Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4178
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS Trần Thị Hải Vân-
dc.contributor.authorLê Thị Thu Hà-
dc.date.accessioned2022-12-01T09:31:04Z-
dc.date.available2022-12-01T09:31:04Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4178-
dc.description.abstractHội chứng thắt lưng hông do thoái hóa côt sống là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến, ngày nay các độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nghiên cứu của chúng tôi đã được thiết kế để đánh giá mức độ đau và cải thiện chức năng vận động cột sống thắt lưng của phương pháp châm cứu theo công thức huyệt Giáp tích L1 đến L5 và công thức huyệt 8, kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được điều trị theo liệu trình kéo dài 14 ngày. Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh trước sau. Tổng số 50 bệnh nhân đã mắc hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống được điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã được tuyển chọn tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống trong nghiên cứu: - Nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 48%.- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ chiếm 54% và tỷ lệ nam chiếm 46%. - Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có thời gian đau thắt lưng nhỏ hơn 1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 46% ở cả nam giới và nữ giới 2. Phương pháp điện châm sử dụng công thức huyệt Giáp tích L1 – L5 và nhóm huyệt 8 kết hợp Xoa bóp bấm huyệt vùng CSTL có hiệu quả trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.- Tác dụng giảm đau: Mức độ đau theo thang điểm VAS giảm từ 5,94 ± 1,35 (điểm) xuống còn 1,50 ± 1,33 (điểm), p < 0,05. - Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng: Độ giãn cột sống thắt lưng trung bình theo Schöber tăng từ 11,64 ± 0,86 (điểm) lên 13,76 ± 0,65 (điểm) p < 0,05. - Cải thiện khoảng cách tay đất: Khoảng cách tay đất trung bình giảm từ 20,42 ± 5,12 (điểm) xuống còn 7,98 ± 4,65 (điểm), p < 0,05. - Cải thiện tầm vận động CSTL: Tầm vận động CSTL ở cả 3 động tác: Gấp, duỗi, nghiêng bên đau các bệnh nhân tham gia nghiên cứu tăng cao hơn so với thời điểm trước điều trị, p < 0,05.- Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: Điểm hạn chế chức năng (ODI) trung bình của bệnh nhân tham gia nghiên cứu giảm từ 12,92 ± 2,78 (điểm) xuống còn 3,16 ± 3,26 (điểm), p < 0,05. - Cải thiện triệu chứng YHCT: giảm tỷ lệ đau vùng lưng, ngủ kém, rêu lưỡi trắng nhớt so với trước điều trị.- Hiệu quả điều trị: Sau điều trị bệnh nhân tham gia nghiên cứu đạt tỷ lệ tốt: 66,0%, khá 16,0%, trung bình 12,0% và kém 6%. Sự khác biệt phân loại kết quả điều trị theo mức tốt, khá, trung bình, kém tại các thời điểm trước điều trị và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 3. Theo dõi tác dụng không mong muốn: Phương pháp điện châm huyệt Giáp tích L1 – L5 và nhóm huyệt 8 kết hợp xoa bóp bấm huyệt không gây ra tác dụng không mong muốn như vựng châm, tụ máu tại chỗ, nhiễm trùng, sẩn ngứa vùng châm, đau tăng sau khi xoa bóp cho bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh ổn định trong quá trình điều trị. Các kết quả nêu trên cho thấy công thức huyệt nêu trên Phương pháp điện châm các huyệt Giáp tích L1 – L5 và nhóm huyệt 8 kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống là phương pháp đơn giản, an toàn, có tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng và nên được áp dụng vào thực hành lâm sàng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. ĐAU THẮT LƯNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại đau thắt lưng 3 1.1.3. Nguyên nhân của đau vùng thắt lưng 4 1.2. ĐAU THẮT LƯNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 11 1.2.1. Bệnh danh 11 1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh 11 1.2.3. Các thể lâm sàng 12 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRONG NGHIÊN CỨU 15 1.3.1. Phương pháp điện châm 15 1.3.2. Phương pháp Xoa bóp bấm huyệt 19 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC 22 1.4.1. Trên thế giới 22 1.4.2. Tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 25 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25 2.3. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 26 2.3.1. Chất liệu nghiên cứu 26 2.3.2. Phương tiện nghiên cứu 26 2.3.2. Thuốc cứu trợ 27 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28 2.4.3. Quy trình nghiên cứu 28 2.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 31 2.5.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 31 2.5.2. Các chỉ tiêu lâm sàng 31 2.5.3. Đánh giá các tác dụng không mong muốn 31 2.5.4. Cách đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể 31 2.6. KHỐNG CHẾ SAI SỐ 37 2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 37 2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 39 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 40 3.1.3. Phân bố thời gian đau thắt lưng của bệnh nhân trước điều trị 40 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 41 3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS 41 3.2.2. Sự thay đổi độ giãn cốt sống thắt lưng theo Schöber 43 3.2.3. Sự thay đổi khoảng cách tay đất 45 3.2.4. Sự thay đổi tầm vận động gấp cột sống thắt lưng 47 3.2.5. Sự thay đổi tầm vận động duỗi cột sống thắt lưng 49 3.2.6. Sự thay đổi tầm vận động nghiêng bên đau cột sống thắt lưng 51 3.2.7. Sự thay đổi mức độ co cơ 53 3.2.8. Sự thay đổi chỉ số ODI 54 3.2.9. Sự thay đổi về triệu chứng YHCT 56 3.2.10. Số ngày sử dụng meloxicam trong điều trị 57 3.2.11. Đánh giá kết quả điều trị chung 57 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ 58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 59 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 59 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 60 4.1.3. Phân bố thời gian đau thắt lưng của bệnh nhân trước điều trị 61 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 62 4.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS 62 4.2.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng 64 4.2.3. Sự cải thiện co cơ vùng cột sống thắt lưng sau điều trị. 68 4.2.4. Đánh giá kết quả chung qua sự cải thiện về chức năng sinh hoạt hàng ngày theo Oswestry 68 4.2.5. Đánh giá sự thay đổi triệu chứng về y học cổ truyền 69 4.2.6. Đánh giá kết quả chung 70 4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN LÂM SÀNG CỦA PHƯƠNG PHÁP 78 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectĐiện châm, Giáp tích L1 - L5, Xoa bóp bấm huyệt, Thoái hóa cột sống thắt lưngvi_VN
dc.titleĐánh giá tác dụng của điện châm Giáp Tích L1 - L5 và nhóm huyệt 8 kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóavi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LÊ THỊ THU HA - CH29 Y học cổ truyền.rar
  Restricted Access
Đánh giá tác dụng của điện châm Giáp tích L1 - L5 và nhóm huyệt 8 kết hợp Xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa3 MBWinRAR Compressed Archive


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.