Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4071
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Xuân, Hậu-
dc.contributor.authorLê Ngọc, Phúc-
dc.date.accessioned2022-11-24T03:46:47Z-
dc.date.available2022-11-24T03:46:47Z-
dc.date.issued2022-11-04-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4071-
dc.description.abstractUng thư tuyến giáp là bệnh lý ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, có tỉ lệ gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, với số ca mới mắc tăng gấp 3 lần tại Hoa Kỳ và Australia trong ba thập kỉ vừa qua1,2. Theo GLOBOCAN 2020 (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), ung thư tuyến giáp đứng thứ 9 ở cả hai giới, tỷ lệ nam/nữ là 1/3 với khoảng 586.202 ca mắc mới, tăng 2 bậc so với năm 20183. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao, bệnh đứng hàng thứ 9 với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 9,5/100.000 dân, tỷ lệ nam/nữ là 1/4. Trong đó, năm 2020 ghi nhận 5471 ca mới mắc và 642 ca tử vong do ung thư tuyến giáp3. Ung thư biểu mô tuyến giáp được chia thành hai nhóm mô bệnh học khác nhau về lâm sàng, phương pháp điều trị và tiên lượng là UTTG thể biệt hóa và UTTG thể không biệt hóa. Trong UTTG thể biệt hóa, UTTG thể nhú đứng đầu (80-85%)4. UTTG thể nhú thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi với tỷ lệ mắc cao nhất trong khoảng 40-60 tuổi. Đa số UTTG thể nhú biểu hiện bởi bướu giáp đơn độc, không đau ở cổ hoặc phát hiện tình cờ qua siêu âm. Nếu khối u xâm lấn rộng, bệnh nhân có thể đến khám với các triệu chứng như khàn tiếng, nuốt vướng hoặc cảm giác nặng nề ở cổ. UTTG thể nhú hay di căn hạch hơn UTTG thể nang. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) có vai trò quan trọng trong chẩn đoán UTTG thể nhú, điều trị UTTG thể nhú thì phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất, có tính quyết định đến kết quả điều trị5. Tuy nhiên phẫu thuật tuyến giáp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong thời gian dài, vì vậy cần được tiến hành tại các cơ sở chuyên sâu có kinh nghiệm. Phẫu thuật trong UTTG thể nhú bao gồm phẫu thuật cắt tuyến giáp gần toàn bộ hoặc phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ có hoặc không có nạo vét hạch cổ. Điều trị Iod phóng xạ sau đó được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể, dựa vào giai đoạn bệnh, tình trạng di căn hạch và di căn xa. Vì vậy, hiểu biết rõ hơn những đặc điểm bệnh học của UTTG thể nhú sẽ có giá trị trong chẩn đoán bệnh sớm và có thái độ điều trị thích hợp. Trong những năm gần đây, phẫu thuật UTTG đã được triển khai tại nhiều cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có Viện y học phóng xạ và u bướu quân đội, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này khi được áp dụng tại đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú tại Viện y học phóng xạ và u bướu quân đội” với hai mục tiêu sau: 1.Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú điều trị tại Viện y học phóng xạ và u bướu quân đội từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2021. 2.Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược về giải phẫu, mô học và sinh lý học tuyến giáp 3 1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp 3 1.1.2. Mô học 7 1.1.3. Sinh lý học tuyến giáp 8 1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng ung thư tuyến giáp thể nhú 9 1.2.1. Dịch tế học và các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp thể nhú 9 1.2.2. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú 10 1.3. Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú 17 1.3.1. Phẫu thuật 17 1.3.2. Điều trị I131 20 1.3.3. Điều trị hormon 21 1.3.4. Xạ trị 21 1.3.5. Điều trị đích 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh 22 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 22 2.3. Kết quả phẫu thuật. 