Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4302
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Văn Chi | - |
dc.contributor.author | Bùi, Mạnh Cường | - |
dc.date.accessioned | 2022-12-15T03:20:52Z | - |
dc.date.available | 2022-12-15T03:20:52Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4302 | - |
dc.description.abstract | Ngừng tuần hoàn là tình trạng tim ngừng hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả.1 Tử vong và tàn tật sau ngừng tuần hoàn là những mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Báo cáo cho thấy tại Hoa Kỳ ngừng tuần hoàn do tim mạch là nguyên nhân tử vong thứ ba sau ung thư và các bệnh lý về đột quỵ.2 Năm 2013 tỷ lệ ước tính số ca ngừng tim tại Hoa Kỳ xảy ra ngoại viện là 395.000 người và nội viện là 200.000 ca.3,4 Mặc dù đã có những cập nhật trong quá trình điều trị, tỷ lệ sống sót còn thấp. Tại Hoa Kỳ ghi nhận dưới 6% bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoài viện và 24% bệnh nhân ngừng tuần hoàn trong viện sống sót sau khi xuất viện.3 Tại Bắc Mỹ tỷ lệ sống sót bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện chỉ từ 7,7% đến 39,9% trên 10 khu vực.5 Một trong những nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn phổ biến nhất là do tim chiếm từ 50% đến 60%, 6 trong đó bệnh tim do mạch vành chiếm 75% các sự cố ngừng tuần hoàn có nguyên nhân từ tim mạch. 7,8 Hạ thân nhiệt đã được chứng minh có hiệu quả giúp cho bệnh nhân ngừng tuần hoàn có nhiều cơ hội sống hơn. Các báo cáo trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp này giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống 14% và giảm di chứng tàn phế xuống là 11%.9 Kết cục thần kinh tốt được quan sát thấy ở 85% số người sống sót ở Hoa Kỳ và lên đến 95% số người sống sót ở các nước Châu Âu.6,10 Trước những hiệu quả do liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn mang lại, những khuyến cáo đã được đưa ra về việc sử dụng liệu pháp này có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, rối loạn đông máu, rối loạn chuyển hóa, điện giải và tim mạch.11,12 36,1% huyết áp thấp; 46,5% tăng đường huyết và 37,3% viêm phổi là kết quả của một nghiên cứu trên thế giới đánh giá biến chứng gặp phải sau áp dụng liệu pháp hạ thân nhiệt.13 Những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngừng tuần hoàn do các nguyên nhân khác nhau có thể khác nhau. Do đó, hiệu quả điều trị, biến chứng của các phương pháp điều trị khác nhau trên nhóm bệnh nhân này cũng có thể không giống nhau. Tại Việt Nam, hạ thân nhiệt đang trở thành liệu pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Đến nay đã có một số cơ sở y tế áp dụng liệu pháp điều trị này. Tuy nhiên còn ít các nghiên cứu chi tiết nhằm đánh giá hiệu quả của liệu pháp này trên bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với tên đề tài: “Nhận xét kết quả của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch”, nghiên cứu với hai mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả điều trị của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. 2. Nhận xét các biến chứng của liệu pháp hạ thân nhiệt ở các bệnh nhân này. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Ngừng tuần hoàn 3 1.1.1. Khái niệm ngừng tuần hoàn 3 1.1.2. Dịch tế ngừng tuần hoàn 5 1.1.3. Một số nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn 6 1.1.4. Sinh bệnh học của ngừng tuần hoàn. 8 1.1.5. Giai đoạn ngừng tuần hoàn 10 1.1.6. Phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn 11 1.2. Hạ thân nhiệt 14 1.2.1. Định nghĩa và giai đoạn hạ thân nhiệt 14 1.2.2. Cơ sở lý thuyết hạ thân nhiệt trong việc bảo vệ tế bào thần kinh sau ngừng tuần hoàn 15 1.2.3. Các phương pháp hạ thân nhiệt 20 1.2.4. Liệu pháp hạ thân nhiệt trong cấp cứu ngừng tuần hoàn 23 1.3. Nghiên cứu về kết quả của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. 