Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4285
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Bạch Yến-
dc.contributor.advisorPhạm, Như Hùng-
dc.contributor.authorVũ, Thị Trang-
dc.date.accessioned2022-12-12T05:04:34Z-
dc.date.available2022-12-12T05:04:34Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4285-
dc.description.abstractTÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Thời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) trên ĐTĐ ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm I Học viên: Vũ Thị Trang CK234 – Nội Tim Mạch Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Yến – TS Phạm Như Hùng Tổng quan: Tăng áp lực động mạch phổi (TALĐMP) là một tình trạng huyết động và sinh lý bệnh do dòng chảy qua tuần hoàn động mạch phổi bị hạn chế, dẫn đến tăng sức cản mạch phổi và cuối cùng là suy tim phải. Chức năng thất phải là yếu tố quyết định chính đến khả năng chức năng và tiên lượng trong TALĐMP. ĐTĐ là phương tiện ban đầu, sẵn có tại các cơ sở y tế. Các nghiên cứu gần đây về TALĐMP cho thấy rằng có những thay đổi điện tâm đồ như tăng biên độ sóng P trên D2, kéo dài thời gian QRS và khoảng QT hiệu chỉnh (QTc) trên ECG bề mặt của bệnh nhân TALĐMP. Khoảng thời gian từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) đã được sử dụng để đánh giá sự tái cực của tâm thất trong một số nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu này cho thấy TPEI là đại diện cho sự tái cực tâm thất hơn là QTc vì nó tập trung vào tái phân cực hơn là khử cực và cũng được nghiên cứu trên bệnh nhân TAP. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự kéo dài TPEI ở bệnh nhân TALĐMP có liên quan đến mức độ tăng áp phổi trên siêu âm tim và có phải là yếu tố tiên lượng bệnh hay không? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) trên ĐTĐ ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm I” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm thời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) trên ĐTĐ ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm I. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa thời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) trên ĐTĐ với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh ở nhóm nghiên cứu trên. Phương pháp nghiên cứu: 45 bệnh nhân chúng tôi thu thập được tại bệnh viện Tim Hà Nội và trung tâm tim mạch bệnh viện Đại học Y được thông tim chẩn đoán xác định tăng áp lực động mạch phổi tiền sử hoặc hiện tại. Các bệnh nhân này được làm ĐTĐ, SÂT qua thành ngực, các xét nghiệm công thức máu và sinh hoá máu: creatinin, điện giải đồ, proBNP. TPEI được đo ở các chuyển đạo trước tim V1 -> V6 và D2, D3, avF. Trung bình các giá trị này là giá trị TPEI được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: - Về đặc điểm của TPEI trên điện tâm đồ: . TPEI trung bình của nhóm nghiên cứu là 69.1 ± 8.9 ms. TPEI dài nhất là 88 ms và ngắn nhất là 58 ms. TPEI có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi < 30, 30 -> 49 và ≥ 50 tuổi với p = 0.044. TPEI không có sự liên quan với giới và phân loại bệnh - Về mối liên quan giữa TPEI với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng bệnh . TPEI không có sự liên quan với các chỉ số đánh giá kích thước thất phải trên siêu âm 2D. TPEI kéo dài hơn ở nhóm có chức năng thất trái giảm hơn với TAPSE < 17mm (p= 0.004), S’ qua van ba lá < 9.5 cm2 (p = 0.02), FAC < 35% ( p =0.037). TPEI tương quan nghịch biến tương đối chặt chẽ với FAC trên siêu âm 2D (r = -0.563, p = 0.001), tương quan lỏng lẻo, nghịch biến có ý nghĩa thống kê với chỉ số TAPSE ( r = -0.336, p = 0.024). TPEI tương quan đồng biến, chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với