Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4269
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Hoàng-
dc.contributor.authorNgô, Minh Thắng-
dc.date.accessioned2022-12-12T01:57:27Z-
dc.date.available2022-12-12T01:57:27Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4269-
dc.description.abstractMục tiêu: 1. Mô tả các chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2021 2. Nhận xét kết quả và biến chứng sau phẫu thuật của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu từ hồ sơ bệnh án, được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021, với đối tượng là Các thai phụ được chỉ định mổ cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2021. Kết quả: Có 695/111071 ca sinh phải phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Tỷ lệ chung của phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh là 6,3 ca cho mỗi 1000 ca sinh tính từ năm 2017 đến năm 2021. Trong số này có chín ca là sinh thường, một ca sinh bằng thủ thuật Forceps, 1 ca cắt tử cung cả khối và 684 ca sinh mổ. Chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh chủ yếu do các nguyên nhân chảy máu với 649 ca (93,4%) mà đứng đầu là do rau cài răng lược với 596 ca (85,76%), tiếp đến là rau tiền đạo có 25 ca (3,6%), còn các nguyên nhân khác có 46 ca (6,6%) mà chiếm tỉ lệ nhiều nhất là u xơ tử cung có 33 ca (4,75%). Không có ca nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn trong và sau sinh. Có 12 trường hợp sinh con so phải cắt tử cung (1,73%) đều do chảy máu, 90 trường hợp chưa có tiền sử sinh mổ lần nào (12,95%). Có 90 ca đã áp dụng phương pháp bảo tồn trước khi cắt tử cung, mà nhiều nhất là kỹ thuật thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị có 57 ca (63,3%). Kỹ thuật cắt tử cung được áp dụng chủ yếu là cắt tử cung bán phần (654 ca, chiếm 94,1%) và để lại hai phần phụ (688 ca, chiếm 99%). Tai biến gặp ở 108 ca, với tai biến nhiều nhất ghi nhận được là tổn thương bàng quang – niệu quản (64 ca, chiếm 59,3%) và chảy máu sau mổ cắt tử cung (30 ca, chiếm 27,8%). Xử trí tai biến chủ yếu là tại chỗ, với tai biến chảy máu phải mổ lại 24 ca, còn với tai biến tổn thương hệ tiết niệu được xử trí ngay trong ca mổ nên gần như không phải mổ lại. Kết luận: - Tiền sử sinh con nhiều lần và đặc biệt là tiền sử sinh mổ là yếu tố nguy cơ phải cắt TC trong và sau sinh ở lần mang thai tiếp theo. - Nhóm nguyên nhân phải chỉ định cắt TC trong và sau sinh hay gặp nhất là băng huyết trong và sau sinh. Trong thời gian nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn. - Trong nhóm nguyên nhân chảy máu, RTĐ và RCRL là các chỉ định phổ biến nhất của cắt TC trong và sau sinh, đây cũng là nguy cơ chính của cắt TC sau sinh. - Chỉ định cắt TC chủ động trong và sau sinh đều ở các sản phụ sinh mổ, chỉ định cắt TC cấp cứu ngoài các ca sinh mổ còn gặp ở các trường hợp sinh đường âm đạo (sinh thường và sinh thủ thuật).Tiền sử sinh con nhiều lần và đặc biệt là tiền sử sinh mổ là yếu tố nguy cơ phải cắt TC trong và sau sinh ở lần mang thai tiếp theo. - Nhóm nguyên nhân phải chỉ định cắt TC trong và sau sinh hay gặp nhất là băng huyết trong và sau sinh. Trong thời gian nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp nào phải cắt tử cung do nguyên nhân nhiễm khuẩn. - Trong nhóm nguyên nhân chảy máu, RTĐ và RCRL là các chỉ định phổ biến nhất của cắt TC trong và sau sinh, đây cũng là nguy cơ chính của cắt TC sau sinh. - Chỉ định cắt TC chủ động trong và sau sinh đều ở các sản phụ sinh mổ, chỉ định cắt TC cấp cứu ngoài các ca sinh mổ còn gặp ở các trường hợp sinh đường âm đạo (sinh thường và sinh thủ thuật).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược lịch sử mổ cắt tử cung trong và sau sinh 3 1.2. Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của tử cung liên quan đến cuộc đẻ và phẫu thuật 8 1.2.1. Cấu tạo giải phẫu của tử cung 8 1.2.2. Mạch máu và thần kinh của tử cung 10 1.3. Các chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh 11 1.3.1. Cắt tử cung do chảy máu sau sinh 12 1.3.2. Cắt tử cung do nhiễm khuẩn 19 1.3.3. Cắt tử cung do các nguyên nhân khác. 21 1.4. Các phương pháp điều trị bảo tồn trong và sau sinh 22 1.4.1. Các thủ thuật sản khoa xử trí chảy máu trong và sau sinh 22 1.4.2. Phẫu thuật xử trí chảy máu sau sinh 23 1.5. Các kỹ thuật, phương pháp cắt tử cung trong và sau sinh hiện nay 25 1.5.1. Cắt tử cung bán phần 25 1.5.2. Cắt tử cung hoàn toàn 26 1.5.3. Cắt tử cung hoàn toàn sau cắt tử cung bán phần 27 1.5.4. Các bước cơ bản trong mổ cắt tử cung 28 1.5.5. Một số tai biến, biến chứng có thể gặp khi mổ cắt tử cung trong và sau sinh 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu 33 2.3. Thiết kế nghiên cứu. 33 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 34 2.5. Các biến số nghiên cứu 34 2.6. Phương pháp thu thập số liệu: 38 2.7. Phân tích và xử lý số liệu: 38 2.8. Sai số và khống chế sai số: 38 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Mô tả các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40 3.1.1. Tổng số sinh và tỉ lệ cắt tử cung trong và sau sinh tại bệnh viện PSTW từ năm 2017 – 2021 40 3.1.2. Tuổi của các sản phụ trong nghiên cứu 41 3.1.3. Tuổi thai ở thời điểm sinh 42 3.1.4. Phương pháp có thai, số lượng thai và phương pháp sinh: 43 3.1.5. Số lần sinh và số lần mổ lấy thai của các sản phụ 44 3.1.6. Các chỉ định mổ cắt tử cung trong và sau sinh 45 3.1.7. Liên quan giữa phương pháp sinh và chỉ định cắt tử cung 46 3.1.8. Liên quan giữa tính chất ca mổ cắt tử cung sau sinh và chỉ định mổ 47 3.1.9. Liên quan giữa số lần sinh mổ trong tiền sử sản khoa với chỉ định cắt tử cung: 48 3.1.10. Liên quan giữa phương pháp sinh với tính chất ca mổ: 49 3.2. Nhận xét kết quả cắt tử cung 50 3.2.1. Thời gian của ca mổ 50 3.2.2. Mối liên quan giữa thời gian mổ cắt tử cung và tiền sử mang thai 50 3.2.3. Phương pháp bảo tồn đã áp dụng trước khi cắt tử cung 51 3.2.4. Liên quan giữa tính chất ca mổ với phương pháp cắt tử cung và phần phụ 52 3.2.5. Lượng máu cần truyền trong và sau mổ 53 3.2.6. Các tai biến trong mổ cắt tử cung liên quan với chỉ định cắt TC 54 3.2.7. Liên quan giữa hướng xử trí với các tai biến trong và sau ca mổ: 55 3.2.8. Sự liên quan giữa thời gian ca mổ với tai biến của ca mổ: 56 3.2.9. Thời gian nằm viện của sản phụ: 57 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 58 4.1. Các chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh: 58 4.1.1. Tỉ lệ cắt tử cung trong và sau sinh 58 4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 61 4.1.3. Các chỉ định cắt tử cung trong và sau sinh: 65 4.1.4. Liên quan giữa phương pháp sinh với các chỉ định cắt tử cung: 68 4.1.5. Liên quan giữa chỉ định cắt tử cung với tính chất của ca mổ: 69 4.1.6. Liên quan giữa tính chất ca mổ với phương pháp sinh: 71 4.2. Các yếu tố nguy cơ của cắt tử cung trong và sau sinh 71 4.3. Các yếu tố liên quan đến ca mổ: 73 4.3.1 Thời gian của ca mổ 73 4.3.2. Các phương pháp xử trí bảo tồn đã áp dụng trước khi cắt tử cung 75 4.3.3. Phương pháp cắt tử cung và phương pháp cắt phần phụ: 76 4.3.4. Lượng máu đã truyền cho sản phụ 78 4.3.5. Tai biến của ca mổ 80 4.3.6. Thời gian nằm viện của các sản phụ: 82 KẾT LUẬN 84 KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChảy máu sau đẻvi_VN
dc.subjectCắt tử cung trong và sau sinhvi_VN
dc.subjectbăng huyết sau sinhvi_VN
dc.titleNhận xét các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung trong và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022ck2ngominhthang.docx
  Restricted Access
965.74 kBMicrosoft Word XML
2022ck2ngominhthang.pdf
  Restricted Access
1.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.