Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4184
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Văn Hợp-
dc.contributor.authorĐặng, Mai Hường-
dc.date.accessioned2022-12-01T09:36:23Z-
dc.date.available2022-12-01T09:36:23Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4184-
dc.description.abstractChẩn đoán tế bào học ngày càng được chấp nhận như chẩn đoán xác định. Điều quan trọng là không chỉ trong chẩn đoán tổn thương lành hay ác tính mà còn giúp xác định giai đoạn và tiên lượng bệnh 1. Tế bào học đã và đang có xu hướng phát triển hơn nữa bởi các ưu điểm nhanh, đơn giản, ít xâm lấn, cho kết quả sớm. Đối với xét nghiệm tế bào học dịch tràn, các phòng xét nghiệm thường sử dụng kỹ thuật phết lam thông thường (PLTT) và/ hoặc kỹ thuật khối tế bào (KTB). PLTT gợi ý về tổn thương viêm, lao, ung thư,… Tuy nhiên, kỹ thuật PLTT có thể khó khăn do hình ảnh chồng chéo, bỏ qua một lượng cặn lớn mà không được nghiên cứu thêm nhưng có thể chứa thông tin chẩn đoán có giá trị 2 hoặc không thể thực hiện các kỹ thuật để chẩn đoán phân biệt, định typ, xác định nguồn gốc. Kỹ thuật KTB có nhiều ưu điểm hơn so với PLTT. Trước hết, KTB được xử lý và lưu giữ như bệnh phẩm mô đúc nến. Do đó, ta có thể chuẩn bị được nhiều tiêu bản giống nhau để nhuộm theo các kỹ thuật đặc biệt như hóa mô miễn dịch, kỹ thuật phân tử…3. Trong các kỹ thuật xét nghiệm tế bào dịch tràn, việc thất thoát tế bào cần tìm là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chẩn đoán. Ở bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, xét nghiệm tế bào học dịch tràn là một trong những khảo sát hữu ích nhất, đặc biệt khi nghi ngờ có bệnh ác tính. Theo nghiên cứu của Theerada A và cộng sự, tràn dịch màng phổi ác tính cho kết quả chẩn đoán của PLTT và KTB lần lượt là 61,2% và 61,9%; PLTT và KTB kết hợp là 71,2% 4. Hiện nay, nhiều phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh tại Việt Nam chưa có đầy đủ phương tiện, hóa chất như một số quy trình của nước ngoài, nên đã xây dựng quy trình kỹ thuật PLTT và KTB không phụ thuộc vào hóa chất như Gel, Gelatin hay một số dụng cụ chuyên biệt để phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào so sánh kết quả chẩn đoán tế bào học trong TDMP ác tính mà ít tìm hiểu về sự ảnh hưởng của hai kỹ thuật này đến chất lượng chẩn đoán. Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả chẩn đoán tế bào học dịch màng phổi bằng kỹ thuật phết lam thông thường và khối tế bào”. Với 2 mục tiêu như sau: Nhận xét kết quả chẩn đoán tế bào học dịch màng phổi bằng kỹ thuật phết lam thông thường và khối tế bào tại bệnh viện E. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán tế bào học dịch phết lam thông thường.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tế bào học dịch tràn 3 1.2. Kỹ thuật tế bào học dịch tràn 4 1.2.1. Khái niệm kỹ thuật tế bào học dịch tràn 4 1.2.2. Kỹ thuật phết lam thông thường 4 1.2.3. Kỹ thuật khối tế bào 9 1.3. Đặc điểm của tràn dịch màng phổi 13 1.3.1. Giải phẫu màng phổi 13 1.3.2. Mô học màng phổi 14 1.3.3. Các mạch máu và thần kinh của màng phổi 15 1.3.4. Sinh lý học màng phổi 15 1.3.5. Một số nguyên nhân gây TDMP 16 1.3.6. Phân loại TDMP 17 1.3.7. Dịch tễ học TDMP 18 1.3.8. Vai trò của chẩn đoán tế bào học trong TDMP 19 1.4. Chẩn đoán tế bào học dịch màng phổi 20 1.4.1. Tràn dịch lành tính 20 1.4.2. Tràn dịch ác tính 20 1.4.3. Phân loại và danh pháp tế bào học hô hấp 21 1.5. Các nghiên cứu về giá trị chẩn đoán tế bào học của PLTT và KTB trong TDMP 23 1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới 23 1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 25 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25 2.2. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 25 2.3.3. Quy trình kỹ thuật PLTT và KTB 26 2.3.4. Các biến số/ chỉ số trong nghiên cứu 28 2.3.5. Nhận định kết quả 31 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 32 2.4. Khống chế sai số và yếu tố nhiễu 32 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 34 3.2. Kết quả chẩn đoán của phương pháp PLTT và KTB 37 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán tế bào học PLTT 47 3.3.1. Chất lượng tiêu bản PLTT và KTB 47 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả PLTT 53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57 4.1.1. Phân bố theo giới 57 4.1.2. Phân bố theo tuổi 57 4.1.3. Đặc điểm về vị trí tràn dịch 58 4.1.4. Đặc điểm về thể tích dịch làm xét nghiệm 58 4.1.5. Đặc điểm về màu sắc dịch 59 4.1.6. Đặc điểm về độ đục dịch màng phổi 60 4.1.7. Đặc điểm về độ nhày của dịch màng phổi 60 4.2. Kết quả chẩn đoán của phương pháp PLTT và KTB 61 4.2.1. Kết quả chẩn đoán tế bào học dịch màng phổi 61 4.2.2. Đặc điểm tế bào học ác tính trên PLTT 63 4.2.3. Đặc điểm tế bào học ác tính trên KTB 65 4.2.4. Giá trị chẩn đoán của phương pháp PLTT, KTB 68 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán tế bào học PLTT 69 4.3.1. Khả năng chẩn đoán theo chất lượng tiêu bản PLTT và KTB 69 4.3.2. Liên quan giữa thể tích dịch làm xét nghiệm và kết quả PLTT 72 4.3.3. Liên quan giữa màu sắc dịch với kết quả tế bào học PLTT 73 4.3.4. Liên quan giữa độ đục dịch với kết quả tế bào học PLTT 74 4.3.5. Liên quan giữa khả năng chẩn đoán với kết quả tế bào học PLTT 75 KẾT LUẬN 76 KHUYẾN NGHỊ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectKhối tế bàovi_VN
dc.subjectphết lamvi_VN
dc.subjectdịch màng phổivi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả chẩn đoán tế bào học dịch màng phổi bằng kỹ thuật phết lam thông thường và khối tế bàovi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đặng Mai Hường-Caohoc29 file PDF.pdf
  Restricted Access
3.47 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Đặng Mai Hường-Caohoc29.docx
  Restricted Access
4.27 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.