27 1.3.1. Đặc điểm cá nhân, tiền sử bệnh tật và lối sống 29 1.3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khi nhập viện. 30 1.3.3. Hiệu quả điều trị bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt 34 1.4. Nghiên cứu biến chứng của phương pháp hạ thân nhiệt trong điều trị bệnh nhân ngừng tuần hoàn 38 1.4.1. Rét run 38 1.4.2. Rối loạn điện giải, chuyển hóa 38 1.4.3. Biến chứng tim mạch 39 1.4.4. Biến chứng chảy máu 40 1.4.5. Nhiễm trùng 41 1.4.6. Co giật 42 1.5. Một số nghiên cứu về kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn được điều trị bằng hạ nhiệt độ 42 1.5.1. Yếu tố cá nhân 42 1.5.2. Tiền sử bệnh tật, thói quan lối sống 43 1.5.3. Điện tim và siêu âm tim 44 1.5.4. Công thức máu, sinh hóa máu 45 1.5.5. Đặc điểm điều trị 46 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1. Đối tượng nghiên cứu 48 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 48 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 48 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 49 2.2. Phương pháp nghiên cứu 49 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 49 2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 49 2.2.4. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu và phương tiện phục vụ cho liệu pháp hạ thân nhiệt 57 2.2.5. Quy trình hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn 58 2.2.6. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 61 2.2.7. Các sai số có thể gặp trong nghiên cứu 62 2.2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 62 2.2.9. Hạn chế nghiên cứu 63 2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 63 2.3. Sơ đồ nghiên cứu 65 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 66 3.1.1. Tuổi, giới 66 3.1.2. Thói quen và tiền sử bệnh 67 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cấp cứu ngừng tuần hoàn của bệnh nhân khi áp dụng liệu pháp hạ thân nhiệt 68 3.2. Kết quả của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn 73 3.2.1. Hiệu quả trên kết quả cận lâm sàng 73 3.2.2. Kết quả điều trị của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch 73 3.2.3. Đặc điểm tử vong và sống sót của bệnh nhân 75 3.2.4. Một số yếu tố cá nhân, điều trị ngừng tuần hoàn ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh 75 3.3. Biến chứng của liệu pháp hạ thân nhiệt 80 3.3.1. Rét run 80 3.3.2. Rối loạn điện giải 80 3.3.3. Biến chứng tim mạch 82 3.3.4. Biến chứng đông máu 84 3.3.5. Biến chứng nhiễm trùng 86 3.3.6. Co giật 87 3.2.7. Một số yếu tố biến chứng liệu pháp hạ thân nhiệt ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh 87 Chương 4. 90BÀN LUẬN 90 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 90 4.1.1. Tuổi, giới 90 4.1.2. Tiền sử bệnh tật và lối sống 92 4.1.3. Đặc điểm ngừng tuần hoàn bệnh nhân tại thời điểm nhập viện 93 4.2. Bàn luận về kết quả điều trị của liệu pháp hạ thân nhiệt ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn do căn nguyên tim mạch. 97 4.2.1. Đặc điểm cận lâm sàng 97 4.2.2. Tử vong 97 4.2.3. Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị của bệnh nhân NTH sau liệu pháp hạ thân nhiệt 101 4.3. Biến chứng của liệu pháp hạ thân nhiệt ở các bệnh nhân này 104 4.3.1. Rét run 104 4.3.2. Rối loạn điện giải, chuyển hóa 104 4.3.3. Biến chứng tim mạch 106 4.3.4. Biến chứng đông máu 109 4.3.5. Biến chứng nhiễm trùng 110 4.3.6. Co giật 111 4.3.7. Một số yếu tố biến chứng liên quan đến tử vong của bệnh nhân 112 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 113 KẾT LUẬN 114 KHUYẾN NGHỊ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Hồi sức cấp cứu. Mã số: CK 62.72.31.01 | vi_VN |
dc.title | NHẬN XÉT KẾT QUẢ CỦA LIỆU PHÁP HẠ THÂN NHIỆT Ở BỆNH NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN DO CĂN NGUYÊN TIM MẠCH | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020CK2buimanhcuong.doc.docx Restricted Access | 2.08 MB | Microsoft Word XML | ||
2020CK2buimanhcuong.pdf Restricted Access | 2.64 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.