thiết kế vít như dùng vít ren đôi21,22; hay sử dụng vít rỗng nòng bơm xi măng20,23… Trên thế giới phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt lối sau ở bệnh nhân có loãng xương được đánh giá khá tốt, cho kết quả khả quan6,24. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa tìm thấy nhiều báo cáo về phẫu thuật cho nhóm bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT LỐI SAU Ở BỆNH NHÂN CÓ LOÃNG XƯƠNG” 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định và hàn xương liên thân đốt sống lối sau ở bệnh nhân có loãng xương.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu về trượt đốt sống ở bệnh nhân loãng xương trên thế giới và tại Việt Nam 3 1.1.1. Các nghiên cứu về trượt đốt sống ở bệnh nhân có loãng xương trên thế giới 3 1.1.2. Các nghiên cứu về trượt đốt sống ở những bệnh nhân có loãng xương tại Việt Nam …………………………………………..……4 1.2 Giải phẫu cột sống vùng thắt lưng………………………………...……..5 1.2.1. Đốt sống và đĩa đệm cột sống thắt lưng 5 1.2.2. Hệ thống dây chằng 7 1.2.3. Tam giác Kambin 8 1.2.4. Một số bất thường về giải phẫu của rễ thần kinh vùng thắt lưng 9 1.3. Phân loại trượt đốt sống 10 1.3.1. Phân loại trượt đốt sống theo nguyên nhân 10 1.3.2. Phân loại trượt đốt sống theo mức độ. 11 1.4. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của trượt đốt sống thắt lưng 12 1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 12 1.4.2. Đặc điểm hình ảnh học 13 1.5. Đại cương loãng xương 20 1.5.1. Đại cương 20 1.5.2. Phân loại loãng xương 20 1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương 21 1.5.4. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương và biện pháp phòng ngừa 21 1.5.5. Tình hình nghiên cứu về loãng xương tại Việt Nam 22 1.5.6. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi 23 1.6. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng ở bệnh nhân có loãng xương 24 1.6.1. Điều trị nội khoa 24 1.6.2. Điều trị ngoại khoa 24 CHƯƠNG 2 28 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Các bước tiến hành 29 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 36 2.2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3 38 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.2. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.3. Nghề nghiệp của bệnh nhân 39 3.1.4. Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu 40 3.1.5. Thời gian diễn biến bệnh 40 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương 41 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương 41 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương 44 3.3. Kết quả phẫu thuật cố định và hàn xương liên thân đốt sống thắt lưng do trượt đốt sống ở những bệnh nhân có loãng xương 48 3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 48 3.3.2. Thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong phẫu thuật 48 3.3.3. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 49 3.3.4. Đánh giá mức độ trượt sau phẩu thuật 50 3.3.5. Vị trí của vít và miếng ghép đĩa đệm nhân tạo 50 3.3.6. Đánh giá triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật và sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 52 3.3.7. Mức độ đau cột sống thắt lưng theo thang điểm VAS trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 54 3.3.8. Mức độ hạn chế chức năng cột sống thắt lưng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 55 3.3.9. Tai biến trong mổ, sau mổ 57 3.3.10. Tỉ lệ liền xương sau phẫu thuật theo Bridwell 57 3.3.12. Kết quả chung sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 59 CHƯƠNG 4 60 BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương 60 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương 65 4.2. Kết quả phẫu thuật cố định và hàn xương liên thân đốt sống thắt lưng do trượt đốt sống ở những bệnh nhân có loãng xương 67 4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 67 4.2.2. Thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong phẫu thuật 69 4.2.3. Tỉ lệ phải truyền máu trong phẫu thuật 70 4.2.4. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 70 4.2.5. Mức độ đau cột sống thắt lưng theo thang điểm VAS trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 70 4.2.6. Mức độ hạn chế chức năng cột sống thắt lưng trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng 71 4.2.7. Cải thiện chiều cao liên thân đốt sau mổ 72 4.2.8. Vị trí vít và miếng ghép nhân tạo 72 4.2.9. Mức độ trượt đốt sống sau phẫu thuật 73 4.2.10. Tai biến/biến chứng trong mổ và sau mổ 73 4.2.11. Tỉ lệ liền xương sau phẫu thuật theo Bridwell 75 4.2.12. Kết quả chung sau mổ theo tiêu chuẩn Macnab 77 4.2.13. Đánh giá kết quả chung phẫu thuật..…………………………… 77 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phụ lục 1 8vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHàn xương liên thân đốtvi_VN
dc.subjectloãng xươngvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT LỐI SAU Ở BỆNH NHÂN CÓ LOÃNG XƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN VĂN VƯỢNG- BSNT.pdf
  Restricted Access
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT LỐI SAU Ở BỆNH NHÂN CÓ LOÃNG XƯƠNG3.36 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
NGUYỄN VĂN VƯỢNG- BSNT.docx
  Restricted Access
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT LỐI SAU Ở BỆNH NHÂN CÓ LOÃNG XƯƠNG16.01 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.