Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4266
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Thị Thu, Hoài | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Bảo, Khánh | - |
dc.date.accessioned | 2022-12-08T09:31:30Z | - |
dc.date.available | 2022-12-08T09:31:30Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4266 | - |
dc.description.abstract | Mục tiêu: Khảo sát một số chỉ số kích thước và chức năng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%) không có bệnh van tim thực thể nặng hay bệnh tim bẩm sinh và nhóm chứng bao gồm những người khỏe mạnh, cùng tuổi, cùng giới, không có biểu hiện suy tim trên lâm sàng và cấu trúc chức năng tim bình thường trên siêu âm tim. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được làm siêu âm tim đánh giá kích thước và chức năng tim và đánh giá sức căng đỉnh nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim trên mặt cắt bốn buồng và mặt cắt hai buồng tim từ mỏm. Kết quả: Trong thời gian từ 02/2022 đến tháng 7/2022, 188 đối tượng nghiên cứu gồm 126 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu EF giảm EF ≤40%, nam 78,6%, nữ 21,4%, tuổi trung bình là 59,3 ± 16,4 tuổi và nhóm chứng gồm 62 người khoẻ mạnh được đưa vào nghiên cứu. Ở các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, bệnh đồng mắc hay gặp nhất là bệnh mạch vành (38,1%) sau đó là tăng huyết áp (31,3%) và đái tháo đường (9,5%). Các bệnh nhân có phì đại thất trái có sức căng nhĩ trái thấp hơn so với các bệnh nhân không có phì đại thất trái (p<0,05). Các bệnh nhân có giãn buồng thất trái có sức căng nhĩ trái thấp hơn rõ rệt so với các bệnh nhân không có giãn buồng thất trái (p<0,05). Các bệnh nhân có hở hai lá vừa có sức căng nhĩ trái thấp nhất, rồi đến các bệnh nhân có hở hai lá nhẹ, rồi đến các bệnh nhân không có hở hai lá (p<0,05). Các bệnh nhân có tăng áp lực ĐMP trên siêu âm có sức căng nhĩ trái thấp hơn rõ rệt so với các bệnh nhân không có tăng áp lực ĐMP (p<0,05). Kết luận: Các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm có chỉ số sức căng nhĩ trái thấp hơn ở người khoẻ mạnh, có liên quan với triệu chứng cơ năng và với phì đại thất trái và giãn buồng thất trái và với hở hai lá và tăng áp lực động mạch phổi. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SUY TIM. 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Dịch tễ học 3 1.1.3. Các nguyên nhân gây suy tim 4 1.1.4. Chẩn đoán suy tim 5 1.1.5. Phân giai đoạn suy tim. 5 1.1.6. Phân độ chức năng của suy tim 6 1.1.7. Đặc điểm của suy tim phân suất tống máu giảm. 6 1.1.8. Điều trị suy tim mạn với phân suất tống máu giảm. 9 1.2. Đặc điểm giải phẫu và chức năng nhĩ trái 11 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu nhĩ trái 11 1.2.2. Chức năng nhĩ trái 12 1.2.3. Hình thái và chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim 15 1.3. Các phương pháp đánh giá hình thái và chức năng nhĩ trái 17 1.3.1. Điện tâm đồ 17 1.3.2. X quang tim phổi 18 1.3.3. Siêu âm tim 18 1.3.4. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy 19 1.3.5. Chụp cộng hưởng từ tim 20 1.3.6. Chụp xạ hình tim 20 1.4. Siêu âm tim trong đánh giá kích thước và chức năng nhĩ trái 21 1.4.1. Một số điểm chung khi đánh giá kích thước nhĩ trái. 21 1.4.2. Đo kích thước và diện tích nhĩ trái. 21 1.4.3. Đo thể tích nhĩ trái 22 1.4.4. Các giá trị bình thường của kích thước nhĩ trái 22 1.4.5. Các thông số chức năng nhĩ trái 25 1.4.6. Đánh giá chức năng nhĩ trái bằng Doppler mô 26 1.5. Đánh giá chức năng nhĩ trái bằng siêu âm đánh dấu mô. 27 1.5.1.Khái niệm về sức căng cơ tim 27 1.5.2. Siêu âm tim đánh dấu mô 2D (2D STE) 31 1.6. Những nghiên cứu trong nước và trên thế giới về sức căng nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim. 34 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 36 2.1. Địa điểm nghiên cứu 36 2.2. Thời gian nghiên cứu 36 2.3. Đối tượng nghiên cứu 36 2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36 2.3.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm chứng 36 2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ 36 2.4. Phương pháp nghiên cứu 37 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 37 2.4.2. Cỡ mẫu 37 2.4.3. Chọn mẫu 37 2.4.4. Bảng các biến số nghiên cứu: 38 2.4.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 40 2.4.5.3. Qui trình siêu âm tim qua thành ngực 41 2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng trong nghiên cứu 49 2.5.1. Phân loại suy tim của Hội Tim Mạch Châu Âu (ESC) 2021.13 49 2.5.2. Đánh giá mức độ suy tim theo NYHA.12 49 2.5.3.Chẩn đoán tăng huyết áp 50 2.5.4. Chẩn đoán đái tháo đường 50 2.5.5. Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid 50 2.5.6. Chẩn đoán thừa cân béo phì 50 2.5.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng vành cấp theo AHA 2020. 51 2.5.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh động mạch vành mạn theo ESC 2019. 51 2.5.9. Sức căng đỉnh nhĩ trái (PAS) giảm khi PAS ≤ 23%, theo nghiên cứu của Pathan F năm 2017. 51 2.5.10. Chẩn đoán giãn nhĩ trái. 51 2.5.11. Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại theo AHA 2020.122 51 2.5.12. Chẩn đoán bệnh thận mạn theo KDIGO 2012.121 51 2.5.13. Chẩn đoán bệnh tim nhiễm Amyloidosis theo AHA 2022. 51 2.6. Sơ đồ nghiên cứu 52 2.7. Xử lý số liệu thống kê 53 2.8. Vấn đề y đức trong nghiên cứu 53 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 54 3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm 54 3.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc. 54 3.1.2. Nguyên nhân suy tim, bệnh đồng mắc và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm 55 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm suy tim PSTM giảm 56 3.1.4. Kết quả về phân độ suy tim theo NYHA 57 3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân suy tim PSTM giảm 57 3.2 Kết quả khảo sát một số chỉ số đánh giá kích thước và chức năng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm. 64 3.3. Kết quả về mối liên quan giữa chỉ số chức năng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim với một số thông số lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân nghiên cứu. 74 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 80 4.1. Đặc điểm lâm sàng và kích thước, chức năng nhĩ trái của nhóm suy tim EF giảm so với nhóm chứng 80 4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 82 4.2.1. Đặc điển lâm sàng: 82 4.3. Bàn luận về hình thái, chức năng nhĩ trái và các yếu tố nguy cơ 84 4.4. Bàn luận về mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô 90 KẾT LUẬN 96 KIẾN NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D | vi_VN |
dc.subject | chức năng nhĩ trái | vi_VN |
dc.title | KÍCH THƯỚC VÀ CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM 2D Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Bảo vệ Đề tài tim mạch Sức căng sau bv gửi cô.doc Restricted Access | 7.38 MB | Microsoft Word | ||
Bảo vệ Đề tài tim mạch Sức căng 11.11.22 cuối[1272].pdf Restricted Access | 3.17 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
TÓM TẮT.docx Restricted Access | 13.72 kB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.