Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4120
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPHẠM HOÀNG, TUẤN-
dc.contributor.authorNGUYỄN VĂN, ĐÔNG-
dc.date.accessioned2022-11-28T02:56:58Z-
dc.date.available2022-11-28T02:56:58Z-
dc.date.issued2022-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4120-
dc.description.abstractMục tiêu: 1, Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang gãy xương hàm trên tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội từ 7/2021 đến 6/2022. 2, Nhận xét kết quả điều trị gãy xương hàm trên có sử dụng vít neo chặn cố định hàm ở nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả loạt ca bệnh trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm trên tại khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 7/2021 đến 6/2022. Kết quả nghiên cứu: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 24 (13-75 tuổi), nhóm tuổi từ 19-39 chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), phần lớn là nam giới (87.5%), trong đó tai nạn giao thông là chủ yếu xe máy (78.1%), xe đạp (18.8%). Triệu chứng mặt biến dạng và ấn có điểm đau chói hoặc khuyết bậc thang chiểm tỉ lệ cao nhất (93.8%), các triệu chứng khớp cắn sai, há miệng hạn chế (87.5%), bầm tím hoặc tụ máu quanh ổ mắt (81,3%). Hình ảnh phát hiện được trên phim xquang blondeau, hirtz, CT conbeam lần lượt là 81.3%, 40.6% và 100%. Tại thời điểm ra viện: Khuôn mặt cân đối hài hòa (87.5%), mặt biến dạng ít (12.5%). Vết mổ khô, không sưng nề, không đau (81.25%, vết mổ còn sưng nề, ít dịch, đau ít (18,75%), khớp cắn đúng (100%), đường gãy sát khít không di lệch (93.75%), đường gãy sát khít, di lệch ít <3mm (6.25%). Sau 3 tháng điều trị: về giải phẫu và chức năng 96.9% bệnh nhân đạt kết quả tốt, 3.1% bệnh nhân đạt kết quả khá, về thẩm mỹ 93.75% bệnh nhân đạt kết quả tốt, 6.25% bệnh nhân đạt kết quả khá. Không có trường hợp nào kết quả kém. Kết luận: Gãy xương hàm trên gặp chủ yếu ở nam giới (87.5%), nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 19 – 39 tuổi (50%) và nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (96.9%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp của gãy xương hàm trên là mặt biến dạng, ấn có điểm đau chói hoặc khuyết bậc thang có tỉ lệ cao nhất (93.8%), bầm tím tụ máu quanh ổ mắt (81.3%), há miệng hạn chế, khớp cắn sai (87.5). Các triệu chứng được phát hiện trên phim xquang thường quy là mờ xoang hàm chiếm tỉ lệ cao (81.3%), mất liên tục bờ xương (75%). Phim thường được sử dụng để phát hiện dường gãy là blondeau, hirtz, CT conbeam, trong đó phim có giá trị chẩn đoán cao nhất là CT conbeam (100%). Sau 3 tháng điều trị: về giải phẫu và chức năng có 96.9% bệnh nhân đạt kết quả tốt và 3.1% bệnh nhân đạt kết quả khá, về thẩm mỹ có 93.75% bệnh nhân đạt kết quả tốt và 6.25% bệnh nhân đạt kết quả khá. Không có trường hợp nào kết quả kém.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu hộp sọ 3 1.2. Giải phẫu xương hàm trên 5 1.2.1. Giải phẫu lâm sàng xương hàm trên 5 1.2.2. Mạch máu nuôi dưỡng xương hàm trên 7 1.2.3. Thần kinh chi phối xương hàm trên 8 1.3. Khớp cắn 9 1.4. Đặc điểm, cơ chế chấn thương gãy xương hàm trên 10 1.5. Phân loại gãy xương hàm trên 12 1.5.1. Gãy một phần xương hàm trên 12 1.5.2. Gãy toàn bộ xương hàm trên 13 1.5.3. Phân loại của Marciani (1993) 17 1.5.4. Phân loại của Bowerman (1994) 17 1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 17 1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 17 1.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng 18 1.7. Chẩn đoán và điều trị gãy xương hàm trên 20 1.7.1. Chẩn đoán gãy xương hàm trên 20 1.7.2. Điều trị gãy xương hàm trên 21 1.7.3. Các đường rạch phẫu thuật 26 1.7.4. Vị trí nẹp vít 29 1.7.5. Các phương pháp cố định hai hàm 30 1.8. Tiên lượng và biến chứng 34 1.8.1. Tiên lượng 34 1.8.2. Biến chứng 34 1.9. Tình hình nghiên cứu điều trị gãy xương hàm trên 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu 37 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 37 2.3.3. Biến số và các chỉ số nghiên cứu 38 2.3.4. Vật liệu-dụng cụ nghiên cứu 40 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 41 2.4.1. Thu thập các thông tin trước phẫu thuật 41 2.4.2. Thu thập các thông tin sau phẫu thuật 43 2.5. Xử lý số liệu 47 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục 48 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 48 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 49 3.2. Đặc điểm lâm sàng, xquang trước phẫu thuật 53 3.3. Kết quả khi ra viện 60 3.4. Kết quả sau 3 tháng 63 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 68 4.1.1. Độ tuổi 68 4.1.2. Giới tính 68 4.1.3. Nghề nghiệp và nguyên nhân gãy xương 69 4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng, xquang trước phẫu thuật. 69 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 69 4.2.2. Đặc điểm x quang trước phẫu thuật 70 4.2.3. Hình thái gãy xương hàm trên 71 4.2.4. Biên độ há miệng trước mổ 71 4.2.5. Mức độ chạm răng 2 hàm trước mổ 72 4.2.6. Phương pháp điều trị 72 4.3. Bàn luận về kết quả điều trị. 75 4.3.1. Kết quả khi ra viện 75 4.3.2. Kết quả sau điều trị 3 tháng 76 KẾT LUẬN 81 KHUYẾN NGHỊ 82vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectgãy xương hàm trênvi_VN
dc.subjectvít neo chặnvi_VN
dc.titleKết quả điều trị gãy xương hàm trên có sử dụng vít neo chặn cố định hàm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nộivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN VĂN ĐÔNG - Cao học.docx
  Restricted Access
Kết quả điều trị gãy xương hàm trên có sử dụng vít neo chặn cố định hàm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội40.43 MBMicrosoft Word XML
NGUYỄN VĂN ĐÔNG - Cao học.pdf
  Restricted Access
Kết quả điều trị gãy xương hàm trên có sử dụng vít neo chặn cố định hàm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội3.38 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.