ALĐMP trên siêu âm ( r = 0.683, p = 0.024) . TPEI có liên quan với một số yếu tố tiên lượng bệnh tham gia trong thang điểm phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân TAP: TPEI kéo dài hơn ở nhóm có phân độ WHO 3, 4 (p =0.05) và nhóm có pro BNP > 300 pg/l (p =0.043). TPEI kéo dài hơn ở nhóm có S nhĩ phải > 18 cm2 ( p = 0.004). TPEI Tương quan tuyến tính đồng biến longr lẻo với nồng độ NT – proBNP ( r = 0.434, p = 0.004). Kết luận: Sự kéo dài chỉ số TPEI có thể là một yếu tố tiên lượng bệnh nhân tăng áp lực mạch phổi nhóm Ivi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu tăng áp lực động mạch phổi 3 1.1.1. Định nghĩa- Thuật ngữ 3 1.1.2. Dịch tễ học 4 1.1.3. Nhóm nguy cơ khác 5 1.2. Sinh bệnh học tăng áp lực động mạch phổi 6 1.2.1. Về mặt huyết động 6 1.2.2. Về mặt mô bệnh học 6 1.2.3. Bất thường về phân tử và nội mạc 7 1.2.4. Prostacyclin/thromboxane A2 7 1.2.5. Endothelin-1 8 1.2.6. Nitric oxide 8 1.3. Phân loại Tăng áp lực động mạch phổi 8 1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 11 1.4.1. Triệu chứng cơ năng 11 1.4.2. Triệu chứng thực thể 12 1.4.3. Các thăm dò cận lâm sàng 12 1.5. Thời khoảng sóng T trên bệnh nhân TAP 22 1.5.1. Nguyên lý hoạt động điện tâm đồ 22 1.5.2. Thời khoảng sóng T 24 1.5.3. Một số nghiên cứu về ĐTĐ ở bệnh nhân tăng áp phổi 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.3.2. Công cụ thu thập số liệu bao gồm: 29 2.4. Các bước nghiên cứu 30 2.5. Các chỉ số nghiên cứu và các phương pháp đo đạc 32 2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32 2.5.2. Đặc điểm trên ĐTĐ bề mặt 33 2.5.3. Thông số trên siêu âm tim 36 2.6. Phân tích và xử lý số liệu 37 2.7. Đạo đức nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 38 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 38 3.1.1. Đặc điểm nhân trắc của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 38 3.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm ở các bệnh nhân nghiên cứu 40 3.1.3. Đặc điểm siêu âm tim. 43 3.2. Đặc điểm điện tâm đồ và thời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng P ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 45 3.2.1. Các thông số điện tâm đồ chung 45 3.2.2. Đặc điểm chỉ số TPEI trên điện tâm đồ 47 3.3. Mối liên quan TPEI với các đặc điểm cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh 48 3.3.1. Mối liên quan TPEI với nồng độ NT – proBNP 48 3.3.2. So sánh TPEI với các chỉ số trên siêu âm tim 48 3.3.3. Mối tương quan chỉ số TPEI với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 49 3.3.4. Giá trị dự đoán của TPEI đối chiếu với siêu âm tim và NT – proBNP 53 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 56 4.1.1. Đặc điểm các yếu tố lâm sàng 56 4.1.2. Đặc điểm các chỉ số cận lâm sàng 57 4.1.3. Đặc điểm siêu âm tim của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 59 4.2. Đặc điểm ĐTĐ và chỉ số TPEI nhóm bệnh nhân nghiên cứu 62 4.2.1. Các thông số ĐTĐ cơ bản 62 4.2.2. Đặc điểm TPEI trên điện tâm đồ 64 4.3. Mối liên quan giữa TPEI và một số đặc điểm cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh 65 4.3.1. Với nồng độ NT – proBNP 65 4.3.2. Mối liên quan TPEI với các chỉ số siêu âm tim 2D 66 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 68 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttăng áp phổi nhóm I, TPEIvi_VN
dc.titleThời khoảng từ đỉnh đến cuối sóng T (TPEI) trên điện tâm đồ ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm Ivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2VuThiTrang.docx
  Restricted Access
3.26 MBMicrosoft Word XML
2022CK2VuThiTrang.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.