Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4201
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Lê, Hữu Doanh | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Thùy Linh | - |
dc.date.accessioned | 2022-12-05T07:05:10Z | - |
dc.date.available | 2022-12-05T07:05:10Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4201 | - |
dc.description.abstract | Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata- RTTM) được Cornelius Celsus mô tả lần đầu tiên vào năm 30 sau Công nguyên, đây là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý về tóc, đứng hàng thứ 3 sau rụng tóc nội tiết tố nam tính và rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc và được xếp vào nhóm rụng tóc không sẹo.1 Bệnh đặc trưng bởi một, vài hoặc nhiều đám rụng tóc ở đầu hình tròn hoặc hình bầu dục, nhẵn bóng, không có vảy, không ngứa, không đau. Các vùng có lông khác như râu, lông mày, lông mi, lông mu cũng có thể rụng. Bệnh thường khởi phát âm thầm, diễn biến dai dẳng và hay tái phát. Các kết quả nghiên cứu gần đây coi RTTM là một bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, thông qua trung gian tế bào lympho T với các yếu tố thuận lợi như gen và môi trường. Nhìn chung bệnh không nguy hại đến tính mạng, tuy nhiên các trường hợp rụng tóc từng mảng lan tỏa, tiến triển kéo dài và các trường hợp rụng tóc toàn thể (alopecia totalis) hoặc rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis) thường gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.2 RTTM có thể tự phục hồi đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và thời gian xuất hiện bệnh dưới 1 năm với tỷ lệ lên tới 80%.3 Lựa chọn phương pháp điều trị RTTM phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Một số phương pháp điều trị có thể cải thiện tình trạng rụng tóc và giúp mọc lại tóc, tuy nhiên chưa có phương pháp nào được chứng minh duy trì hiệu quả lâu dài trong điều trị.3 Các phương pháp bôi corticoid loại mạnh hoặc rất mạnh, thuốc ức chế calcineurin, tiêm corticoid tại tổn thương, liệu pháp kích thích miễn dịch tại chỗ thường được lựa chọn trong điều trị RTTM thể nhẹ (dưới 25% diện tích da đầu). Những năm gần đây nhiều tác giả đề xuất sử dụng liệu pháp lạnh trong điều trị RTTM. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị của ni tơ lỏng cũng như so sánh hiệu quả điều trị RTTM của xịt ni tơ lỏng với các phương pháp khác như dùng corticoid tại chỗ, UVA…. Ni tơ lỏng dạng xịt được cho là một trong những phương pháp hữu hiệu điều trị RTTM với tỉ lệ đáp ứng cao và ít các phản ứng phụ tại chỗ cùng như toàn thân. Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về việc sử dụng ni tơ lỏng dạng xịt để điều trị RTTM, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Điều trị rụng tóc từng mảng bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05%” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng mảng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị rụng tóc từng mảng bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05%. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 110 bệnh nhân rụng tóc từng mảng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Trong đó có 40 bệnh nhân với 285 tổn thương có chỉ định điều trị bằng nitơ lỏng kết hợp bôi Clobetasol propionate 0,05% 1. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh rụng tóc từng mảng. - Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 28,82 tuổi, nhóm bệnh nhân từ 21 đến 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. - Trong 110 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đó có 58 bệnh nhân nam (52,7%) và 52 bệnh nhân nữ (47,3%). - Thời gian mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân là 7,08 tháng - Có 36 bệnh nhân (32,7%) tiêm phòng covid, 31 bệnh nhân (28,2%) sang chấn tâm lý, 5 bệnh nhân (4,5%) có biểu hiện nhiễm trùng trước khi xuất hiện rụng tóc từng mảng - Các mảng rụng tóc tập trung nhiều nhất ở vùng chẩm với 248 mảng (35,7%), sau đó là vùng trán- đỉnh 202 mảng (29,1%) - Có 84 bệnh nhân (76,4%) rụng tóc thể nhẹ, 9 bệnh nhân (8,2%) rụng tóc thể trung bình, 8 bệnh nhân (7,3%) rụng tóc thể nặng, 3 bệnh nhân (4,7%) rụng tóc thể rất nặng và 6 bệnh nhân (5,5%) rụng toàn bộ da đầu. - 92 bệnh nhân (83,6%) rụng tóc từng mảng, 8 bệnh nhân (7,3%) rụng tóc dạng dải, 6 bệnh nhân (5,5%) rụng tóc toàn bộ và 4 bệnh nhân (3,6%) rụng tóc toàn thể. - Điểm SALT trung bình của 110 bệnh nhân là 20,03. Số tổn thương trung bình của 110 bệnh nhân là 6,32. - Tổn thương móng gặp ở 14 bệnh nhân (12,7%) - Xét nghiệm ANA/Hep2 dương tính ở 3 bệnh nhân (4,1%) 2. Kết quả điều trị rụng tóc từng mảng thể nhẹ bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi Clobetasol propionate 0,05% - Tỉ lệ tóc mọc tốt ở nhóm xịt ni tơ và bôi kem Clobetasol propionate 0,05% là 87,1%, cao hơn nhóm bôi kem Clobetasol propionate 0,05% là 65,2% với độ tin cậy trên 99,999%. - Các chỉ số mật độ tóc, tỉ lệ tóc trưởng thành, tỉ lệ tóc telogen, tỉ lệ tóc chấm than, chấm đen, chấm vàng, tóc tơ, tóc gãy ở nhóm xịt ni tơ và bôi kem Clobetasol propionate 0,05% đều cải thiện nhanh và tốt hơn nhóm bôi kem Clobetasol propionate 0,05%. - Tỉ lệ tóc mọc tốt khi điều trị bằng xịt ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0.05% ở các tổn thương mới và cũ là như nhau. - Tỉ lệ tóc mọc tốt tỉ lệ nghịch với diện tích tổn thương. - Các tác dụng không mong muốn hay gặp là đỏ da, rát, đau. Không có tác dụng phụ toàn thân nào được ghi nhận. