Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4145
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐỗ, Thị Khánh Hỷ-
dc.contributor.authorTrần, Thị Hậu-
dc.date.accessioned2022-11-29T07:07:04Z-
dc.date.available2022-11-29T07:07:04Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4145-
dc.description.abstractNgã được báo cáo là một trong những sự cố bất lợi nghiêm trọng thường xảy ra nhất ở đối tượng người bệnh cao tuổi nội trú. Phòng ngừa ngã là một trong những mục tiêu quan trọng mà Tổ chức Y tế Thế giới muốn hướng tới. Đánh giá mức độ nguy cơ ngã là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện, liên quan đến an toàn người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc đánh giá nguy cơ ngã sẽ cung cấp cho nhân viên y tế thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh, nhằm góp phần phòng ngừa hoặc giảm tỷ lệ ngã trong bệnh viện. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá nguy cơ ngã JHFRAT là một trong những thang điểm được áp dụng trên nhiều bệnh viện trên toàn thế giới đã được chứng minh hiệu quả trong việc đánh giá nguy cơ ngã. Qua nghiên cứu trên 260 người cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022, chúng tôi thu được những kết quả sau: Tỷ lệ nguy cơ ngã trung bình và cao theo thang điểm JHFRAT là 72,3%. 45,0% đối tượng nghiên cứu có tiền sử ngã và 25,0% có tiền sử ngã trong vòng 12 tháng, 28,8% có tiền sử ngã trong vòng 6 tháng, 10,0% có ngã nhiều lần và trong đó 54,9% có chấn thương. 63,6% đối tượng sử dụng trên 4 loại thuốc, trong đó 29,2% sử dụng từ 2 loại thuốc có nguy cơ ngã cao. Tỷ lệ suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và hoạt động hàng ngày có dụng cụ ở các đối tượng nghiên cứu là 70,8%. 10,0% có tiểu gấp, thường xuyên buồn tiểu; 76,5% sử dụng 1 dụng cụ chăm sóc (truyền tĩnh mạch); 41,1% sử dụng 1 loại và 29,2% sử dụng trên 2 loại thuốc có nguy cơ ngã cao; 15,8% di chuyển cần sự trợ giúp và 35,8% di chuyển với dáng đi không ổn định, phải vịn vào tường hoặc thành giường. Tỷ lệ nguy cơ ngã cao hơn ở nhóm tuổi trên 80, có tình trạng độc thân/ ly dị/ ly thân hoặc góa. Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não có tỷ lệ nguy cơ ngã cao hơn so với nhóm không mắc tăng huyết áp hoặc tai biến mạch máu não. Tỷ lệ nguy cơ ngã ở nhóm có tiền sử ngã cao hơn so với nhóm không có tiền sử ngã. Có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và chức năng hoạt động với dụng cụ có tỷ lệ nguy cơ gây ngã cao hơn với bình thường. Không thấy mối liên quan giữa trầm cảm với nguy cơ ngã.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về ngã 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Dịch tễ học ngã ở người cao tuổi 3 1.1.3. Hậu quả ngã ở người cao tuổi 3 1.1.4. Các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã 4 1.1.5. Dự phòng ngã 7 1.2. Công cụ đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi nội trú 10 1.2.1. Các công cụ đánh giá nguy cơ ngã trên người cao tuổi nội trú 10 1.2.2. Công cụ đánh giá nguy cơ ngã Johns Hopkins ở người cao tuổi nội trú (JHFRAT) 12 1.3. Một số nghiên cứu về nguy cơ ngã và các yếu tố liên quan trên NCT 16 1.3.1. Trên thế giới 16 1.3.2. Tại Việt Nam 17 1.4. Một số thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung ương 17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 19 2.3.2. Cỡ mẫu: 19 2.3.3. Chọn mẫu 20 2.3.4. Công cụ thu thập số liệu 20 2.3.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 21 2.3.6. Phương pháp thu thập số liệu 22 2.3.7. Quy trình nghiên cứu 23 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá 23 2.4.1. Đặc điểm lâm sàng: 23 2.4.2. Ngã và đánh giá nguy cơ ngã 24 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 28 2.6. Đạo đức nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30 3.1.1. Các thông tin chung về tuổi, giới, yếu tố môi trường, xã hội 30 3.1.2. Tình hình hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng nhiều thuốc 31 3.2. Đặc điểm lão khoa 32 3.2.1. Đặc điểm về số bệnh lý, chỉ số nhân trắc, tình trạng dinh dưỡng 33 3.2.2. Các bệnh thường gặp 33 3.2.3. Một số đặc điểm lão khoa 35 3.3. Đặc điểm về ngã và đánh giá nguy cơ ngã 36 3.3.1. Tiền sử ngã 36 3.3.2. Đặc điểm nguy cơ ngã theo JHFRAT 38 3.3.3. Tỷ lệ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 39 3.4. Các yếu tố liên quan 40 3.4.1.Mối liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với mức độ nguy cơ ngã theo JHFRAT 40 3.4.2. Mối liên quan giữa tình hình hút thuốc, uống rượu, sử dụng nhiều thuốc với mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 42 3.4.3.Mối liên quan giữa các bệnh lý mắc phải với mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 44 3.4.4. Mối liên quan giữa đặc điểm lão khoa đến mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 46 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 48 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 48 4.1.1. Tuổi, giới, các yếu tố môi trường, xã hội 48 4.1.2. Thói quen hút thuốc lá uống rượu, sử dụng thuốc và sử dụng dịch vụ y tế 51 4.2. Các đặc điểm lão khoa 52 4.2.1. Đặc điểm về số bệnh lý, chỉ số nhân trắc, tình trạng dinh dưỡng 52 4.2.2. Các bệnh thường gặp của nhóm đối tượng nghiên cứu 54 4.2.3. Một số đặc điểm lão khoa 55 4.3. Đặc điểm về ngã và nguy cơ ngã 56 4.3.1. Đặc điểm về tiền sử ngã 56 4.3.2. Tỷ lệ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 58 4.3.3. Đặc điểm các nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 59 4.4. Các yếu tố liên quan 61 4.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 61 4.4.2. Mối liên quan giữa tình hình hút thuốc, uống rượu, sử dụng nhiều thuốc với mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 62 4.4.3. Mối liên quan giữa các bệnh lý mắc phải với mức độ nguy cơ ngã theo thang điểm JHFRAT 62 4.4.4. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lão khoa đến mức độ nguy cơ ngã theo JHFRAT 64 KẾT LUẬN 65 KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNgã, nguy cơ ngã, nội trú, cao tuổi, JHFRAT, John Hopkins Fall Risk Assessment Toolvi_VN
dc.titleNguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan trên người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luan van Tran Thi Hau.docx
  Restricted Access
448.53 kBMicrosoft Word
Luan van Tran Thi Hau.pdf
  Restricted Access
1.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.