26 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 26 2.5. Đạo đức nghiên cứu 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư tuyến giáp thể nhú 29 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 29 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 34 3.2. Kết quả điều trị 36 3.2.1. Phương pháp phẫu thuật 36 3.2.2. Đánh giá khối u và hạch sau phẫu thuật 37 3.2.3. Phân loại giai đoạn bệnh sau phẫu thuật 39 3.2.4. Thời gian rút dẫn lưu sau phẫu thuật. 40 3.2.5. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật. 40 3.2.6. Các biến chứng sau phẫu thuật trong 24 giờ, 72 giờ, 1 tuần. 41 3.2.7. Các biến chứng kéo dài sau phẫu thuật 41 3.2.8. Mối liên quan giữa các biến chứng và một số yếu tố phẫu thuật 42 3.2.9. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật. 43 Chương 4: BÀN LUẬN 45 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 45 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân 45 4.1.2. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 48 4.2. Kết quả phẫu thuật 53 4.2.1. Phương pháp phẫu thuật 53 4.2.2. Kích thước u sau phẫu thuật: 54 4.2.3. Di căn hạch 55 4.2.4. Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh 56 4.2.5. Thời gian rút dẫn lưu sau phẫu thuật. 56 4.2.6. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật. 57 4.2.7. Các biến chứng sau phẫu thuật trong 24 giờ, 72 giờ, 1 tuần. 57 4.2.8. Các biến chứng sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. 60 4.2.9. Liên quan giữa biến chứng với các phương pháp phẫu thuật 62 4.2.10. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật. 63 KẾT LUẬN 64 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Lý do vào viện 30 Bảng 3.2. Đặc điểm u tuyến giáp trên lâm sàng 32 Bảng 3.3: Đặc điểm hạch cổ trên lâm sàng. 33 Bảng 3.4. Đặc điểm u tuyến giáp trên siêu âm 34 Bảng 3.5. Phân loại TIRADS trên siêu âm tuyến giáp 35 Bảng 3.6. Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 35 Bảng 3.7. Xét nghiệm hormon tuyến giáp trước phẫu thuật 36 Bảng 3.8. Phân loại theo phương pháp phẫu thuật tuyến giáp và vét hạch cổ 36 Bảng 3.9. Phân loại vét hạch cổ theo vị trí vét hạch 37 Bảng 3.10. Đặc điểm u giáp sau phẫu thuật 37 Bảng 3.11. Kết quả di căn hạch sau phẫu thuật 38 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch cổ và các yếu tố nguy cơ 38 Bảng 3.13. Phân loại giai đoạn bệnh sau phẫu thuật 39 Bảng 3.14. Thời gian rút dẫn lưu sau phẫu thuật. 40 Bảng 3.15. Các biến chứng sau phẫu thuật trong 24 giờ, 72 giờ, 1 tuần. 41 Bảng 3.16. Các biến chứng kéo dài sau phẫu thuật 41 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tỉ lệ khàn tiếng và các yếu tố 42 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tỉ lệ tê bì co rút tay chân và các yếu tố 42 danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. 29 Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới. 30 Biểu đồ 3.3. Thời gian phát hiện bệnh đến khi vào viện 31 Biểu đồ 3.4: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật. 40 Biểu đồ 3.5: Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật 1 tuần. 43 Biểu đồ 3.6: Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. 44 Danh mục HÌNH Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn từ trước 3 Hình 1.2. Phân nhóm hạch cổ từ nhóm I đến VI 6vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học y Hnvi_VN
dc.subjectUng thư tuyến giápvi_VN
dc.subjectthể nhúvi_VN
dc.titleKết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú tại Viện y học phóng xạ và u bướu quân độivi_VN
dc.title.alternativeUng thư tuyến giápvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV. UNG THƯ, LÊ NGỌC PHÚC 17-11.pdf
  Restricted Access
Kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú tại Viện y học phóng xạ và u bướu quân đội1.62 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV. UNG THƯ, LÊ NGỌC PHÚC 31-10 IN 7Q (1).docx
  Restricted Access
Kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú tại Viện y học phóng xạ và U bướu quân đội890.3 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.