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về tóc 3 1.1.1. Cấu trúc giải phẫu và quá trình sinh trưởng của tóc 3 1.1.2. Phân loại rụng tóc 5 1.2. Bệnh rụng tóc từng mảng 5 1.2.1. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh 5 1.2.2. Biểu hiện lâm sàng của RTTM 15 1.2.3. Cận lâm sàng 17 1.2.4. Chẩn đoán 19 1.2.5. Điều trị rụng tóc từng mảng 20 1.3. Đại cương về Clobetasol propionate 23 1.3.1. Cấu trúc hóa học Clobetasol propionate 23 1.3.2. Cơ chế tác dụng của Clobetasol propionate 24 1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định của Clobetasol propionate 24 1.3.4. Các tác dụng bất lợi của Clobetasol propionate 24 1.3.5. Clobetasol propionate trong điều trị rụng tóc từng mảng 25 1.4. Đại cương về Ni tơ lỏng 26 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng trong y học 26 1.4.2. Cơ chế tác động của liệu pháp lạnh 27 1.4.3. Kỹ thuật phun ni tơ lỏng trong điều trị các tổn thương da 29 1.4.4. Chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng 30 1.4.5. Các tác dụng bất lợi của liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng 30 1.4.6. Ứng dụng của liệu pháp lạnh bằng ni tơ lỏng trong điều trị rụng tóc từng mảng 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 34 2.3.2. Cỡ mẫu 34 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 36 2.3.4. Vật liệu nghiên cứu 36 2.4. Các bước tiến hành 36 2.4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh rụng tóc từng mảng 36 2.4.2. Điều trị rụng tóc từng mảng thể nhẹ bằng ni tơ lỏng dạng xịt kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05% 37 2.4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị 39 2.5. Biến số, công cụ và phương pháp thu thập 41 2.6. Quản lý và phân tích số liệu 46 2.7. Khống chế sai số 46 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 46 2.9. Hạn chế của đề tài 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 49 3.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh rụng tóc từng mảng 49 3.1.1. Đặc điểm về giới 49 3.1.2. Đặc điểm về tuổi 49 3.1.3. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 50 3.1.4. Đặc điểm về tiền sử bệnh lý 50 3.1.5. Đặc điểm về tiền sử gia đình 51 3.1.6. Các yếu tố liên quan đến bệnh 51 3.1.7. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 52 3.1.8. Phân bố kiểu hình rụng tóc và lứa tuổi 55 3.1.9. Tỉ lệ tổn thương móng ở các kiểu hình rụng tóc 56 3.1.10. Xét nghiệm ANA/Hep2 56 3.2. Hiệu quả điều trị rụng tóc từng mảng bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05%. 57 3.2.1. Một số đặc điểm của nhóm điều trị 57 3.2.2. Thay đổi về diện tích tóc rụng trên lâm sàng 60 3.2.3. Thay đổi về mật độ tóc trên Dermoscopy 61 3.2.4. Thay đổi về tỉ lệ tóc thoái triển ở vùng tóc rụng trên Dermoscopy 62 3.2.5. Thay đổi về tỉ lệ tóc trưởng thành trên Dermoscopy 63 3.2.7. Các thời điểm tóc mọc lại trên lâm sàng 65 3.2.8. Kết quả điều trị rụng tóc từng mảng 66 3.2.9. Kết quả theo thời gian mắc bệnh ở hai nhóm điều trị. 67 3.2.10. Kết quả theo diện tích tóc rụng ở hai nhóm điều trị 68 3.2.11. Mối liên quan giữa diện tích vùng tóc rụng và khả năng tóc mọc tốt sau điều trị xịt ni tơ và bôi kem Clobetasol propionate 0,05%. 69 3.2.12. Tác dụng không mong muốn ở nhóm xịt ni tơ lỏng và bôi kem Clobetasol propionate 0,05% 70 3.2.13. Tác dụng không mong muốn ở nhóm bôi kem Clobetasol propionate 0,05% 71 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 73 4.1. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh rụng tóc từng mảng 73 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 73 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của rụng tóc từng mảng 78 4.2. Kết quả điều trị rụng tóc từng mảng bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05% 82 4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm điều trị 82 4.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị trên lâm sàng 84 4.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị qua dermoscopy 87 4.2.4. Kết quả điều trị rụng tóc từng mảng bằng xịt ni tơ và bôi kem Clobetasol propionate 0,05% 92 4.2.5. Tác dụng không mong muốn. 97 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Rụng tóc từng mảng | vi_VN |
dc.subject | Ni tơ lỏng | vi_VN |
dc.title | Điều trị rụng tóc từng mảng bằng ni tơ lỏng kết hợp bôi kem Clobetasol propionate 0,05% | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyễn Thùy Linh CKII.docx Restricted Access | 9.67 MB | Microsoft Word XML | ||
Nguyễn Thùy Linh CKII.pdf Restricted Access | 4.98 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.