Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4182
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Thị Thanh Hải | - |
dc.contributor.advisor | Nguyễn, Hải Hà | - |
dc.contributor.author | Hà, Văn Đại | - |
dc.date.accessioned | 2022-12-01T09:34:22Z | - |
dc.date.available | 2022-12-01T09:34:22Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4182 | - |
dc.description.abstract | COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng, ca bệnh đầu tiên xuất hiện từ ngày 17/11/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, kể từ đó đến nay đã lan nhanh trên toàn thế giới. Do sự gia tăng nhanh chóng về số ca nhiễm Covid-19 và sự lây lan không kiểm soát được trên toàn thế giới, nó đã được WHO tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần quan tâm quốc tế vào ngày 30 tháng 1 năm 2020 và tiếp tục được công bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3, 2020. Tính đến tháng 10 năm 2022, đại dịch COVID-19 đã có hơn 620 triệu trường hợp được xác nhận dương tính với hơn 6,5 triệu trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, tính đến tháng 10 năm 2022 số ca mắc đã vượt 11 triệu ca và có hơn 43 nghìn ca tử vong. Nhiều biến chủng của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ tử vong cao, như biến chủng Ấn Độ, biến chủng Anh. Trong số những ca nhiễm bệnh phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, một số ít bệnh nhân bị viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp, suy đa tạng, và thậm chí tử vong. Người ta ước tính rằng khoảng 10–15% bệnh nhân COVID-19 nhẹ chuyển sang nặng và 15–20% trường hợp nặng tiến triển trở nên nguy kịch, với nhiều người trong số những người thuộc loại nguy kịch cần được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).1 Những người có triệu chứng nặng thường có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch chiếm tỷ lệ cao. Thực tế thống kê tại Vũ Hán (Trung Quốc) tỷ lệ những người nhiễm SARS-CoV-2 có điều trị tăng huyết áp khá cao đặt ra nhiều giả thuyết về tính nhạy cảm và tiên lượng điều trị với COVID-19 ở những đối tượng này.2,3 Mức độ nhạy cảm của mỗi cá thể phụ thuộc vào khả năng xâm nhập của virus và thụ thể trên bề mặt tế bào giúp chúng xâm nhập. Các báo cáo đã khẳng định virus SARS-CoV-2 cũng như SARS-CoV xâm nhập vào cơ thể người bệnh nhờ thụ thể ACE2.4 Tuy nhiên, sự xâm nhập của virus không chỉ đòi hỏi sự gắn kết với thụ thể ACE2 mà còn phải bắt mồi protein S của virus bởi enzyme protease serine 2 (TMPRSS2) xuyên màng bằng cách phân cắt các protein S tại các vị trí S1/S2 và S’2 tạo điều kiện cho quá trình hợp nhất màng virus và vật chủ và xâm nhập vào tế bào.5 Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá sự tương quan mức độ biểu hiện TMPRSS2 với mức độ nặng của bệnh COVID-19. Kết quả nghiên cứu có thể giúp tiên lượng sớm, khoanh vùng, khuyến cáo những cá thể nhạy cảm nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể mở ra hướng điều trị đích đối với bệnh nhân COVID-19 bằng việc sử dụng thuốc ức chế biểu hiện hoặc liên kết cạnh tranh với TMPRSS2. Vì vậy nghiên cứu thực hiện đề tài “ Mức độ biểu hiện gen TMPRSS2 ở niêm mạc hầu họng trên bệnh nhân COVID-19” nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân COVID19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương 2. Khảo sát mức độ biểu hiện gen TMPRSS2 trên nhóm bệnh nhân mắc COVID19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1.Tổng quan về SARS-CoV-2 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch tễ học COVID-19 3 1.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của COVID-19 4 1.1.3. Cấu trúc cấu tạo của virus SARS-CoV-2 8 1.1.4. Sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào vật chủ 10 1.2. Chức năng TMPRSS2 12 1.3. Kỹ thuật xác định mức độ biểu hiện gen 16 1.3.1 Kỹ thuật Multiplex ARMS-PCR 16 1.3.2. Kỹ thuật Realtime-PCR 17 1.4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước: 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21 2.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu 22 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 23 2.6. Sơ đồ nghiên cứu 24 2.7. Kỹ thuật tách RNA 25 2.8. Tổng hợp cDNA bằng RT-PCR 26 2.9. Kỹ thuật Real time PCR xác định mức độ biểu hiện gen 26 2.10. Quản lý và phân tích số liệu 28 2.11. Đạo đức trong nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 29 3.1. Đặc điểm Lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 29 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 30 3.3. Kết quả biểu hiện TMPRSS2 giữa các nhóm bệnh 31 CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 32 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 33 DỰ TOÁN KINH PHÍ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | COVID-19, TMPRSS2, biểu hiện gen, | vi_VN |
dc.title | Mức độ biểu hiện gen TMPRSS2 ở niêm mạc hầu họng trên bệnh nhân COVID-19 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Hà Văn Đại-Luận văn TMPRSS2.pdf Restricted Access | 2.94 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
LV TMPRSS2- Hà Văn Đại.docx Restricted Access | 1.24 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.