Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4059
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDư, Đức Thiện-
dc.contributor.authorĐỗ, Minh Trí-
dc.date.accessioned2022-11-23T08:30:56Z-
dc.date.available2022-11-23T08:30:56Z-
dc.date.issued2022-11-30-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4059-
dc.description.abstractU sau phúc mạc (SPM) là tập hợp các loại u phát triển ở khoang sau phúc mạc có nguồn gốc từ các mô chứa trong khoang sau phúc mạc (mô mỡ, cơ, mạch, thần kinh), từ tàn tích hoặc mô lạc chỗ của các lá phôi (ngoại bì, trung bì, nội bì), hoặc từ tế bào mầm. Chúng không bao gồm các tổn thương phát sinh từ các tạng sau phúc mạc (thận, tuyến thượng thận, đường bài xuất).1,2 U SPM thường hiếm gặp nhưng tỷ lệ ác tính là chủ yếu, chiếm khoảng 0,01-0,3% các khối u ở người lớn và 5% các khối u ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.3 Do vậy, chẩn đoán sớm u SPM giúp đề ra chiến lược điều trị hiệu quả.1 Cắt lớp vi tính (CLVT) đóng vai trò quan trọng trong phát hiện các khối u SPM. Bên cạnh các dấu hiệu về hình thái như kích thước, cấu trúc, vôi hoá, hoại tử, chảy máu, đặc điểm ngấm thuốc của khối u. CLVT còn cung cấp thông tin liên quan như khả năng xấm lấn tạng lân cận, di căn của các khối u ác tính giúp bác sĩ lâm sàng đề ra kế hoạch can thiệp phẫu thuật phù hợp.1 Trên CLVT, một số dấu hiệu đặc hiệu có thể giúp chẩn đoán bản chất mô bệnh học khối u như tỷ trọng mỡ, vôi hoá … Ngoài ra, hầu hết các trường hợp u SPM có đặc điểm không điển hình, rất khó chẩn đoán xác định dựa trên hình ảnh học, do đó cần phải chỉ định sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm mô bệnh học.2 Khoang SPM liên quan với nhiều cấu trúc quan trọng vì vậy việc sinh thiết không có phương tiện hướng dẫn kéo theo rất nhiều rủi ro. Sinh thiết mở được coi là tiêu chuẩn vàng với tỷ lệ chính xác cao cho phép tiếp cận trực tiếp tổn thương và lấy được mảnh bệnh phẩm lớn tuy nhiên cũng có tỷ lệ biến chứng tương đối cao và có thể bỏ sót các tổn thương nhỏ. Sinh thiết khoang SPM qua da dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đã chứng tỏ được tính ưu việt so với phương pháp sinh thiết mở.4 CLVT cũng là phương tiện thường được sử dụng trong sinh thiết tạng, đặc biệt là trường hợp các tổn thương nhỏ, nằm sâu hoặc vướng khí, khó tiếp cận khi dùng siêu âm hướng dẫn. Do vậy, CLVT thường được sử dụng trong sinh thiết các khối u SPM. Tuy nhiên, những khó khăn và nguy cơ biến chứng của kỹ thuật này vẫn chưa được nghiên cứu một các đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giá trị kỹ thuật sinh thiết dưới cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u sau phúc mạc” với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của một số loại u sau phúc mạc trên cắt lớp vi tính. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết u sau phúc mạc dưới cắt lớp vi tính.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. GIẢI PHẪU KHOANG SAU PHÚC MẠC 3 1.1.1. Khoang sau phúc mạc là một khoang ảo có: 3 1.1.2. Khoang cạnh thận trước 5 1.1.3. Khoang cạnh thận sau 5 1.1.4. Khoang quanh thận 5 1.1.5. Mạc quanh thận 5 1.1.6. Mặt phẳng gian cân 5 1.2. PHÂN LOẠI U SAU PHÚC MẠC 6 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CÁC KHỐI U SPM TRÊN CLVT 7 1.3.1. Khối u có nguồn gốc từ mô liên kết 8 1.3.2. Khối u có nguồn gốc từ mô mỡ 9 1.3.3. Các khối u có nguồn gốc từ mô cơ trơn 10 1.3.4. Các khối u có nguồn gốc từ mô cơ vân 10 1.3.5. Các khối u có nguồn gốc từ mạch máu và các u quanh mạch 11 1.3.6. Các khối u phát triển từ hạch bạch huyết 11 1.3.7. Các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh 12 1.3.8. Các khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm 14 1.3.9. Các khối u có nguồn gốc biệt hóa không rõ ràng 15 1.4. MÔ BỆNH HỌC CỦA MỘT SỐ U SAU PHÚC MẠC 16 1.4.1. Khối u có nguồn gốc từ mô liên kết 16 1.4.2. Các khối u có nguồn gốc từ mô mỡ 17 1.4.3. Các khối u có nguồn gốc từ mô cơ trơn 17 1.4.4. Các khối u có nguồn gốc từ mô cơ vân 17 1.4.5. Các khối u có nguồn gốc từ mạch và các khối u quanh mạch 18 1.4.6. Các khối u có nguồn gốc từ hạch bạch huyết 18 1.4.7. Các khối u có nguồn gốc từ tế bào thần kinh 19 1.4.8. Các khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm 19 1.4.9. Các khối u có nguồn gốc biệt hoá không rõ ràng 20 1.5. CÁC PHƯƠNG TIỆN HƯỚNG DẪN SINH THIẾT U SPM 20 1.5.1. X quang tăng sáng 20 1.5.2. Siêu âm 20 1.5.3. Cộng hưởng từ 21 1.5.4. Cắt lớp vi tính 21 1.6. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA SINH THIẾT U SPM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CLVT 22 1.6.1. Chỉ định 22 1.6.2. Chống chỉ định 22 1.7. KIM SINH THIẾT 22 1.8. KỸ THUẬT SINH THIẾT U SPM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CLVT 23 1.9. BIẾN CHỨNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SINH THIẾT U SPM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CLVT 24 1.10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 26 1.10.1. Các nghiên cứu trên thế giới 26 1.10.2. Các nghiên cứu trong nước 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 29 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.3.2. Mẫu nghiên cứu 29 2.3.3. Phương thức tiến hành 30 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 31 2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 32 2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 35 2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35 2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37 3.1.1. Tuổi 37 3.1.2. Giới tính 38 3.1.3. Phân loại u sau phúc mạc 39 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA MỘT SỐ U SAU PHÚC MẠC TRÊN CLVT 40 3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT SINH THIẾT U SPM DƯỚI CLVT 47 3.3.1. Biến chứng trong sinh thiết u SPM dưới CLVT 47 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết u SPM dưới CLVT 48 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 54 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 54 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 54 4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH MỘT SỐ U SAU PHÚC MẠC TRÊN CLVT 55 4.2.1. Kích thước khối u sau phúc mạc 55 4.2.2. Vị trí u sau phúc mạc 56 4.2.3. Đặc điểm cấu trúc của khối u sau phúc mạc 57 4.2.4. Đặc điểm hoại tử và chảy máu của khối u trên cắt lớp vi tính 57 4.2.5. Đặc điểm vôi hoá trong khối u SPM trên CLVT 59 4.2.6. Đặc điểm bờ khối u 59 4.2.7. Liên quan của khối u với mạch máu trên cắt lớp vi tính 60 4.2.8. Xâm lấn các tạng khác trên cắt lớp vi tính 61 4.2.9. Đặc điểm ngấm thuốc cản quang. 62 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA KĨ THUẬT SINH THIẾT U SAU PHÚC MẠC DƯỚI CẮT LỚP VI TÍNH 63 4.3.1. Biến chứng trong sinh thiết u SPM dưới CLVT 64 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết u SPM dưới CLVT 66 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại Học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectsinh thiếtvi_VN
dc.subjectu sau phúc mạcvi_VN
dc.titleNghiên cứu giá trị kỹ thuật sinh thiết dưới cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u sau phúc mạcvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV. ĐỖ MINH TRÍ IN NỘP.docx
  Restricted Access
Luận văn7.26 MBMicrosoft Word XML
LV. ĐỖ MINH TRÍ IN NỘP.pdf
  Restricted Access
Luận văn2.41 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.