Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4256
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Tuấn Cảnh-
dc.contributor.authorPhạm, Trung Kiên-
dc.date.accessioned2022-12-08T08:25:38Z-
dc.date.available2022-12-08T08:25:38Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4256-
dc.description.abstractU tuyến nước bọt chiếm khoảng 3% u vùng đầu cổ, 80% là lành tính trong đó phần lớn là u đa hình tuyến nước bọt. Mục đích phẫu thuật u tuyến mang tai là lấy hết u và hạn chế tối thiểu biến chứng, tránh tái phát.Hệ thống giám sát thần kinh trong phẫu thuật (NIM) được ứng dụng để xác định dây thần kinh trong phẫu thuật tuyến mang tai với mục đích giúp phẫu thuật viên xác định dây VII dễ dàng hơn, qua đó, giảm nguy cơ tổn thương dây VII, giảm thời gian phẫu thuật. Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng NIM trong phẫu thuật tuyến mang tai. Tuy nhiên việc chỉ định sử dụng NIM với những trường hợp nào vẫn chưa được rõ ràng, phụ thuộc vào quyết định phẫu thuật viên và lựa chọn của bệnh nhân và gia đình. Nghiên cứu “Nhận xét chỉ định và kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIM” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1: Nhận xét chỉ định sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIM trong phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIM. Đối tượng và phương pháp: Mô tả chùm ca bệnh gồm65 bệnh nhân được phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng NIM tại Bệnh viện tai mũi họng trung ương từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả và kết luận: Chỉ định sử dụng NIM trong phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương cân nhắc các yếu tố: Nghi ngờ ác tính trên lâm sàng, cận lâm sàng, Phẫu thuật trên u đã phẫu thuật tái phát, Vị trí thùy sâu, Bệnh nhân có nhận thức, mong muốn sử dụng NIM. Sử dụng NIM trong phẫu thuật tuyến mang tai góp phần làm giảm tỉ lệ liệt mặt, giảm thời gian phẫu thuật.vi_VN
dc.description.tableofcontentsDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Giải phẫu tuyến mang tai 3 1.1.1. Vị trí, hình thể, giới hạn tuyến mang tai 3 1.1.2. Các cấu trúc liên quan 6 1.2. Mô học 8 1.3. Chẩn đoán u tuyến mang tai 8 1.3.1. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ 8 1.3.2. Lâm sàng 9 1.3.3. Cận lâm sàng 10 1.3.4. Phân loại giai đoạn lâm sàng 14 1.4. Điều trị u tuyến mang tai 16 1.5. Biến chứng phẫu thuật 20 1.5.1. Chảy máu, tụ máu 21 1.5.2. Nhiễm khuẩn 21 1.5.3. Rối loạn cảm giác 21 1.5.4. Liệt mặt ngoại biên 21 1.5.5. Hội chứng Frey 23 1.5.6. Rò tuyến nước bọt 23 1.6. Hệ thống giám sát thần kinh NIM 23 1.6.1. Lịch sử phát triển 23 1.6.2. Cấu tạo và cơ chế hoạt động 25 1.6.3. Ứng dụng 27 1.7. Lịch sử nghiên cứu 29 1.7.1. Ngoài nước 29 1.7.2. Trong nước 30 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Đối tượng 32 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 33 2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu 33 2.2.4. Cách tiến hành 35 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 39 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 39 2.2.7. Sai số và cách khắc phục 39 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng 40 3.1.1. Đặc điểm theo tuổi 40 3.1.2. Phân bố theo giới 41 3.2. Chỉ định sử dụng NIM trong phẫu thuật tuyến mang tai bảo tồn dây VII 42 3.2.1. Các đặc điểm nghi ngờ ác tính 42 3.2.2. Tiền sử 50 3.2.3. Kích thước u 51 3.2.4. Vị trí u 52 3.2.5. Mô bệnh học sau mổ 53 3.2.6. Giai đoạn bệnh 54 3.3. Kết quả phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật 55 3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 55 3.3.2. Đường mổ 57 3.3.3. Đặc điểm trong mổ 57 3.3.4. Thời gian phẫu thuật 58 3.3.5. Các biến chứng sau phẫu thuật 59 3.3.6. Tổn thương thần kinh tai lớn 60 3.3.7. Liệt mặt 61 3.3.8. Hội chứng Frey 65 3.3.9. Tái phát u 65 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng 66 4.1.1. Đặc điểm theo tuổi 66 4.1.2. Đặc điểm theo giới 67 4.2. Chỉ định sử dụng NIM trong phẫu thuật tuyến mang tai 67 4.2.1. Các đặc điểm nghi ngờ ác tính 67 4.2.2. Tiền sử 72 4.2.3. Kích thước u 73 4.2.4. Vị trí u 73 4.2.5. Mô bệnh học sau mổ 74 4.2.6. Chỉ định sử dụng NIM tại bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương 75 4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 76 4.3.1. Cách thức phẫu thuật 76 4.3.2. Đặc điểm trong mổ 78 4.3.3. Kết quả phẫu thuật 80 KẾT LUẬN 86 KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectU tuyến mang taivi_VN
dc.subjectNIMvi_VN
dc.subjecttuyến mang taivi_VN
dc.titleNhận xét chỉ định và kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIMvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
PHẠM TRUNG KIÊN - BSNT.docx
  Restricted Access
Nhận xét chỉ định và kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIM3.94 MBMicrosoft Word XML
PHẠM TRUNG KIÊN - BSNT.pdf
  Restricted Access
Nhận xét chỉ định và kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai bảo tồn dây VII có sử dụng hệ thống giám sát thần kinh NIM2.15 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.